Mộc
Nhân
Cầu tre tạm bợ qua sông Vu Gia - mấy năm trước |
1. Dũng Yamaha:
Tôi là người xã Đại An – tuy không phải dân Phú Lộc (Thôn
8) nhưng có thể nói tôi gắn bó với cái làng này khá sâu sắc vì gia đình tôi đã
đến ở nơi đây từ khá lâu. Vì vậy tôi quen thân với nhiều người trong làng Phú
Lộc cũng là chuyện tất nhiên. Trong số những người quen thân ấy có anh Dũng
Yamaha.
Anh là Lê Tất Dũng, còn cái tên Dũng Yamaha không phải do
tôi đặt mà do nhiều người gọi riết thành quen. Sở dĩ gọi như vậy bởi vì anh là
tay chuyên sửa xe Yamaha, nói rộng hơn là anh chuyên sửa xe hai thì.
Những năm 1990, khi xe máy Honda còn là thứ xa xỉ nên những
chiếc xe hai thì như Yamaha, Suzuki cà tàng chạy xăng pha nhớt hãy còn phổ
biến. Đi mấy con xe này cũng gần như cỡi trên cục nợ vì nó hay đứng máy tùy ý …
Kiểu như con nhà nghèo suy dinh dưỡng nên lúc trái gió hay ốm vặt. Nhưng trong
lúc chưa có xe gì để chạy thì có nó vẫn còn hơn là… đi bộ hoặc đi xe đạp !
Loại xe này mà hỏng thì chỉ có dắt đến tiệm sửa chứ khổ chủ
chẳng thể xoay xở gì được. Và ở Đại Lộc chỉ có Dũng là tay rành về xe máy hai
thì. Anh sửa xe nhanh do bắt đúng bệnh, giá bình dân, không chém chặt, lại phục
vụ khổ chủ tận tình không kể đêm hôm … Vì vậy nên dân đi xe hai thì gọi anh một cách thân mật gần gũi
là Dũng Yamaha. Cái tên đó phổ biến dần dần đến nỗi mọi người đều gọi như vậy
dù thậm chí có người chẳng biết Yamaha là cái gì !
MN tôi có thời khó khăn chạy chiếc xe Yamaha nên thân quen
với anh là chuyện tất nhiên – hơn nữa tôi với anh Dũng cũng là anh em trong
làng Phú Lộc.
Bẵng đi mươi năm không biết anh đi đâu, làm gì.
Có lẽ qua cái thời kì người ta đi xe Yamaha
đời cũ nên anh Dũng thất nghiệp. Chiếc xe hai thì thảm hại của tôi cũng đã được
hóa kiếp sắt vụn và thăng hoa thành một chầu nhậu ra trò nên tôi không còn có
dịp gặp anh thường xuyên nữa.
Nghe nói anh dọn lên miền núi mở tiệm xe rồi buôn bán gì
đấy…
Có lẽ đỡ vả hơn dưới này chăng.
Chắc thế, bởi có một dạo gặp lại anh tình cờ ở quê, trông
anh có vẻ mập đầy hơn, không còn cái dáng dấp cà tàng khắc khổ như mấy chiếc xe
hai thì dạo nào.
2.
Cây cầu qua sông Vu Gia:
Anh Dũng và cây cầu phao mới do anh đầu tư, thiết kế và thi công |
Nửa
cuối năm ngoái, nghe nói anh Dũng đang làm cho dân làng một
cái cầu qua sông Vu Gia đoạn chảy qua thôn Phú Lộc, nối giữa hai xã Đại An và
Đại Cường.
Thôn Phú Lộc nằm sát dòng Vu Gia, hai bên bờ
sông là những bãi ngô, nương dâu, ruộng dưa bạt ngàn quanh năm mang công ăn
việc làm và thu nhập đến cho bà con. Không những vậy, vẻ đẹp của sông nước, đất
đai vùng này đã sinh ra nhiều cô gái đẹp nổi tiếng với tên gọi chung là “con
gái xứ Ba châu”.
Nhưng
khổ nỗi là đôi bờ cách trở. Muốn qua bên kia sông phải đi đò. Con nít đi học
cha mẹ phải đi cùng, dân nông ra đồng phải đi sớm, chiều lo về sớm để khỏi trễ
đò, khách vãng lai cũng khổ vì gọi đò, dân hai bên bờ sông muốn qua lại cũng
chẳng thuận tiện gì… Khổ nhất là dân làng đến mùa thu hoạch phải chuyển về nhà
hàng ngàn tấn nông sản như bắp, khoai, đậu, mè … rồi cây dâu, cây ớt đã xong mùa
thu hoạch mang về làm chất đốt …
Thực ra thì trong mấy năm gần đây dân làng cũng làm cầu tre
đi tạm qua sông trong mùa cạn, nhưng đến mùa nước lớn thì phải dở bỏ cầu, nếu
không thì cầu tre cũng sẽ bị nước cuốn trôi. Vậy là lại đi đò ghe cho đến khi
hết mùa lại huy động toàn làng làm cầu tre mới …
Anh Dũng là người trong làng, nhà anh ở gần sông nên anh
hiểu được nỗi khổ của bà con.
Trong tay anh có 300 triệu đồng
ky cóp sau nhiều năm lăn lộn xứ núi, bây giờ về quê chuẩn bị dựng căn nhà mới .
Nhưng chỉ sau một thời gian ở quê, chứng kiến cảnh người dân thôn mình vẫn phải
í ới gọi đò, lội sông như cách đây hai mươi năm …Thế là anh quyết định dành
toàn bộ số tiền trên làm một cây cầu bắc ngang dòng Vu Gia để người dân làng
mình qua lại làm ruộng bên kia sông.
Vậy là anh Dũng bắt đầu ra Đà Nẵng lùng sục khắp nơi tìm
mua thùng phuy, cáp kéo, tời... Sau đó một mình anh lui cui vẽ cầu rồi chạy lên
huyện, tỉnh xin giấy phép. Trước khi làm, anh xin chính quyền được họp dân để
hỏi ý kiến và được dân làng ủng hộ.
Gần 150 cái phuy được hàn chặt vào nhau tạo nên cây cầu... |
Cứ
bốn thùng phuy ghép thành phao và tổng cộng gần 150 cái phuy được hàn chặt vào
nhau tạo nên cây cầu. Hệ thống cáp to bằng ngón chân cái níu giữ thân cầu. Giữa
cầu, một tuôcbin có nhiệm vụ nâng đỡ rồi quay một phần thân cầu khi có tàu
thuyền đi qua. Hai thành cầu có thanh sắt nhỏ để bảo vệ, đồng thời là tay vịn
cho người đi bộ qua cầu.
Khi anh Dũng bắt tay xây cầu, không những người dân làng
Phú Lộc mà làng trên xóm dưới hai bên sông đều kéo đến giúp anh cắt sắt, ghép
phuy và rồi lại khiêng phao để sẵn ở bến
sông chờ ngày hạ thủy.
Ngày
khánh thành cầu vào trước tết Quý Tỵ, cả làng vui như mở hội.
Bây giờ
hạnh phúc của anh Dũng Yamaha không phải là căn nhà mơ ước mà là cây cầu. Gia
tài còn lại chỉ là căn nhà lợp tôn với vài vật dụng cũ kỉ.
Nhìn người dân làng ra đồng và chở nông sản về nhà, nhìn lũ
học trò tung tăng đến lớp nhún nhảy trên cây cầu có lẽ trong anh ngập tràn niềm
vui vì đã làm được một việc tốt cho quê hương.
Mộc Nhân tôi gần đây gặp lại anh Dũng Yamaha, trong một lúc
gật gù gợi lại chuyện xưa cũ mới nhắc lại việc mình đã hóa kiếp sắt vụn cho
chiếc Yamaha cũ mèm xì khói ; còn anh Dũng thì nghẹn ngào vui sướng nói “mình
đã hóa kiếp ngôi nhà mơ ước của mình thành cây cầu qua sông”.
Ôi những cái “kiếp” và những ước mơ !
Chẳng biết nó theo đuổi con người đến bao giờ mới thôi !
Và thật đáng trân trọng những con người như anh Dũng không ước mơ để "hóa kiếp" cho riêng mình mà dành mơ ước đó cho mọi người.
Đến đây thì người viết liên tưởng đến Đỗ Phủ - nhà thơ lớn Trung Quốc đời Đường, ông đang sống trong một ngôi nhà tranh tốc mái dột nát nhưng ông không lo cho mình mà lại mơ ước về một ngôi nhà lớn che cho khắp thiên hạ :
"An đắc quảng hạ thiên vạn gian,
Ðại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan,
Phong vũ bất động an như san.
Ô hô, hà thời nhãn tiền đột ngột kiến thử ốc,
Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc. "
(Trích bài thơ "Mao ốc vị thu phong sở phá ca")
Dịch :
"Ước gì nhà rộng muôn ngàn gian,
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!
Than ôi! Bao giờ nhà ấy dựng sừng sững trước mắt,
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được! "
(Bản dịch bài thơ "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá")
Và thật đáng trân trọng những con người như anh Dũng không ước mơ để "hóa kiếp" cho riêng mình mà dành mơ ước đó cho mọi người.
Đến đây thì người viết liên tưởng đến Đỗ Phủ - nhà thơ lớn Trung Quốc đời Đường, ông đang sống trong một ngôi nhà tranh tốc mái dột nát nhưng ông không lo cho mình mà lại mơ ước về một ngôi nhà lớn che cho khắp thiên hạ :
"An đắc quảng hạ thiên vạn gian,
Ðại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan,
Phong vũ bất động an như san.
Ô hô, hà thời nhãn tiền đột ngột kiến thử ốc,
Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc. "
(Trích bài thơ "Mao ốc vị thu phong sở phá ca")
Dịch :
"Ước gì nhà rộng muôn ngàn gian,
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!
Than ôi! Bao giờ nhà ấy dựng sừng sững trước mắt,
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được! "
(Bản dịch bài thơ "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá")
Hóa ra danh nhân và thường dân đều có thể gặp nhau ở cái TÂM.
Nhưng nếu chọn giữa Thi thánh Đỗ Phủ và dân đen Lê Tất Dũng (Dũng Yamaha) thì tôi sẽ cúi mình kính phục anh Dũng Yamaha.
Bởi vì cái ước mơ của Đỗ Phủ chỉ là mơ ước của kẻ sĩ bất đắc chí, sinh bất phùng thời , lực bất tòng tâm - muốn mà làm chẳng được nên chỉ còn lại cái khẩu khí Đại Hán .
Còn anh Dũng Yamaha của ViệtNam
thế kỉ XXI thì mơ ước cho mọi người và tạm thời gạt bỏ hiện thực gần gũi có thể
mang lại cho anh hạnh phúc đời thường .
Tâm sáng , nghĩ đúng , làm ngay . Và anh cũng chẳng đại ngôn, chẳng khẩu khí gì cả , chỉ đơn giản là "thấy mọi người vui là tôi vui rồi" .
Nhưng nếu chọn giữa Thi thánh Đỗ Phủ và dân đen Lê Tất Dũng (Dũng Yamaha) thì tôi sẽ cúi mình kính phục anh Dũng Yamaha.
Bởi vì cái ước mơ của Đỗ Phủ chỉ là mơ ước của kẻ sĩ bất đắc chí, sinh bất phùng thời , lực bất tòng tâm - muốn mà làm chẳng được nên chỉ còn lại cái khẩu khí Đại Hán .
Tâm sáng , nghĩ đúng , làm ngay |
Còn anh Dũng Yamaha của Việt
Tâm sáng , nghĩ đúng , làm ngay . Và anh cũng chẳng đại ngôn, chẳng khẩu khí gì cả , chỉ đơn giản là "thấy mọi người vui là tôi vui rồi" .
3 nhận xét:
"thấy mọi người vui là tôi vui rồi" - Chân thành cảm ơn anh Dũng, chân thành cảm ơn bác Mộc Nhân đã chia sẻ câu chuyện về anh. Người tốt vẫn còn rất nhiều và là điểm tựa để chúng ta tin vào cuộc sống và làm nhiều hơn nữa những công việc ý nghĩa
Sao chúng ta ta không tổ chức GÓP MỖI NGƯỜI 1 VIÊN GẠCH giúp anh DŨNG xây nhà? Bác chủ khởi xướng đi,tui tin nhiều anh em sẽ ủng hộ.
Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm chia sẻ.
Thông tin thêm: Sau khi công trình của anh Dũng được triển khai và hoàn thành , nhiều báo giấy , báo mạng , blog , nhà đài ... đã đăng tải thông tin .
Tiếng lành đồn xa nên nhiều nhà hảo tâm đã đến giúp anh Dũng - nhờ đó anh Dũng đã nhận được một số tiền ủng hộ từ nhiều nguồn cũng tạm lấy lại một ít vốn đầu tư...
Tuy nhiên , nhận tiền "thập phương" cũng là điều cần cân nhắc không khéo sẽ "tổn hao công đức".
Ý kiến bạn đọc tôi sẽ trao đổi lại với anh Dũng sau.
Đăng nhận xét