30/10/12

230. NHỮNG THÀNH PHỐ MỌC TỪ ĐÁ


Bonifacio là một thành phố ở miền nam Corsica. Các tòa nhà và công sự nằm ở độ cao 70 mét trên biển Địa Trung Hải. 


Acapulco là một điểm du lịch ở Mexico, là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích môn thể thao dưới nước.


Bandiagara Escarpment - Mali,  từ độ cao 500 mét so với mực nước biển. 


Ronda , một thành phố nằm ở Malaga, Tây Ban Nha,  độ cao 760 mét. 


Al Hajjar là một thành phố nằm ở dãy núi HarazYemen, phía tây của Manakhah. Những ngôi nhà được xây dựng bằng đá từ thế kỷ thứ mười hai.

Positano là một thị trấn nhỏ ở Ý, một điểm du lịch nổi tiếng.  Trong thế kỷ XX, từ một làng chài nghèo đã trở thành một điểm du lịch rất phổ biến.

Santorini là một hòn đảo núi lửa ở Hy Lạp, nằm ở độ cao mét 300 , nổi tiếng với những cảnh đẹp, những ngôi nhà màu trắng với cửa sổ màu xanh ,  ảnh hưởng kiến trúc Venetian.


28/10/12

229. NỖI BUỒN NAM CAO


 

 Lê Thị Thanh Tâm
 Kỷ niệm ngày sinh nhà văn Nam Cao 29-10-1917

Tưởng nhớ một nhà văn tên tuổi, hẳn cũng nên viết trong tâm tình chân thật. Đọc lại Nam Cao một chiều mùa thu, nhận ra cái gì lớn vẫn lớn, cái gì thiếu vẫn thiếu.
Nhân vật của Nam Cao hầu hết là không thể tự quyết định được cách sống của mình. Từ Chí Phèo, Thị Nở, Binh Chức, Năm Thọ đến Lão Hạc, Hộ, Thứ, Điền…, tất cả họ đều có chung một thân phận là bị điều kiện hóatối đa. Họ muốn thế này thế khác, nhưng “xã hội không cho”. Họ muốn vươn tới những điều cao cả, nhưng bị cuộc sống mòn mỏi nên không thể làm gì được. Họ muốn cao quí mà thành ra thấp hèn, muốn yêu thương mà thành quỉ dữ. Đó là một kiểu nhân vật quá đặc biệt của một thời, nhưng chiều sâu của nó lại vượt khỏi dự cảm “phê phán hiện thực” của Nam Cao, để trở thành sự “phô bày căn tính”- điều mà Nam Cao dường như chưa có ý nói rõ.

26/10/12

228. TẢN MẠN “ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG”

Mộc Nhân – Lê Đức Thịnh 
Chúng ta đã đều biết đến câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” ám chỉ những người hiểu biết nông cạn nhưng lại luôn muốn chứng tỏ mình tài giỏi  hơn người nên khoác lác, ba hoa và cuối cùng nhận lãnh một hậu quả. 
Thành ngữ trên có nguồn gốc từ một ngụ ngôn dân gian: Có một con ếch, do một sự ngẫu nhiên nào đó, ngay từ khi sinh ra đã ở trong một cái giếng nọ. Sống cùng với ếch ở trong giếng chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hàng này, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ kia hoảng sợ. Nó càng lấy làm oai. 

19/10/12

227. ĐOẢN THI

            Mộc Nhân – Lê Đức Thịnh
Thế giới đã công nhận thể thơ “Thất ngôn tứ tuyệt” - 28 chữ, “Ngũ ngôn” tứ tuyệt - 20 chữ của Trung Quốc là loại thơ ngắn. Nhưng ngắn nhất vẫn là thể “Haiku” của Nhật - 17 chữ.
            Ít ai để ý rằng thể thơ “Lục bát” của dân tộc Việt Nam – 14 chữ là ngắn hơn cả. Người bình dân đã ghi lại những hình ảnh, cảm xúc, những “lập ngôn” từ cuộc sống qua những “bài thơ” ngắn gọn, sinh động mà chúng ta quen gọi là câu thơ lục bát. Mỗi bài thơ ngắn như vậy là một hơi thở của cuộc sống. Mỗi hơi thở tự nó chưa nói được nhiều điều như một bài thơ dài song nó vẫn tồn tại cùng  cuộc sống và thi ca.

16/10/12

226. NHỮNG CON SỐ


Halina Poświatowska – Nhà thơ Ba Lan
                           (Người dịch: Tạ Minh Châu)

                                     4 5 6 7 8
                                     4 3 2 1 0
                                      1 2 3 4 5
                                      4 4 0 4 4
                                     4 4 4 4 4
                                       
Bạn hỏi vì sao ma thuật của những con số cuốn hút tôi 
Tôi muốn thể hiện sự bất tận của nỗi nhớ, tình yêu bằng số 

15/10/12

225. BÀI THƠ "ĐỒNG CHÍ" - CHÍNH HỮU


Mộc Nhân  (Tư liệu giáo khoa)

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, hình tượng người nông dân mặc áo lính đã đi vào thơ ca một cách dung dị mà tuyệt đẹp. Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu cùng với một số bài thơ khác đã mở ra khuynh hướng viết về anh bộ đội bằng cách khai thác cái đẹp và chất thơ từ những cái bình dị nhất của cuộc sống, chiến đấu để làm nên vẻ đẹp của người lính cách mạng.

“Đồng chí” được Chính Hữu  sáng tác vào đầu năm 1948 sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947). Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, cả bài thơ tập trung thể hiện chủ đề tình đồng chí, chủ đề ấy thấm sâu vào từng chi tiết nghệ thuật của tác phẩm và được thể hiện qua ba đoạn của bài thơ.

13/10/12

224. NOBEL VĂN CHƯƠNG 2012 - MẠC NGÔN

Đoàn Tử Huyến

Tác giả tiêu biểu của nền văn học Trung Quốc đương đại (17/02/1955 – ) Nhà văn, dịch giả Trung Quốc Mạc Ngôn được coi là một trong những tiểu thuyết gia lớn nhất của văn học Trung Quốc và được Hiệp hội Nhà văn Châu Á bình chọn là một trong những nhà văn có triển vọng nhất trong thế kỉ XXI. Sáng tác của ông là sự kết hợp giữa những thủ pháp của chủ nghĩa Hiện đại và bút pháp truyền thống, giữa cái huyền ảo và cái hiện thực, làm thay đổi diện mạo nền văn học đương đại Trung Hoa.


12/10/12

223. TÌM HIỂU MỘT BÀI CA DAO TRỮ TÌNH DƯỚI GÓC NHÌN TỰ SỰ

  Mộc Nhân – Lê Đức Thịnh

Tình cảm trong ca dao là những đóa hoa hương sắc muôn màu, tô điểm cho đời sống dẫu cho nỗi lòng mang đầy những giọt nước mắt xót xa.… nhưng đôi khi cũng làm dịu bớt bi kịch, nỗi buồn trong đời sống dân dã. Có hàng trăm hàng ngàn cách khác nhau để người bình dân bày tỏ thổ lộ tình cảm qua ca dao, chẳng ai giống ai nhưng nó sẽ phù hợp với hoàn cảnh của từng người, từng lúc.

8/10/12

222. DẠY HỌC NGỮ VĂN TRONG GIAI ĐOẠN SUY THOÁI VĂN HÓA ĐỌC

 (Bài tham luận Hội Nghị Nhà giáo và Lao Động năm học 2012-2013)
Mộc Nhân – Lê Đức Thịnh




Kính thưa quí vị đại biểu
Thưa hội nghị
Trước hết xin cảm ơn các vị trong trong ban chủ trì Hội nghị đã cho phép tôi được thay mặt quí đồng nghiệp trong tổ bộ môn Ngữ văn phát biểu tham luận.
Vấn đề trao đổi tại diễn đàn này liên quan đến công việc chuyên môn không riêng gì của chúng tôi mà là của tất cả chúng ta, những người làm công tác dạy học. Đó là việc dạy học môn Ngữ văn trong giai đoạn suy thoái của văn hóa đọc hiện nay. Trong phạm vi thời gian cho phép, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến thực trạng việc đọc của học sinh và trách nhiệm xây dựng thói quen đọc của những người dạy học môn Ngữ văn.

7/10/12

221. THỬ GIẢI MÃ TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG


Phan Duy Kha

Cậu bé Gióng lên ba tuổi bỗng trở nên to lớn dị kỳ, cưỡi ngựa sắt, mặc giáp sắt, đội nón sắt, cầm gậy sắt. Đánh đuổi giặc Ân xâm lược. Giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên núi Sóc Sơn, bay về trời. Câu chuyện trên đã bị phủ một lớp sương mù huyền thoại dày đặc, nhưng nếu dùng nhãn quan ngày nay, chúng ta vẫn có thể thấy được cốt lõi của sự thật lịch sử…
Thánh Gióng, người anh hùng của nhân dân.
Theo truyền thuyết thì Thánh Gióng thuộc về đời Hùng Vương thứ 6. Cũng như nhiều truyền thuyết khác, chúng ta không thể xác định được thật chính xác niên đại, nhưng có thể ước đoán mốc thời gian của câu chuyện vào khoảng thế kỷ VI – V trước Công nguyên (tr. CN), tức là sau khi triều Hùng ra đời khoảng trên 100 năm. Niên đại này nếu đem đối chiếu với niên đại khảo cổ học là hoàn toàn phù hợp. Truyền thuyết Thánh Gióng ở vào sơ kỳ thời đại đồ sắt (lúc đó sắt được coi là vật liệu lý tưởng), cách ngày nay vào khoảng 2.500 năm.

5/10/12

220. THÀNH ĐẠT


           Mộc Nhân
Đề thi vào các trường THPT chuyên tỉnh Quảng Nam 2012-2013 có câu: Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của bạn về quan niệm:“Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.” (Nguyên Hương- Trò chuyện với bạn trẻ)
***
Thành đạt là thành công trong cuộc sống; đạt được các thành quả về vật chất, địa vị xã hội, tiếng tăm... Có nhiều quan niệm khác nhau về sự thành đạt: người thì  coi việc tích góp được nhiều của cải vật chất trên con đường làm giàu là thành đạt; người thì xem việc thăng quan tiến chức trên đường hoạn lộ là thành đạt, người thì đánh giá việc thành đạt trên bằng cấp ...

3/10/12

218. WHO IS COLORED ?


Sưu tầm

“Who is colored ?” (Ai da màu?)  là bài tho tuyệt vời của một em bé Châu Phi (không rõ tên tác giả) viết bằng tiếng Anh - câu chữ giản dị nên dễ dịch sang tiếng Việt.  Bài thơ được tổ chức Liên Hiệp Quốc (UN) bình chọn là bài thơ hay nhất 2006.
Vỏn vẹn chỉ có 16 câu, với một lối diễn đạt giản dị, dễ hiểu, tác giả đã nói lên thân phận người da màu với tất cả cảm xúc chân thật, thuyết phục người đọc bằng những nhận xét tế nhị, thông minh. Tôi người da đen, sinh ra rồi chết đi da tôi vẫn đen, nắng mưa gió bão, vui buồn lo sợ gì đi nữa tôi vẫn đen. Còn anh, sinh ra là người da trắng, vậy mà qua nhiều trạng thái tâm lý, dưới ảnh hưởng của thiên nhiên thời tiết, da anh cứ thay đổi, xanh đỏ trắng hồng đủ cả, và khi chết thì xám xịt. Vậy sao anh gọi tôi là da màu ?
Người đọc thật sự bất ngờ trước những câu chữ thật đơn giản nhưng sức chứa đựng truyền tải thật phi thường, cảm xúc tuôn chảy ra một cách tự nhiên, thoát khỏi sự ràng buộc của ngôn từ - thi tứ.

Tuy nhiên trên nhiều trang  mạng tiếng Anh (Tại đây chẳng hạn), bài thơ này được đăng tải với tên “Black man poem” (Bài thơ người đàn ông da đen) và tác giả bài thơ là diễn viên hài Chris Rock ở bang Texas. 

217. AI NÓI VỚI ANH RẰNG EM ĐÃ CÓ CHỒNG ?


Mộc Nhân – Lê Đức Thịnh


“Mùa xuân em đi chợ Hạ   
Mua cá thu về chợ hãy còn đông   
Ai nói với anh rằng em đã có chồng?
Bực mình em đổ cá xuống sông, em về”

Bài ca dao rất ngắn nhưng kể được một câu chuyện có kịch tính, đầy rắc rối, rất thực tế và quan trọng đối với người con gái.
Hai câu đầu nói đến việc cô gái đi chợ. Công việc của cô được ghi bằng những từ: xuân, Hạ, thu, đông  - ẩn chứa lối chơi chữ đồng âm quen thuộc trong ca dao.

2/10/12

216. LỜI MẸ DẠY CON TRAI


Sưu tầm

      

 Mẹ dạy con trai 10 điều cần nhớ:

1.- Kẻ thù lớn nhất của con là vợ con.
2.- Ngu dốt lớn nhất của đời con là không hiểu được nó.
3.- Thất bại lớn nhất của đời con là không bỏ được nó.
4.- Bi ai lớn nhất của đời con là phải sống với nó.
5.- Sai lầm lớn nhất của đời con là quyết định lấy nó.
6.- Tội lỗi lớn nhất của đời con là nghe lời nó.
7.- Ðáng thương lớn nhất của đời con là bị nó sai khiến.
8.- Ðáng khâm phục lớn nhất của đời con là con vẫn chịu được nó.
9.- Tài sản lớn nhất của đời con là những thứ nó đang giữ.
10.- Khiếm khuyết lớn nhất của đời con là con không lấy được hai vợ.

            Nghe xong, cậu con trai òa khóc. Bà mẹ ngạc nhiên hỏi :
            - Sao con khóc ?
            - Con thương bố con quá. Chính vì thế mà bố con mất sớm (!?).


1/10/12

214. CẶC ÔNG BỘ

  Mộc Nhân


Chẳng biết tự bao giờ trong làng tôi và nhiều làng xã khác tồn tại câu thành ngữ “Cặc ông Bộ”.


Thưở nhỏ hay chơi đá bóng, tắm sông, tắm truồng với bọn trẻ trong làng chúng thường sử dụng câu thành ngữ dung tục trên để chọc ghẹo nhau. Chẳng hạn: “Như c. ông Bộ mà bày đặt” - với ý mỉa mai chê bai về cái của quí nhỏ tẹo! Tuổi nhỏ chả hiểu cái “ông Bộ” đó là ai, như thế nào nhưng nghe chọc qua chọc lại cũng vui, riết hồi thành quen mồm, quen tai mà chẳng bận tâm.

213. NÓI LÁI QUẢNG NAM


Huỳnh Ngọc Chiến
            Chơi chữ là hiện tượng tồn tại trong bất kỳ ngôn ngữ nào, bằng cách tận dụng hiệu quả của ”đồng âm dị nghĩa”. Các câu đối Hán Việt đã cho chúng ta biết bao ví dụ về cách chơi chữ ”đồng âm dị nghĩa”.
Nhưng “nói lái“ chắc hẳn là cách chơi chữ độc nhất vô nhị của những ngôn ngữ đơn âm, trong đó có tiếng Việt. Dường như trong tiếng Pháp chỉ có vài cặp chữ từ “très chaud” (nóng lắm) thành ”trop cher” (mắc quá). Nhưng những cụm từ đó có lẽ chỉ được phát hiện tình cờ, và không mang tính bản chất.
Cả nước ta có rất nhiều vùng nói lái, và mỗi vùng đều ít nhiều mang một sắc thái riêng, nhưng cách nói lái hòa nhập tự nhiên trong ngôn ngữ đời thường có lẽ phải nói đến vùng đất Quảng Nam. Giọng Quảng Nam phát âm rất sai các phụ âm v,d ở đầu chữ, các phụ âm c,t ở cuối chữ, các nguyên âm a, ă cùng các điệp nguyên âm đi chung với nó như ao, ắt …, đặc biệt là các âm “g” ở cuối chữ và các dấu “hỏi”, dấu ”ngã”. Khoai lang và hoa lan được đọc thành một âm. Nhưng chính đặc điểm nhập nhằng không rõ ràng trong phát âm lại là miếng đất màu mỡ cho nói lái phát triển. Nói lái kiểu Quảng Nam thường mang đặc điểm “chém to kho mặn” của người dân vùng đất này, nghĩa là người ta khoái nói lái “mặn”.