Mộc Nhân
Không có ngôn ngữ nào trên thế giới mà danh từ “thầy” lại đi kèm với một từ khác để chỉ người - nghề nghiệp vối thái độ tôn kính như trong Tiếng Việt: thầy giáo, thầy thuốc, thầy bói, thầy cúng, thầy cãi …
***
Thầy cúng thì được trọng vọng vì họ là cầu nối giữa người trần mắt thịt với thần linh, ma quỉ. Họ thay mặt gia chủ để cầu xin tài lộc, may mắn, vượt qua vận hạn … dù chuyện ấy có đến thật không thì chẳng có ai kiểm chứng.
Cả hai vị thầy bói và thầy cúng đều sống dựa vào lòng tin của con người đến mức mê tín mà thành dị đoan. Cho nên thật dễ hiểu khi các thầy này rơi vào con đường hư hỏng như lợi dụng khổ chủ để đạt được các mục đích về tiền bạc, xác thịt, hoặc lôi kéo dụ dỗ họ theo những con đường xấu. Những kẻ đi với ma quỉ thì hư hỏng cũng là tất yếu.
Sự hư hỏng của hai loại người này dù có gây hại về vật chất và tinh thần cho nạn nhân nhưng chỉ trong một vài cá nhân, ít để lại di chứng cho xã hội bởi đa số bọn họ là kẻ ít học, không có ảnh hưởng nhiều đến toàn xã hội.
***
Đáng sợ nhất là sự hư hỏng của kẻ có học, những thầy thuộc tầng lớp trí thức trong xã hội : thầy giáo và thầy thuốc.
Ngày nhỏ đi học, được thầy giáo kêu lên bục xóa bảng, hoặc sai đi giặt khăn lau bảng hoặc sai vặt gì đó là sung sướng, vinh hạnh vì thầy nhớ tên mình, gọi tên mình...
Trong con mắt trẻ thơ, thầy giáo thiêng liêng lắm. Người xưa nói: “Cái cao cả được gọi là cái thiêng liêng”. Thầy giáo ngày ấy là những người cao cả, vì cao cả nên thầy thật thiêng liêng với học trò. Bởi vậy có khi học trò bị roi đòn của thầy mà chúng cũng không hề oán giận, ca thán hay về mét lại với cha mẹ.
Khi dắt con đến cửa nhà thầy, người xưa nói: Đến ăn mày thầy dăm chữ để làm người!
Ôi sao mà cao cả, thiêng liêng quá!
Hồi ấy còn ngây thơ và quá thần tượng ông thầy nên đôi khi bọn trẻ còn bàn tán với nhau : không biết thầy có ăn cơm, tắm rửa, ngủ nghê như mọi người hay không; còn chuyện “ấy” của thầy ra sao, có như người thường không nhỉ ?
Thế mà bây giờ nói đến thầy cô giáo thì bọn trẻ tỏ thái độ khác hẳn : “bà ấy, ông ấy … thu tiền, cho điểm ép vì không học thêm … thế nọ, thế kia …” thật đau lòng không muốn kể thêm ra.
Thầy cô giáo đã hết cao cả thì làm sao còn thiêng liêng được ? Một thế hệ con trẻ đi học không có cảm nhận về cái thiêng liêng, lại thấy thầy cô giáo của mình là những kẻ thấp hèn vì đồng tiền mà lệch lạc trong ứng xử, vì đồng lương ốm đói mà bị xã hội thị trường tỏ ra thương hại thì làm sao mà cao cả được.
Ngày cuối năm tết đến, trong khi tiền thưởng của đối tượng làm công ăn lương trong xã hội là tiền triệu, tiền tỉ thì thầy giáo vùng quê được xã hội quan tâm với năm chục ngàn đồng và ít hạt dưa để cắn cho đỡ buồn. Và họ tự an ủi rằng “của ít lòng nhiều” !
Bạn Huỳnh Minh Tâm của tôi là nhà thơ, nhà giáo đã cảm nhận điều này một cách thẳng thắn và tinh tế rằng : "Sự quan tâm theo kiểu thương hại hoặc cho có đối với nhà giáo là một sự xúc phạm ! Có điều chúng ta đã quen với sự xúc phạm như thế nên không thấy tổn thương".
Thật là đúng và trúng, ai cũng cảm thấy như thế nhưng không ai nói được đến cái sâu thẳm của sự việc như HMT.
Bạn Huỳnh Minh Tâm của tôi là nhà thơ, nhà giáo đã cảm nhận điều này một cách thẳng thắn và tinh tế rằng : "Sự quan tâm theo kiểu thương hại hoặc cho có đối với nhà giáo là một sự xúc phạm ! Có điều chúng ta đã quen với sự xúc phạm như thế nên không thấy tổn thương".
Thật là đúng và trúng, ai cũng cảm thấy như thế nhưng không ai nói được đến cái sâu thẳm của sự việc như HMT.
***
Chuyện về sự hư hỏng của thầy giáo thì đau lòng, còn chuyện về sự hư hỏng của thầy thuốc thì tàn nhẫn. Ngày nào trên báo chí cũng có thông tin về việc bệnh nhân chết ở bệnh viện do sự tắc trách của các thầy thuốc. Có trường hợp người dân bức xúc, phẫn nộ kéo tới hỏi tội thì các vị “thầy thuốc như mẹ hiền” này đã hốt hoảng “bỏ áo trắng chạy lấy người.”
Rồi chuyện phong bì cho thầy thuốc, chuyện bác sĩ phẫu thuật, băng bột nhầm chỗ gây hai cho sức khỏe và tính mạng người bệnh … nghe não lòng.
Nếu bác sĩ cầm tiền từ tay bệnh nhân thì về tâm lý, hình ảnh của thầy thuốc “cứu nhân độ thế” hết thiêng mất rồi. Khi người bệnh đến với thầy thuốc, thì tâm trạng của họ là đến với một vị cứu nhân, họ tin tưởng giao cả sinh mệnh của mình cho thầy thuốc để được cứu. Nhiều vị lương y cho rằng không được để đồng tiền xuất hiện làm chất xúc tác giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Dù rằng thầy thuốc cũng như mọi người trong xã hội vẫn làm việc để kiếm tiền là chuyện bình thường nhưng đó phải là đồng tiền công xứng đáng và chính đáng.
***
Dù có nhiều thầy giáo, là tấm gương sáng vẫn giữ được sự kính trọng của bao thế hệ học trò; còn nhiều thầy thuốc như mẹ hiền vẫn giữ được sự kính trọng của người bệnh nhưng “SỰ HƯ HỎNG CỦA CÁC THẦY” không khỏi làm cho đời sống tinh thần và những giá trị đạo đức, nhân văn trong xã hội bị đảo lộn.
Đành rằng lỗi do cơ chế xã hội nhưng thiết nghĩ mỗi cá nhân, mỗi chủ thể cũng có phần trách nhiệm không thể đổ thừa cho ai.
Biết bao giờ thì những điều thiêng liêng cao cả mới trở lại trong xã hội chúng ta !
Biết bao giờ thì những điều thiêng liêng cao cả mới trở lại trong xã hội chúng ta !
Mộc Nhân – đầu năm 2012
3 nhận xét:
Càng đọc càng não lòng!
Biết thế
Lám sao bây chừ khi mà "hiền tài" chưa là nguyên khí của quốc gia
Cuối năm chia ngọt xẻ bùi cùng bạn và cứ hy vọng như nhà thơ Tố Hữu đã hy vọng: "nNgày mai trong giá trắng ngần
Cô thôi kiếp sống đầy thân giang hồ
Ngày mai bao lớp đời dơ
Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay
Cô ơi tháng rộng ngày dài
Mở ra đón lấy ngày mai huy hoàng"
Tố Hữu viết bài này năm 1938 mà nghe như mới viết hôm nay - Thế mới tài!
Bạn hãy đợi - Ngày mai...
Chúc bạn và gia đình năm mới an khang thịnh vượng - đầy nhà tiếng cười rộn ràng
MP
Cảm ơn MP đã đọc bài và chia sẻ.
Thật hạnh phúc khi bài mơi post lên một lúc đã có bạn bè xem ngay.
Chuc sức khỏe, hẹn gặp.
cần rất nhiều bài viết có ích, hay như vậy, nhìn sự vật ở nhều chiều, chúc các bạn tết vui, và hẹn gặp
Đăng nhận xét