CHUYỆN PHẢN BIỆN ĐỜI TỐNG
Lê Đức Thịnh
Lâu nay, tư duy phản biện xã hội hoặc các ý kiến đóng góp cho các vấn đề chung – nhất là các chuyện nhạy cảm - thường ít hoặc không có ý kiến phản hồi từ cấp trên.
Và sự việc rơi vào quên lãng.
Điều mà mọi người đều nhận ra là : “Ai nói cứ nói, ai làm cứ làm”; hoặc “Cấp trên có bao giờ sai” !
Ngoài ra cũng có cách hành xử theo kiểu im lặng để không ai nhận ra quan điểm, thái độ, trình độ của mình nhằm thuận lợi cho thăng tiến trong công việc sau này hoặc đảm bảo các lợi ích khác.
Tình cờ đọc trên mạng thấy có câu chuyện khá thú vị đời Bắc Tống làm mình liên tưởng đến kiểu “im lặng” như trên, bèn tipe - post lên đây để bạn bè xem chơi.
Chuyện như sau:
Một lần nước Nam Tống gửi sứ giả đến Bắc Tống. Nghe nói vị sứ giả này ăn nói rất giỏi, “phản biện” giỏi, tinh thông kinh sử khó ai bì kịp.
Theo phép bang giao thì Bắc Tống phải cử một người cũng giỏi tương tự để đối đáp cùng vị sứ giả kia. Nhiều quan trong triều không muốn nhận việc khó khăn đó.
Nhưng vua Tống thì bình thản nói “Hãy để ta dàn xếp”. Nói rồi vua ra lệnh tìm một người lính mù chữ - thật dễ dàng.
Vua bảo người lính mù chữ “người đại diện cho Bắc Tống và đi cùng với sứ Nam Tống để thăm thú đất nước”.
Quan trong triều rất lạ, tại sao để một người một chữ bẻ đôi không biết đi với sứ giả văn hay chữ tốt xứ Nam Tống. Vốn sợ vua nên không ai dám hỏi hay bình luận gì.
Khi vị sứ giả xứ Nam Tống nhìn thấy “quan lớn” của Bắc Tống liền thao thao bất tuyệt, trên trời dưới biển, khoe khoang hiểu biết về thơ văn. Đưa ra các vấn đề xã hội hai bên cùng quan tâm. Rồi ông ta lên án nhà Tống đem quân do thám, phá hoại láng giềng.
Thấy “quan lớn” kia không nói gì, có khi chỉ ậm ờ qua chuyện, vị khách chắc mẩm là đã thuyết phục được chủ nhà vì kiến thức sâu rộng và tài phản biện của mình.
Nhưng sau vài ngày thì ông ta hiểu đang “đem đàn mà gảy tai trâu” vì tay lính kia có biết gì mà nói. Y không gật mà cũng chẳng lắc, có chăng là gật gù ra vẻ đang tiếp thu, đang lắng nghe !
Khi hiểu ra sự thực, sứ giả Nam Tống tịt ngòi nổ.
Thật ra, xứ Bắc Tống thời đó thiếu gì người tài, có thể đối đáp với sứ giả Nam Tống. Nhưng nhà vua đã đưa một kế đơn giản, dùng kẻ mù chữ “nói chuyện” với người uyên thâm.
Tri thức bằng trời cũng phải chịu thua.
Thật là bi hài vì phần thắng lại thuộc về kẻ thất học.
1 nhận xét:
kha kha kha!
Đăng nhận xét