1. SƯ TỬ VÀ BÒ
Một năm trời đại hạn. Tất cả các nguồn
nước trên bình nguyên đều khô cạn, đất đai nứt nẻ, cây cỏ chết khô. Ở vương
quốc bò, thần dân tôn một con sư tử trẻ dũng mãnh làm vua để dẫn đi tìm “miền
đất hứa”. Trong khi đó thì tại vương quốc sư tử, thần dân lại chọn con bò mộng
to lớn với cặp sừng sắc nhọn từng hạ gục mấy con sư tử đực hùng hổ nhất đứng
đầu.
Trong khi đó thì thần dân sư tử ngày càng
héo hon, vận mệnh vương quốc bị đe dọa, vì vua bò do tiêm nhiễm từ lâu thói
nghĩ không thoát khỏi lối mòn, rập khuôn, luôn tụng niệm những điều lỗi thời và
làm theo thói quen, không thích nghe lời phản biện trái ý mình, nên chỉ biết
dẫn cả đàn quẩn quanh theo những con đường mòn quen thuộc cả đời trên bình
nguyên. Khi hết chịu đựng nỗi, đàn sư tử đói khát và tuyệt vọng đã kết thúc số
phận của vị vua bò như một điều tất yếu.
Không biết có phải vì xuất phát từ truyện
cổ tích nói trên hay không mà Napoleon Bonaparte đã rút ra kết luận đáng suy
ngẫm: “Một đàn bò do con sư tử đứng đầu mạnh hơn một đàn sư tử do con bò đứng
đầu”.
2. BƯỚM VÀ SÂU
Trong một khu rừng nọ, sâu xuất hiện ngày
càng nhiều sâu và rồi cả “bầy sâu” tai hại! Muôn loài bị điêu đứng, oán than, oằn
oại sống chung với bầy sâu đục khoét, gặm nhấm đó.
Đến lúc không thể bỏ qua được nữa, Chúa
Đại Ngàn mới ra lệnh cho vài con bướm đi điều tra xem sự thể thế nào.
Mấy con bướm mang theo uy quyền của Chúa
Đại Ngàn hùng dũng bay lượn trên khắp cánh rừng. Muôn loài phấp phỏng chờ đợi.
Sau nhiều ngày tích cực thanh tra với tinh
thần “không nể nang, không có vùng cấm” các sứ giả bướm bay về tâu với Chúa Đại
Ngàn: “Không có gì nghiêm trọng, chỉ là một bộ phận”.
Không có “bầy sâu” vì suy cho cùng sâu
cũng từ bướm mà ra.
1 nhận xét:
Hai câu chuyện thật là ý vị !
“Một đàn bò do con sư tử đứng đầu mạnh hơn một đàn sư tử do con bò đứng đầu”.
"suy cho cùng sâu cũng từ bướm mà ra"
Tác giả đã gởi tới độc giả thông điệp và nhận xét vô cùng sâu sắc!
Đăng nhận xét