NGUYỄN BẢO SINH - HUYỀN THI
Mộc Nhân – Tổng hợp từ nhiều nguồn
Mộc Nhân – Tổng hợp từ nhiều nguồn
Nguyễn Bảo Sinh, sinh năm 1940, sống ở Hà Nội. Ông luôn tự nhận mình là một tay sống trong giang hồ(!), một người tu tại gia(!).
Nguyễn Bảo Sinh, Đồng Đức Bốn, Văn Thùy, Bùi Giáng rất xứng đáng với danh hiệu mà người đọc xưng tụng: “Nhà thơ dân gian”. Điểm chung của thơ các ông là sự thông thoáng, thuần khiết, vần điệu, và đặc biệt là chứa đựng yếu tố triết lý mộc mạc và sâu sắc.
Nhiều bài thơ của các ông sáng tác còn bị nhầm là ca dao, có lẽ cũng là do tính thuần khiết và trí tuệ của chúng.
Nguyễn Bảo Sinh khá điển hình cho một dạng nhà thơ dân gian vốn tồn tại từ xưa đến nay ở nhiều nơi trên thế giới. Trí tuệ dân gian thông qua hình thức nói vần được truyền khẩu nhiều khi biến thành ca dao, tục ngữ, thành lời các bài hát dân ca. Có thể nhận ra đặc tính chính của lối thơ này là ở chỗ luôn ngẫm sự đời để từ đó rút ra những kinh nghiệm sinh tồn, những kinh nghiệm sống. Yếu tố kinh nghiệm cá nhân không thể chia sẻ cho ai được đã làm nên nhiều sự bất ngờ và độc đáo của lối thơ này.
Nguyễn Bảo Sinh khá điển hình cho một dạng nhà thơ dân gian vốn tồn tại từ xưa đến nay ở nhiều nơi trên thế giới. Trí tuệ dân gian thông qua hình thức nói vần được truyền khẩu nhiều khi biến thành ca dao, tục ngữ, thành lời các bài hát dân ca. Có thể nhận ra đặc tính chính của lối thơ này là ở chỗ luôn ngẫm sự đời để từ đó rút ra những kinh nghiệm sinh tồn, những kinh nghiệm sống. Yếu tố kinh nghiệm cá nhân không thể chia sẻ cho ai được đã làm nên nhiều sự bất ngờ và độc đáo của lối thơ này.
Nguyễn Bảo Sinh đặt tên cho những bài thơ truyền khẩu của mình là huyền thi.
Thơ của Nguyễn Bảo Sinh chưa phải thơ thiền, mới chỉ mang yếu tố thiền, đang tiến tới thiền. Đấy là thiền giả chứ chưa thiền thật. Sự thú vị của Nguyễn Bảo Sinh là ở đấy. Đấy cũng là nét đặc biệt của văn học dân gian, nghệ thuật dân gian. Tính không chuyên nghiệp nửa đời nửa đoạn của văn học dân gian, nghệ thuật dân gian gắn liền với đời sống và số phận nửa giăng nửa đèn của chính những người sáng tạo ra nó. Sự ỡm ờ, nhập nhằng giữa chân lý và phi lý, thực và ảo, thị và phi, hay và dở cứ lẫn vào nhau, huyễn vào nhau. Văn học dân gian, nghệ thuật dân gian hình thành ở chính sự nhập nhằng vớ vẩn đó.
Thơ của Nguyễn Bảo Sinh chưa phải thơ thiền, mới chỉ mang yếu tố thiền, đang tiến tới thiền. Đấy là thiền giả chứ chưa thiền thật. Sự thú vị của Nguyễn Bảo Sinh là ở đấy. Đấy cũng là nét đặc biệt của văn học dân gian, nghệ thuật dân gian. Tính không chuyên nghiệp nửa đời nửa đoạn của văn học dân gian, nghệ thuật dân gian gắn liền với đời sống và số phận nửa giăng nửa đèn của chính những người sáng tạo ra nó. Sự ỡm ờ, nhập nhằng giữa chân lý và phi lý, thực và ảo, thị và phi, hay và dở cứ lẫn vào nhau, huyễn vào nhau. Văn học dân gian, nghệ thuật dân gian hình thành ở chính sự nhập nhằng vớ vẩn đó.
Ông làm thơ như một cách ghi nhật ký, ghi lại những ý nghĩ bất chợt mỗi khi ông ngẫm ra một điều gì đấy trên cơ sở quan sát hiện thực và mỗi khi ông rút ra được kinh nghiệm gì đấy từ cuộc đời ông.
Mộc Nhân xin trích giới thiệu một số câu thơ / bài thơ tiêu biểu của NBS mà không cần lời bình kèm theo. Bạn đọc hãy tự chiêm ngẫm khi thưởng thức những tác phẩm “huyền thi” này.
***
ĐI CHÙA
Đi chùa nên tránh lúc đông
Sợ nhiều người quá phật không thấy mình
Còn khi đi đến chợ tình
Người đông dễ chọn cho mình người yêu.
VUÔNG - TRÒN
Ngày xưa trái đất hình vuông
Cho nên đi đứng trên đường thẳng hơn
Bây giờ trái đất hình tròn
Cho nên bao kẻ lom khom định bò.
MÊ – NGỘ
Khi mê bùn chỉ là bùn
Ngộ ra mới biết trong bùn có sen
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
Khi mê tình chỉ là tình
Ngộ ra mới biết trong tình có dâm!
Khi yêu cái xích dưới chân
Thì xiềng xích ấy là thần Tự do!
TU
Tự trói thì gọi là tu
Bị trói thì gọi là tù mọt gông!
TỰ DO
Tự do sướng nhất trên đời
Tự lừa lại sướng hơn mười tự do!
TẠI SAO
Trẻ thơ mở trí nhìn đời
Cho nên luôn hỏi những lời: Tại sao?
Người lớn nhắm mắt ra vào,
Nhờ người dắt hộ, “Tại sao” không cần!
BỊT TAI
Muốn bịt hết miệng trần ai
Hãy bịt ngay chính lỗ tai của mình.
YÊU
Yêu là nhớ ít tưởng nhiều
Yêu là chẳng biết mình yêu cái gì
Yêu nhau đâu bởi hàng mi
Đắm say đâu phải chỉ vì đôi môi
Yêu là yêu, có thế thôi…
NỢ
Nợ tiền trả hết là xong,
Nợ tình càng trả càng phong lưu tình.
ĐỜI NGƯỜI
Đời người như tốt qua sông
Tiến ngang, tiến dọc chứ không được lùi.
LY THÂN
Vì yêu tha thiết con người,
Cho nên mới lánh về nơi không người.
Quạnh hiu ngay giữa đất trời,
Còn hơn hiu quạnh giữa người thân thương.
TRI ÂM
Mới yêu nhìn đã tri âm,
Lâu dần tiếng Việt nghe nhầm tiếng Tây.
Nói toàn ngoại ngữ với nhau,
Không người phiên dịch, ngẫm đau nhân tình.
Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn
Cho nên được gọi là khôn hơn người
Em xinh đâu bởi nụ cười
Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn.
ĐẠO BỒ BỊCH
“Vợ là cửa cái, Bạn gái là cửa sổ.
Càng nhiều cửa sổ càng sang,
Cửa cái anh vẫn đàng hoàng vào ra.
Vợ là cửa cái nhà ta,
Lại là cửa sổ thằng cha láng giềng.”
NGÂY THƠ
Người ngu vỗ ngực là khôn
Người khôn lại biết mình còn quá ngu .
Chân tu là tự nhiên tu
Thơ ngây chẳng biết ngây thơ là gì !
MÊ – NGỘ
Khi mê Người chỉ là người
Ngộ rồi mới biết trong người có Ta
Khi mê Ta chỉ là ta,
Ngộ rồi mới biết trong ta có Người !
TÌNH YÊU
Núi yêu kiểu núi đứng im
Gió yêu kiểu gió cánh chim giang hồ
Tình yêu như một bài thơ,
Ngàn năm chưa có bao giờ giống nhau !
CHÚC NHAU
Mời nhau ăn tiệc ăn nằm
Mấy ai khao bạn bữa ăn khí trơi
Chúc nhau chúc đủ mọi lời
Mấy ai chúc bạn thành người tốt hơn
KHỎA THÂN
Ái tình nếu uống đủ liều
Loài người sẽ thoát được điều tà dâm
Ai ai cũng sống khỏa thân
Mặc quần sẽ lại khiêu dâm mọi người
ĐỘC THÂN
Những người quyết chẳng lấy ai
Là người chỉ quyết một hai lấy mình
Tương tư trong mọi mối tình
Là tương tư chính bóng hình của ta
THẦY BÓI XEM VOI
Chỉ sờ một chỗ mà thôi
Thầy bói định nghĩa được voi là gì
Nếu hiểu đủ lẽ huyền thi
Sẽ không định nghĩa được gì về voi
VU VƠ
Yêu và ghét đều giống nhau
Lý do đừng hỏi trước sau làm gì
Chỗ đến là chỗ để đi
Lý do yêu ghét không gì khác nhau
VÔ TÌNH
Yêu như ngọn gió thổi chơi
Bỗng dưng thổi dạt hai người vào nhau
Yêu đừng hẹn trước thề sau
Khi yêu mới biết mình đâu của mình
ĐẠO VỢ CHỒNG
Đàn ông như thể cánh diều
Đàn bà cầm sợi tơ diều trong tay
Đừng già néo, kẻo đứt dây
Thả chùng xuống, để diều bay đúng tầm
VỢ
Vợ là thánh chỉ vua ban
Có sao dùng vậy không bàn đúng sai
Quỷ thần chứng cả hai vai
Vợ là thiên tạo trần ai miễn bàn
CHỒNG
Chồng là thánh chỉ vua ban
Có sao dùng vậy không bàn đúng sai
Quỷ thần chứng cả hai vai
Chồng là thiên tạo trần ai miễn bàn
CON
Con ta không phải của ta
Tai họa của nó mới là của ta
Của chìm của nổi trong nhà
Của ta rồi sẽ lại là của con.
ĐÒ NGANG
Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến, người đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về chẳng biết mình về hay sang.
NHẪN CƯỚI
Trao nhau nhân cưới ước mong
Đeo vào bỗng hóa thành vòng kim cô
Lại mong lại ước lại chờ
Tháo ra rồi lại ước mơ đeo vào
NHÂN DUYÊN
Nhân duyên đến, nhân duyên đi
Chúng mình ngoài cuộc hẹn gì với nhau
Lá trầu chẳng đợi quả cau
Tự nhiên tan hợp thành màu nhân duyên.
TÌNH ĐẦU
Tình nào cũng mối tình đầu
Không ai đến được nơi đâu hai lần
Không gì cũ như mùa xuân
Mỗi lần xuân đến vẫn lần đầu tiên.
BỤT NHÀ
Phải đi đến tận biển xa
Mới thấy cái đẹp ao nhà của ta
Phải đi lễ chùa đủ xa
Mới thấy được bụt chùa nhà rất thiêng.
TRĂNG
Nếu trăng cũng chết như đời
Thì ta đâu thấy kiếp người phù du
Vì trăng sống mãi ngàn thu
Cho nên càng thấy phù du kiếp người
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét