Huỳnh Minh Tâm
LTS - Mộc Nhân : Haiku là loại thơ độc
đáo của Nhật Bản và là loại thơ ngắn nhất trên thế giới. Một bài thơ Haiku có
ba dòng, dòng đầu và dòng cuối có năm âm, dòng giữa có bảy âm tổng cộng 17 âm
không theo vần điệu. Tiếng Việt là tiếng đơn âm nên mỗi chữ là một âm, còn tiếng
Nhật là tiếng đa âm nên mỗi chữ có thể gồm nhiều âm - vì vậy câu thơ Haiku dù
chỉ có một, hai, ba từ nhưng có thể là 17 âm (5 -5-7) có khi biến thể đến 18 âm
(5 -7- 6 hay 5- 8- 5).
Thơ Haiku là
sự kết hợp giữa màu sắc, âm thanh, hình ảnh chọn lọc trong tương quan thời
gian, không gian ... chữ nghĩa cô đọng, hình thức ngắn gọn. Hiện thực hiện tiền
đang là (to BE - now) được nhà thơ ghi lại trong khoảnh khắc, không mô tả cảm
xúc, không bình luận chủ quan nhưng mang theo hàm nghĩa ẩn dụ sâu xa, mở ra tư
duy, sự tưởng tượng phong phú tùy theo sự trải nghiệm hoặc đốn ngộ của mỗi cá
nhân.
Thơ Haiku hiện đại
không giới hạn số chữ hoặc số âm trong mỗi câu, tuy nhiên vẫn giữ hình thức 3
câu.
Ðọc thơ Haiku,
dường như tác giả chỉ chia sẻ với người đọc một sự kiện, hình ảnh, trạng thái
khách quan nhưng người đọc vẫn có thể nghiệm được tình cảm, niềm vui, thấu ngộ
về sự sống, vũ trụ, con người ... một cách sâu sắc, tế nhị trong sự giao hòa, cộng
hưởng giữa tác giả và người đọc.
Cái hay của
thơ Haiku đến với người đọc không qua bình luận, phân tích, diễn giải - bởi mỗi
bài thơ Haiku chứa "Cả vũ trụ trong
một hạt cát" (W. Blake) - mà qua sự cảm nhận, lắng đọng, liên hệ tinh
tế mang đậm chất thiền tịnh.
***
Nhà thơ Huỳnh
Minh Tâm sau nhiều năm lăn lóc cùng Trường ca, trầy trật Hậu hiện đại, tung
tăng Lục bát ... nay lại quay về Haiku. Đó không phải là một thử nghiệm mà
dường như là một sự thức ngộ trên con đường sáng tạo trong "trò chơi ngôn
ngữ" của mình.
Hay cũng có
thể nói Huỳnh Minh Tâm đã nhận ra "Sức
mạnh của hiện tiền phi thời gian" (The Power of Now) từ Haiku.
Hãy thử đọc
một số bài Haiku của HMT từ "Haiku ngẫu hứng tiết điệu".