Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh
(Bài đăng trên Tạp chí Dạy Học
Ngày Nay – tháng 11/ 2014)
1. Dẫn nhập:
Sự phát triển ngôn ngữ mỗi
dân tộc luôn song hành cùng với sự phát triển của xã hội. Đó là một qui luật
tất yếu biểu hiện ở sự vay mượn, giao thoa hoặc sáng tạo ngôn ngữ trong cộng
đồng.
Song sự giao thoa, vay
mượn để làm giàu bản ngữ, sáng tạo ngôn ngữ khác hoàn toàn về bản
chất với biến thái ngôn ngữ một cách tùy tiện.
Chẳng hạn với tiếng Hán,
người Việt vay mượn với số lượng khá lớn và hình thành từ lớp từ Hán - Việt;
với ngôn ngữ gốc Âu, người Việt đã vay mượn ở dạng phiên âm (in-tơ-nét, ô-xy…)
hoặc Việt hóa hoàn toàn (ga, xe buýt, xe tăng, ống tuýp…). Còn chữ
Nôm thì được nhân dân ta chế tác từ chữ Hán để hình thành một loại văn tự mới
diễn tả lời ăn tiếng nói của người Việt.