28/5/13

354. DỄ VÀ KHÓ

 

Dễ là khi đánh giá lỗi lầm của người khác, nhưng khó là khi nhận ra sai lầm của chính mình.
Dễ là khi bạn có một chỗ trong sổ địa chỉ của một người, nhưng khó là khi bạn tìm được một chỗ trong trái tim của người đó.

25/5/13

353. LẬU CHỮ

          Nguyễn Hữu Hồng Minh
       
Kỳ Thư là một cây bút viết phê bình sắc sảo. Tuy nhiên độc giả vẫn cho ông là độc đoán, thiển cận, nhìn một chiều và khen chê phe cánh hẩu. Thật thế, đọc văn Kỳ Thư rất khó chịu. Khen ai thì khen tít trời xanh mà chê ai thì đào đất đổ đi. Chưa bao giờ thấy sự trung dung.
          Một hôm Kỳ Thư đi tìm Tàng Thư mà than: - “Ta viết phê bình lao tâm khổ trí. Vậy mà lành ít dữ nhiều! Ai cũng nói ta mắc bệnh lậu chữ khó chữa! Vậy lậu chữ là gì?” .

24/5/13

352. ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ KHÁT VỌNG



"Khi còn là một cậu bé phải cố gắng thích nghi với những khuyết tật của mình, tôi đã thật sai lầm khi nghĩ rằng không ai trên đời này phải chịu đựng những nỗi đau như tôi và rằng những khó khăn của tôi khủng khiếp đến mức không thể vượt qua nổi. Tôi cứ nghĩ rằng sự khuyết thiếu tứ chi của tôi là bằng chứng cho thấy Đấng Sáng Tạo không yêu thương tôi và rằng cuộc đời tôi chẳng có mục đích gì hết. Tôi cũng cảm thấy rằng tôi không thể chia sẻ gánh nặng của mình - không thể chia sẻ ngay cả với những người luôn yêu thương và quan tâm đến tôi. Tôi đã lầm. Tôi không hề đơn độc trong khó khăn và đau đớn. Quả thật trên đời này có nhiều người đã và đang phải đương đầu với những thách thức lớn hơn cả những gì mà tôi đã gặp.

23/5/13

351. SỐ PHẬN KHÔNG CÒN LÀ VẤN ĐỀ

                               Đinh Công Tôn
                                     * Thân tặng NICK VUJICIC  
                                       chàng trai người Úc, những ngày đến với Việt Nam.
                                   

                        Nick biến cuộc đời mình
                                     khuyết thành tròn
                        Mang viên mãn niềm tin cho cuộc sống
                       

22/5/13

350. SỨ MỆNH MỞ MANG ĐẦU ÓC CON NGƯỜI


            Phạm Toàn 
Nghĩ đến một sự nghiệp Giáo dục, tất phải nghĩ đến sứ mệnh mở mang đầu óc con người – bây giờ còn quen gọi là “khai phóng” – theo tinh thần khai mở, như từng được xướng xuất từ Phan Châu Trinh, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. 
Một nền giáo dục đúng nghĩa phải làm cho trí tuệ con em dân tộc mở mang, tự mình mở ra đón nhận tinh hoa của dân tộc và nhân loại. Nền giáo dục mở mang đó giúp tâm hồn con em ngày càng phong phú, cái tâm hồn như một thứ năng lượng cháy nóng bên trong mỗi cá nhân, tự thúc đẩy mình không bao giờ được đứng yên, không khi nào được ngừng tự mở mang.

20/5/13

349. TIẾNG GÀ TRƯA


         Mộc Nhân
Nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta thường nghĩ tới những vần thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, trong trẻo, giàu yêu thương. Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh trong  chương trình Ngữ văn 7, tập I là một trong những bài thơ như thế. Những câu thơ sáng trong, đằm lắng  mang cả kỉ niệm tuổi thơ mộc mạc khiến chúng ta nhớ mãi:

19/5/13

348. TẢN MẠN SINH NHẬT


            Mộc Nhân – Lê Đức Thịnh                              
Kỉ niệm sinh nhật tuổi ngũ thập: 19 tháng 5 - 2013
Có ai đó đã nói: “Đời người như con đường, khi bé thơ ta chập chững tập đi, thời thanh niên ta chạy, khi về già lại tập đi…”. Trên các chặng đường đó là những chuỗi thăng trầm đẩy con người xoay tít trong những đợt sóng vô hình, để thoát ra và vươn lên mỗi người phải có kinh nghiệm, bản lĩnh và chân lý của riêng mình…

15/5/13

347. NHỮNG CUỘC GẶP K81


Mộc Nhân
              Thân tặng những người bạn K81


Tôi khoái mấy thằng k81
Bạn của ai cũng thể bạn của mình
Gặp nhau nâng ly và chơi tới bến
Kể chuyện ngày xưa mà nhớ đinh ninh

12/5/13

346. HỌC NHƯ THẾ NÀO ?


            Ngô Bảo Châu
Bài nói chuyện với sinh viên ĐH Bách khoa về chủ đề "Học như thế nào?" trong khuôn khổ chuỗi các sự kiện Cầu nối ASEAN lần thứ tư do International Peace Foundation tổ chức, chiều 13/3 tại Hà Nội...
Tôi rất hay được các em học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh hỏi về “bí quyết học tập”. Tôi thường trả lời “Không có bí quyết gì cả. Quan trọng là niềm say mê.” Trả lời như vậy là một cách né tránh. Không sai nhưng cũng không đầy đủ. Tôi bắt buộc phải trả lời như thế khi mình chưa bao giờ suy nghĩ về vấn đề này một cách thấu đáo. Nhưng không thể nào né tránh được mãi câu hỏi này. Cũng không thể nào trút hết trách nhiệm lên đầu người khác bằng cách nói: “đây là chuyện chuyên môn của những người làm công tác nghiên cứu khoa học giáo dục”.

11/5/13

345. ĐÌNH TIỀN TẠC DẠ NHẤT CHI MAI


             Nguyễn Cẩm Xuyên
Trong lịch sử nước ta, triều Lý (1010-1225) là triều đại cường thịnh về quân sự, vững vàng về chính trị và rực rỡ về văn học. Mở đầu cho nền văn học viết, thơ văn đời Lý truyền lại được đến nay phần lớn chỉ ghi lại trong Thiền Uyển tập anh (1), tập sách do Thiền sư Kim Sơn thuộc Thiền phái Trúc lâm (2) viết vào năm 1337, đời Trần nhưng lại chủ yếu ghi hành trạng của các tăng sĩ đời Lý thuộc 03 dòng Thiền: Vô Ngôn Thông, Tỳ Ni Đa Lưu chi và Huệ phái Thiền sư Thảo Đường.

10/5/13

344. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỔNG HỢP SÚC VẬT


           Nguyễn Tất Thịnh
Bọn động vật trở nên càng ngày càng khó sống nổi với Con Người….từ nguyên nhân phá rừng, tăng trưởng kinh tế, làm thủy điện, ăn nhậu muông thú các kiểu đến các loại thuốc độc từ diệt cỏ đến trừ sâu…Thế này thì tuyệt diệt là rất cận kề…Tất cả đều bức xúc và lo sợ cho tương lai giống loài mình…
Ai ngờ, phát động phong trào liên kết động vật lại chính là Chuột…vì trong quá khứ chúng từng có kinh nghiệm tổ chức Hội đồng Chuột, điều chưa từng có loài nào đã trải qua trình độ đến vậy…

343. CÁI CÒ, GIẢI YẾM ĐÀO: HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN CHƯƠNG VIỆT


Thu Hương
             
Người phụ nữ trong văn học dân gian qua hình ảnh cái cò và giải  yếm đào là một hình ảnh tuyệt vời và lãng mạn. Hình ảnh một con cò bé nhỏ giữa trời nước mênh mông đang tuổi xuân thì còn bức tranh nào đẹp hơn về màu sắc, có chiều sâu suy tưởng.  Phải chăng đó là viễn ảnh một cuộc đời vất vả, gian nan, cô đơn?  Định mệnh người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời qua biểu tượng cái cò đã đi vào văn học Việt Nam.

342. VÌ SAO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CẦN 12 NĂM ?


Nguyễn Tiến Dũng
         
Gần đây, có một số ý kiến xuất hiện trên báo chí trong nước cho rằng chương trình giáo dục phổ thông 12 năm như hiện tại là “quá dài, thừa”, nên giảm bớt xuống chỉ còn 9-11 năm thôi. Bài viết này nhằm phản bác lại các ý kiến đó, và chỉ ra các lý do khách quan vì sao 12 năm lại là tối ưu cho chương trình giáo dục phổ thông đối với phần lớn học sinh.
Có một xu hướng rõ ràng trong giáo dục phổ thông trên thế giới là  đi theo hệ phổ thông 12 năm (không kể giai đoạn mẫu giáo), với độ tuổi trung bình tốt nghiệp phổ thông là 18 tuổi.  Đại đa số các nước dùng hệ 12 năm (thường chia thành 3 cấp, nhưng cũng có nơi chia thành 2 hay 4-5 cấp). Nhiều nước (trong đó có cả Việt Nam) trước kia đi theo các hệ giáo dục phổ thông khác, nay cũng dùng hệ 12 năm.

5/5/13

341. … LẢNG TRÁNH SỰ THẬT


               Nguyễn Hoàng Đức
           
Dù nói bay bướm, hay diễn văn hào hùng thế nào chúng ta cũng không thể lảng tránh sự thật nước Việt đang lạc hậu nghèo đói, cá chỉ số văn minh, nhân bản, kinh tế đang ở mức tụt hậu nhất thế giới, ngay với các nước trong khu vực cũng thua cả dăm thập niên hay một thế kỷ.

Một túi rác vứt bừa bên hè phố ở Hàn Quốc hay hay Đài Loan, người ta nghĩ ngay đó là những cô dâu người Việt, tại sao? Vì trước khi có các cô dâu Việt sang tá túc, người ta không có thói quen làm vậy. Một ổ trồng cần sa bằng đèn điện ở Tây Âu bị phát hiện nghi vấn đầu tiên lại hướng về người Việt, tại sao? 

340. ĐỪNG TƯỞNG !


Khuyết danh


Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Cứ trên là sáng cứ tu là hiền
Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ nhiều là được cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe là điếc không trông là mù