Mộc Nhân Lê
Đức Thịnh
LTS: Con dê cũng khiến người ta suy ngẫm và khái quát thành nhiều điều về con người và cuộc sống. Tuy nhiên, nói như nhà văn Nga Sêkhôp: Một con người sẽ tốt hơn nếu ta nói cho anh ta biết anh ta là người thế nào...”. Vậy nên nhìn nhận về “tính dê” cũng là cách để vượt qua những nhục dục, hướng con người đến những gì tốt đẹp hơn.
Theo “Việt Nam Tự điển” của Lê Văn Đức, thì “Dê là loài thú có sừng, có râu, lông nhiều và hôi, bốn móng thon nhọn, thích chồm phá để kiếm cỏ và dây leo để ăn”. Dê trong yếu tố Hán Việt là “dương”, hình ảnh con dê được mặc định trong câu ca:
***
Theo “Việt Nam Tự điển” của Lê Văn Đức, thì “Dê là loài thú có sừng, có râu, lông nhiều và hôi, bốn móng thon nhọn, thích chồm phá để kiếm cỏ và dây leo để ăn”. Dê trong yếu tố Hán Việt là “dương”, hình ảnh con dê được mặc định trong câu ca:
“Tuổi Mùi là con dê chà
Có
sừng, có gạc, râu ra um sùm”.
Dê
là con vật gần gũi với người như các gia súc khác. Cái tốt của dê thì nhiều: dê
hiền lành, dễ nuôi nên có câu "Giàu
nuôi chó, khó nuôi dê" chứng tỏ nuôi dê không tốn kém, không cần chuồng
trại, chỉ cần thả dê sống trên vùng đồi cỏ là dê kiếm ăn được. Thịt dê ngon, bổ
và được ưa chuộng vì nó là món ăn khá hấp dẫn được xem như một trong ba điều thú
vị của mày râu:
“Thế gian, ba sự khôn chừa
Rượu
nồng, dê béo, gái vừa đương tơ”.
(Ca
dao)
Dê
là một trong ba con vật thuộc bộ "tam
sinh" (bò, heo, dê) trong các lễ hội được dùng để tế thần và cũng là
thứ không thể thiếu được trong sính lễ:
“Cưới em tám vạn trâu bò
Bảy vạn dê lợn, chín vò rượu
tăm”.
Dê không chỉ nuôi để lấy thịt và sữa mà ngày xưa người ta
còn dùng dê để kéo xe nhẹ thay cho ngựa và trâu bò gọi là “dương xa” (xe dê) mà
trong "Cung oán ngâm khúc" của Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều có nói đến:
“Phải duyên hương lửa cùng nhau
Xe
dê lọ rắc lá dâu mới vào”…
(Cung
oán ngâm khúc)
Tiếp
sau năm con ngựa “Mã đáo thành công”
là đến năm con dê cũng biểu tượng cho sự sung mãn, đem lại cho đời sự ấm no, hạnh
phúc:
“Năm Ngọ, mã đáo thành công
Năm
Mùi, dê béo, rượu nồng phủ phê”
(Ca
dao)
Trong 12 con giáp, Mùi là con giáp đứng thứ 8 bởi số 8
trong quan niệm của người Á Đông là con số của phát lộc, phát tài, tượng trưng
cho triển vọng thịnh vượng do sự chệch âm từ “bát” sang “phát”. Vậy nên sinh
vào năm dê (mang tuổi Mùi) theo quan niệm là tuổi tốt, ai cũng thích sinh con
vào năm dê:
“Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi
Em
đây luống những ngậm ngùi tuổi Thân”.
(Ca dao)
Trong 12 con
giáp, Mùi là con giáp đứng thứ 8, vì vậy, được coi là con giáp rất may mắn. Giờ Mùi trong khoảng từ 13-15h, là thời gian
mở đầu buổi chiều, sau khi nghỉ trưa thanh thản con người bước vào buổi làm việc
mới.
Người tuổi Mùi nhìn chung phóng khoáng, rộng rãi, công
bằng, tử tế và dễ động lòng trắc ẩn trước những bất hạnh của người khác. Họ thường
được kính trọng và ngưỡng mộ, luôn sống theo nguyên tắc tự do, phóng khoáng và
đối xử với người khác bằng sự nhân hậu, khoan dung.
Năm
Mùi – năm con dê là năm tốt thế nhưng nhiều cái xấu lại gán ghép cho dê! Vậy
nên trong từ vựng tiếng Việt có nhiều từ ngữ chứa yếu tố “dê” với nghĩa không tốt.
Cũng
như các các con vật khác, dê đi vào đời sống ngôn ngữ trong các từ ghép cho thấy
quan niệm của người Việt Nam về cách nhìn của họ về các loài động vật ấy. Trong
quá trình ẩn dụ hoá, động vật không còn là những con thú, những con vật cụ thể
nữa mà đã trở thành những biểu tượng, những đặc điểm chung nhất có thể chia sẻ
được với loài người. Từ chức năng định danh, chúng biến thành định tính. Sự
chuyển hướng ấy không những làm mở rộng ý nghĩa của các danh từ chỉ động vật mà
còn làm chuyển cả từ loại của chúng: từ danh từ biến thành tính từ, trạng từ
hay động từ.
Ðiều
thú vị là mức độ chuyển nghĩa ở “dê” hầu như chỉ diễn ra theo một trường nghĩa
là chuyện về mối quan hệ khác giới theo hướng tiêu cực thể hiện qua suy nghĩ,
hành động, tính cách… Đàn ông có thói tán tỉnh đàn bà con gái thì bị gọi là "thói dê" hay “máu dê" ai có chòm râu cằm cong
thì gọi là "râu dê". Khi “tính dê” trở nên trắng trợn, lố bịch
thì sẽ gọi là “dê xồm” và bị chỉ
trích, mỉa mai:
“Dê
xồm ăn lá khổ qua
Ăn
nhiều sâu rọm, chết cha dê xồm”.
(Ca
dao)
Thậm
chí là bị nguyền rủa khá nặng nề:
“Phụng
hoàng đậu nhánh sa kê
Ông
thần không vật mấy thằng dê cho rồi”.
(Ca
dao)
Dê
không chỉ ẩn dụ về thói mê đắm sàm sở mà người ta còn mượn con dê để ví von
trong những tình huống tính toán vụng về, không hợp tình hợp lí trong cuộc sống:
''Buồn rầu buồn ngủ buồn nghê
bán bò tậu ruộng, mua dê về
cày
Đồn rằng dê đực khỏe thay
bắt ách lên cày, nó lại phá
ngang'' !
Còn
người ăn không ngồi rồi, kể lể huyên thuyên những chuyện lặt vặt, vớ vẩn, dài
dòng thì được gọi là "Cà kê dê ngỗng".
Để
ám chỉ người không rõ ràng trong khi giải quyết công việc nhân dân ta dùng
thành ngữ "Máu bò cũng như tiết
dê" - hai thứ tiết khác nhau, người ta ăn tiết canh dê không ai ăn tiết
canh bò nên chỉ có người nhập nhằng mới xem hai thứ đó là như nhau.
Người
nói một nơi, làm một nẻo, lời nói và việc làm không ăn khớp nhau thì gọi
là "Treo đầu dê bán thịt chó”.
Kẻ
bề ngoài giả dối ngụy tạo để lừa bịp che đậy thực chất bên trong thì có thành
ngữ "Dương chất hổ bì” – thực chất
là dê nhưng bên ngoài da là cọp - hoặc nói tương tự là “Treo dê, bán chó” – quảng cáo thịt dê nhưng lại bán thịt chó.
Dân
gian có trò chơi "bịt mắt bắt
dê" với trẻ con là thú chơi hồn nhiên nhưng đối với người lớn là cơ hội
để đụng chạm nhau.
“Giả vờ bịt mắt bắt dê
Để
cho cô cậu dễ bề... với nhau”
(Vè)
Lấy
hình tượng con vật mà nói về con người hoặc ngược lại, chỉ là một lối ẩn dụ chứ
thật ra con dê chẳng có tội tình gì. Chẳng hạn như việc dê con thường dùng sừng
húc vào các hàng rào thân cây thì được nữ sĩ Hồ Xuân Hương mượn để mỉa mai mấy
anh đồ tập tễnh làm thơ mà dám trêu ghẹo Bà Chúa thơ Nôm:
"Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
"Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê
cỏn buồn sừng húc dậu thưa!"
Điều
khá lạ là người ta rất ngại vẽ dê, làm thơ có hình tượng con dê… trong khi con
ngựa, chó, gà, mèo, trâu… thì lại được vẽ, chụp hình, tạo thi hứng khá nhiều! Có
lẽ ngoại hình với bộ râu dê không được đẹp mắt lắm, lại kèm theo những ấn tượng
không tốt về “dương tính” khiến mỹ cảm
về dê có phần giảm sút trong nhận thức con người và điều ấy được khái quát
trong câu tục ngữ “Người mà vô lễ
khác nào muông dê”.
Xem
ra con dê cũng khiến người ta suy ngẫm và khái quát thành nhiều điều về con người
và cuộc sống. Tuy nhiên, nói như nhà văn Nga
Sêkhôp: Một con người sẽ tốt hơn nếu ta nói cho anh ta biết anh ta là người thế
nào...”. Vậy nên nhìn nhận về “tính
dê” cũng là cách để vượt qua những nhục dục để hướng con người đến những gì tốt
đẹp hơn.
1 nhận xét:
Xin bổ sung chi tiết xe dê. Xưa trong tam cung lục viện kinh đô Huế có rất nhiều chân dài tuyển mộ từ khắp thiên hạ. Vua bối rối quá, hổng biết chọn ai bỏ ai, nên cận thần hiến kế vua ngồi xe dê. Hễ nó dừng trước cửa nào thì nàng đó được chọn cho vua đêm đó. Xe dê là xe vua chớ hổng phải xe dân thường nha.
Riết hồi cái sự ngẫu nhiên đó cũng bị đám chân dài phá tan đi, đờn bà vốn cực kỳ thông minh trong chuyện giành đờn ông, nên họ dấm dúi tiền cho mấy người đi chợ Đông Ba mua dùm chùm dâu đất. Treo dâu trước cửa phòng mình là chắc chắn con dê tài xế ngừng ngay đó.
Tiếng lành đồn xa, riết hồi nàng mô cũng treo dâu, thành thử ra dâu tươi dê tài xế mới khoái, dâu héo thì còn khuya mới gặp mặt rồng. Dzậy đó.
Đăng nhận xét