23/4/13

339. NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG


Nguyễn Tất Thịnh phỏng dịch

Xưa nay Xấu nhiều, Tốt hiếm… nhưng Tốt luôn được ca tụng mà hướng tới, nhân bản. Xấu bị bài xích, lắm tai họa mà đi đến tự tuyệt… Xung quanh chúng ta là gì, nhiều điều Tốt không dễ nhìn thấy, cũng bởi hoàn cảnh xấu mà khó cảm để thông được…Nhưng nếu bước chân chúng ta đi tới, mở lòng mình ra, Thiện Tâm hơn…hóa ra điều Tốt vốn ngự trị trong mình mà rồi vì thế sẽ gặp được…

22/4/13

338.HÒ KHOAN XỨ QUẢNG: SẮC XUÂN DÂN GIAN ĐỘC ĐÁO

 Phạm Phú Sương
          
Nói đến Văn hoá Quảng nam không thể không nhắc đến văn nghệ dân gian. Trong các loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian xứ Quảng ngày xưa được ưa chuộng, nếu để chọn ra những món ăn đặc sản tinh thần không thể thiếu thì đó là diễn xướng bài chòi và Hò khoan đối đáp.
Bài chòi trước đây chỉ được tổ chức vào dịp Tết Nguyên Đán, nó hiếm hoi như vậy là vì mỗi lần tổ chức khá tốn kém, việc chuẩn bị cũng phải tỉ mẩn : "kép công " (...)

337. MỘT BÀI THƠ LẠ TRONG DÒNG THƠ “XUẤT BẢN MỒM” CỦA NGUYÊN ÂM

          Đinh Công Tôn         
Từ khi tập thơ Ước mơ gửi phía chân trời ra mắt bạn đọc, nhiều độc giả biết được một Nguyên Âm, lãng mạn, đa tình, yêu say đắm. Một tình yêu có trợ lực quá khứ tuổi học trò đầy đam mê với bóng hồng xao xuyến; một tình yêu dồn tụ trong hiện tại đầy nhiệt thành của con tim từng trải, đang lo sợ dòng thời gian cướp mất cõi yêu nên ngoài  ngũ tuần rồi vẫn la là trong khao khát yêu thương; một tình yêu chấp nhận đến sau, bao cú chót, yêu em không phân biệt sang hèn, địa vị... miễn sao trong mắt anh, em là tất cả.

336. NHỮNG NGÔI LÀNG ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM


(Tổng hợp từ nhiều nguồn)

1. LÀNG CHÂN DÀI  
Thôn Đình Tràng (xã Lam Hạ, Phủ Lý, Hà Nam) được gọi là "làng khổng lồ” do có rất nhiều người cao nổi trội, trong đó có hai anh em tuyển thủ bóng chuyền xuất sắc Ngô Văn Công (1,92m) và Ngô Văn Kiều (1,96m). Ở đây, nam giới có chiều cao 1,79 - 1,80m còn nữ giới cũng khối người cao 1,72 - 1,75m. Thôn Đình Tràng được bao bọc bởi con sông Châu Giang hiền hoà, có 272 hộ với hơn 1.300 nhân khẩu. Số nam, nữ thanh niên tuổi từ 15 đến 25 có khoảng 250 người thì 70% có chiều cao 1,70m trở lên.

17/4/13

335. CÁCH NHÌN MỚI VỀ NHÂN VẬT TRƯƠNG SINH

            Quốc Khánh
          
“Chuyện người con gái Nam Xương” trích trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong giai đoạn văn học thế kỉ XVI – XVII. Tác phẩm từ lâu đã  được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông. Các nhân vật trong truyện đều được đem ra phân tích một cách chi tiết, sâu sắc. Tuy nhiên, xưa nay, hầu hết chúng ta đều có cách nhìn nhận về nhân vật Trương Sinh trong truyện vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét một cách thấu đáo.

15/4/13

334. VỀ LẠI QUÊ HƯƠNG

                  * Thân tặng anh Nhân và chị Nết 
                                                            Những ngày về... 


                                      

12/4/13

333. VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI MIỀN NÚI QUA BÀI THƠ NÓI VỚI CON


           Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh 
         
Y Phương là nhà thơ người dân tộc Tày. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. Bài thơ “Nói với con” được Y Phương viết ở những chặng đường đầu tiên trong hành trình sáng tác nhưng đã thể hiện rất rõ phong cách thơ ông. Tác giả không chỉ phác họa hình ảnh thơ một cách ngẫu hứng mà dồn nén, chất chứa ý nghĩ, cảm xức đằng sau lớp vỏ ngôn từ; qua đó giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

11/4/13

332. NÓI THÊM VỀ CHUYỆN "NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG"


Nguyễn Đình Chú

Với loại “thiên cổ kỳ bút” như truyện "Người con gái Nam Xương" trong "Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ, dù đã được phân tích đánh giá nhiều nhưng thiết nghĩ vẫn có điều cần nói thêm. Bởi ở đây ngoài lớp giá trị lộ thiên, chỉ khéo khơi khơi một tí đã thấy, còn có lớp giá trị nằm sâu phía trong mà muốn khai thác thì bên cạnh cái mà mọi người quen nói là cảm thụ văn chương còn phải có thêm sự hỗ trợ của năng lực tư duy triết học và tư duy trừu tượng khoa học, trừ trường hợp với ai đó đã mở rộng nội hàm khái niệm năng lực cảm thụ văn chương để bao gồm cả hai điều vừa được nêu lên đó.

9/4/13

331. SỰ TÍCH RÉT NÀNG BÂN


Lã Duy Lan
           
Theo vòng tuần hoàn của trời đất, hàng năm ở miền Bắc và miền Trung nước ta, cứ đến đầu tháng Ba âm lịch lại thấy xảy ra những đợt rét. Có khi hai ba ngày. Có khi kéo dài cả tuần lễ.
Tháng Ba âm lịch thường tương đương với tháng Tư dương lịch, là lúc đã bắt đầu vào mùa Hạ. Nhìn lên bầu trời, thấy quang đãng, đôi khi lại le lói cả những tia nắng, vậy mà vẫn cứ rét. Rét mơn man ngoài thịt da. Nhưng cũng có khi rét thấm cả vào trong dạ.

8/4/13

330. NHỮNG BÀI HỌC CUỘC SỐNG

ST
1. Life isn't fair, but it's still good.
(Cuộc đời chưa hẳn đã đẹp nhưng nó vẫn còn tốt)
2. When in doubt, just take the next small step.
(Khi hoài nghi, chỉ việc bước tiếp một bước nhỏ nữa)
3. Life is too short to waste time hating anyone.
(Cuộc đời quá ngắn để mà phí thì giờ đi ghét ai đó)

6/4/13

329. DẠY VÀ HỌC MUÔN ĐỜI

              Phạm Lưu Vũ           
Cách đây chừng vài chục năm (cuối thế kỉ hai mươi), có những cuốn sách mà kẻ bình dân chỉ cần nghe đến tên đã… kinh, lại như vịt nghe sấm, cả đời chưa chắc đã mơ được nhìn thấy, đừng nói đến việc biết nó mô tê ra làm sao, bởi những sách ấy như chỉ có ở đâu đó trên… trời. Nó tồn tại giữa cõi đời này hình như chỉ để dành riêng cho những đại học giả, đại tác gia, những nhà đại nghiên cứu… dùng đến mà thôi. Nó là sở hữu độc quyền của những đại thư viện, đại bảo tàng, đại… gì gì đó giữa… không trung. Đó là những cái gì mà: “Tứ thư?, ngũ kinh?”, là : “Sử kí?, Toàn thư?, Cương mục?”, là “…Liệt quốc?, Xuân thu…?”, là “Bách gia chư Tử?”… vân vân và… vân vân.

328. CHUYỆN ĐỜI CONG, THẲNG VÀ TRONG, ĐỤC…


            Phạm Lưu Vũ
Trong kiệt tác kiếm hiệp kiêm chính trị cổ điển Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung tiên sinh từng ca ngợi cây dâu cổ thụ mọc trong sân nhà anh thợ đóng dép Lưu Bị là linh mộc, là hiện thân của phong thủy, đến nỗi bịa ra một ông thầy, đi qua nhìn thấy cái cây ấy bèn phán: “Cây dâu này mọc thẳng tắp, tán xoè như cái ô. Nhà ở dưới gốc cây này ắt sinh quý nhân“.  Quý nhân ấy chẳng phải Lưu Huyền Đức thì còn ai vào đây nữa. Cây dâu đó là cái ô Trời, là bản mệnh sự nghiệp của Lưu Bị sau này. Quả là về sau, Lưu Bị nhờ có cái bản mệnh ấy mà gặp được khối người ngay thẳng. Trong số đó, người quan trọng số 1 phải kể đến là vị quân sư Gia Cát Lượng (Khổng Minh).