7/5/15

615. VỀ QUÊ

Truyện vừa Bá Tước Nguyễn (Nguyễn Ngọc Hậu)                                                                                      

     Bà Mẫu có một đứa con trai, mọi người bảo đó là đứa con cầu tự của bà.Thằng bé từ thuở nhỏ chỉ biết nghe lời mẹ, thằng nhỏ học rất chăm, nên chẳng bao lâu nó  công thành danh toại. Bà luôn tự hào về con mình nhưng bà không đám đem con tra khoe khoang với thiên hạ, bởi vì bà nghĩ đó là phúc trời cho.

     Cả cuộc đời của bà chỉ biết có năm ba sào ruộng, biết con lợn, con gà, bà quanh quẩn ở nhà rồi ra đồng , chưa bao giờ bà bước ra khỏi lũy tre làng. Con trai  bà tuy là con một nhưng thằng bé nó có tính tự lập từ nhỏ nên phần nào bà yên tâm về con. Từ khi nó đi học xa nhà năm năm trời để lấy bằng kỹ sư xây dựng bà chưa một lần đi thăm con, vì đường xa, bà lại không thể đi xe buýt được .Con bà chỉ biết lo học hành cho bằng bạn bè, không phụ công  khổ cực nhịn ăn ,thiếu mặt lo cho con. Ơn trời ! Thằng bé vừa nhận bằng tốt nghiệp ra trường đã có người đến tận trường để nhận vào công ty của mình. Bà vô cùng hãnh diện về con.Cuộc sống như giấc mơ đến với bà Mẫu. Chưa được một năm thằng nhỏ đã làm ra tiền để lo lại cho nhà. Rồi năm  tháng cũng qua đi, tiền thằng  bé gửi về nhà để bà lo chuyện xây nhà mới, xây mồ mả ông bà. Mảnh vườn nhà bà ngày nào chỉ để trống, không hàng rào thì lúc này đã được xây dựng bằng hàng rào gạch bao bọc cả khu vườn đẹp, ai thấy cũng kheo hết lời. Nhờ thế mà bà nuôi gà, nuôi vịt không bị kẻ cắp bắt mất.
      Bà đứng tuổi .Con người ta ai cũng có lúc phải già, rồi đau ốm , bệnh tật mà qua đời. Bà hối thúc nó lập gia đình  để bà còn nhìn mặt cháu nội nhưng nó lại làm lơ. Bà sống xa con cả chục năm trời nay . Nó đi học ở thành phố năm năm , bà thì ở quê. Nó ra trường đi làm năm năm trời ở thành phố bà không được gần con, nhiều khi bà tủi thâm khóc một mình, sao  lúc trẻ chỉ có một mình nó giờ phải sống cảnh già đơn chiếc ? Sao bà lại cho nó ăn học để rồi nó sống xa bà cả chục năm nay ? Sao bà không để nó ở nhà làm nông giống như bao gia đình khác ở cùng quê rồi sớm chiều có con bênh cạnh, chạy ra chạy vào với bà cho vui ? Bà nghĩ thế mà khóc nhiều hơn.Ở đời cha mẹ nào sinh con ra lại không muốn nó có cái nghề đường hoàng như người ta , con bà là kỹ sư xây dựng kia chớ có phải như con thiên hạ chỉ biết cả ngày ăn chơi leo lõng làm cho cha mẹ phiền lòng. Nghĩ đến việc con mình làm kỹ sư ở thành phố, tiền bạc thì dư thừa nên bà không khóc nữa mà tìm sang nhà hang xóm chơi cho đỡ buồn.
     Thằng nhỏ tiền bạc đâu có thiếu, thấy mẹ  buồn phiền nên nó về quê dành hai ngày đi thuê người ở chăm sóc cho mẹ, lúc đầu bà không chịu thuê người giúp việc vì bà còn làm được khối việc như nuôi lợn, nuôi gà, giặt áo quần,máy gạo,thổi cơm, ...Rồi thằng nhỏ thuyết phục hoài bà cũng phải theo. Bà không chịu thuê người giúp việc thì nó không yên tâm đi làm. Nhiều lần nó đón bà ra phố sống nhưng chỉ được vài hôm bà lại về , con bà đi làm cả ngày tối nó mới về, ở nhà một mình ngoài phố với bà không khác gì ở tù ; nhà lúc nào cũng phải kép cửa, hàng xóm là những người xa lạ, vả lại có thân quen thì họ không có thời gian mà nói chuyện với bà , nhàm chán và nhớ quê nên thế nào bà cũng đùa về quê cho được.
       Thấy mẹ ngày già yếu đi, con trai bà đành nghe theo lời mẹ lập gia đình.Hôm nó dẫn về cô gái  xinh đẹp ra mắt bà: cô gái có nước da trắng , khuôn mặt hồng hào, tóc dài ngang lưng , mắt đeo kính cận. Cô có dáng vẻ thanh tú, mới nhìn bà biết đó là cô gái con nhà có học.Với con trai bà là cặp xứng đôi.Con gái người thành thị bà không thích, vì bà hiểu không bao giờ các cô gái có học  xinh đẹp đã quen sống ở phố phường lại theo con trai bà về quê. Bà biết thế nào sau khi cưới xong con trai bà cũng đến thành phố định cư cho hợp với nghề nghiệp của vợ  chồng nó. R ồi thế nào bà cũng phải ra phố sống với con. Bà muốn con trai lấy cô gái ở quê , sớm  chiều có nhau với bà. Con trai bà làm ở thành phố cuối tuần về quê thăm gia đình. Bà không muốn con trai sống mãi ở thành thị; chẳng bao lâu nó sẽ quên, họ hàng của mình  có khi nó quên đi cả xuất thân cũng nên. Một khi dòng đời tấp nập, công việc bận rộn,  quyền cao chức trọng, thừa tiền lắm của, con người ta dễ bị cuốn vào vòng xoáy số phận, rồi quên đi quá khứ của mình.
         Bà buồn nhưng không phản đối điều gì ,bà bằng lòng cho con làm đám cưới với cô gái trẻ mà nó dẫn về giới thiệu . Đám cưới do con trai bà tự đứng ra lo liệu. Nó chọn nhà hàng sang trọng ở thành phố, người ta đến chật như nêm, không ai buồn cả chỉ có riêng bà buồn trong ngày hạnh phúc của con ; bà ngồi chung với bàn sui gia trong bữa tiệc rượu, nhưng chẳng biết gì để nói.Sui gia của bà là những người trẻ tuổi, so với bà họ kém cả mười lăm tuổi, người nhà nước, ông sui làm bên xây dựng còn bà sui làm bên ngân hàng, thật sự bà có biết gì về xây dựng với ngân hàng  đâu mà để hỏi chuyện với họ, bà chỉ biết có con gà, con lợn, mấy sào ruộng  ở quê, bà biết gì chuyện của sui gia mà hỏi, còn họ thì từ nhỏ chỉ sống ở thành thị chuyện ruộng đồng , gà vịt họ còn không biết, bà chỉ hỏi vài câu về sức khỏe, họ cũng hỏi bà vài câu tương tự. Rồi bà ngồi ăn vài ba miếng thịt bò, gà nướng, mực luộc,…những món mà bà không dám ăn ,vì bà đã lớn mà dạ giày thì yếu nên đành ngồi nhấm từng tí như trẻ lên ba học ăn , điều đó làm cho cả bàn không dấu được  tiếng cười như chê bai bà là người nhà quê ,chẳng sành gì về việc ăn uống , thưởng thức các món cao lương mĩ vị ở cuộc sống.
       Tiệc cưới luôn ồn ào: lớp trẻ hát không nghỉ, cả người lớn cũng thế, những người lên hát bà nhìn thấy có các bà bạn của bà sui  hát nữa , vừa hát, vừa nhảy. Họ hát được đôi câu, bà sui của bà cũng theo tiếng gọi của  các người bạn lên sân khấu nhảy nhót chung vui, trong những bài hát có phụ họa, Nhảy  có người lớn ,thanh niên lẫn lộn. Tiếng ồn ào của dàn âm thanh phát gần như hết công suất, tiếng ca hát của các quí bà trên sân khấu lồng với các điệu nhảy nghiệp dư của các chàng thanh niên đám nhạc công làm cho không khí bữa tiệc cưới hóa thành một vũ trường thật sự.  Bà ngồi đó một mình khi bàn của bà tất cả họ đã đứng lên đi mời bia giao lưu, họ biết tranh thủ thời gian để kết bạn, vì đám cưới con gái rượu của  ông chủ công ty xây dựng có uy tín cả khu vực Miền Trung -Tây Nguyên , quan chức không thiếu một ban bệ nào, đây cũng là thời điểm thích hợp cho những  doanh nghiệp kết bạn làm ăn với nhau nên họ không thể  bỏ qua cơ hội hiếm có.                                       Bàn mười người chỉ còn lại  mình bà . Trên lễ đài xuống vợ chồng trẻ lo đi đáp từ bạn bè thân hữu nên việc bà ngồi một mình không ai để ý đến là chuyện thường. Tiếng ồn của bữa tiệc cùng với tiếng  vỏ bia lẻng xẻng dưới mặt đất vang lên mỗi khi có người nhớp chân chỗ khác làm cho  bà nhức cả đầu . Mùi bia khách uống thừa chảy tràn trên mặt đất khi cái nền khách sạn được lót đá nên nó không thể rút hết mùi tanh của thực phẩm bị vứt xuống ,mùi nước ngọt và mùi bia trộn lẫn vào nhau làm cho người có tuổi như bà muốn ngất đi vì quá sức chịu đựng, bà thấy hoa mắt , chóng mặt, buồn nôn và cả người lạnh buốt ; chân, tay ,mặt mày bà trắng nhờ ,bà cố gượng lại vì ngày vui của con, bà không thể ngất vào lúc này được, bà âm thầm đứng lên nhẹ nhàng , bà vịn tay vào bàn mà từ từ ra khỏi cửa, may thay có các người bạn của con trai bà nhận ra bà nên họ kịp gọi taxi đưa bà đến bệnh viện, tiệc cưới trở nên trầm đi khi mọi người biết mẹ chú rể đã nhập viện nên mọi người bắt đầu ra về lác đác.
         Sau đám cưới cô dâu chú rể không về nhà mẹ chồng như truyền thống ở quê bà thời xưa mà họ ngụ tại khách sạn một ngày, sáng mai họ bay vào Đà Lạt để hưởng tuần trăng mật; đó là theo yêu cầu của cô dâu. Con trai bà lúc đầu không bằng lòng nhưng vì muốn được lòng cha mẹ vợ nên nó đành chiều ý vợ, mặc cho bà vừa nhập viện trở về nhà.
     -Nó tệ thật -Bà thốt ra những lời cay đắng với bà Lí, người bạn hàng xóm hơn bốn chục năm nay.Đây chính là lần đầu  tiên bà trách  con trai mình.
     -Lớp trẻ bây giờ như thế cả! Bà trách chúng làm gì ? Tháng chạp năm ngoái tôi vô Sài Gòn làm đám cưới cho thằng Út  nhà tôi cũng  thế , cưới xong vợ chồng chúng nó xuống Vũng Tàu du lịch cả tuần mới về. Chúng có chào hỏi ai đâu.
   -Nó lấy vợ, chẳng khác nào người ta bắt mất thằng con trai của tôi !
   -Bà nói xui, hôm bữa nó lại về, thằng con nhà bà ăn học tử tế với lại nó là đứa có hiếu, cả làng này ai mà không biết nó thương mẹ ra sao.
      -Sao nó lấy vợ tôi lại thấy lo. Lấy phải con nhà giàu có, thế nào rồi tiền bạc, địa vị , quyền lực cũng làm cho con người ta,thay đổi .
       -Ai tôi còn tin chứ thằng Tùng nhà bà tôi  không tin, rồi vài hôm nữa nó sắm cả biệt thự trên phố, mua cả xe hơi để đón bà ra phố sống, cuối đời , bà có thằng con như thằng Tùng hưởng tuổi già ai mà chả mong. Số tôi bạc phận, con nuôi lẫn bảy đứa mà chẳng nhờ được đứa nào, có thằng Út nó thương mẹ nhất, lại sống tận Sài Gòn mà gặp phải con vợ chả ra làm sao.
        -Ở quê mình thiếu gì con gái sao chúng phải lên đến tận phố kiếm vợ để rồi sống xa quê.
         -Lớp trẻ bây giờ có chịu về quê đâu ! Với lại công việc bảo nó phải thế. Thằng Út tôi bảo giờ nó về quê có mà chết đói vì công việc ở thành thị quen rồi về sao được.
         -Âu cũng là phận số cả ! Chẳng mấy chốc quê mình chỉ toàn là người già, có một số lớp trẻ nhưng chẳng ra gì.
         Bà Mẫu than ngắn thở dài với bạn, ở xóm bà không có mấy người bầu bạn, có chuyện gì bà cũng kể cho bà Lí nghe. Bà Lí cũng thế .Chuyện gia đình bà thì nhiêu khê thật ! Nào con dâu lớn với  các con dâu thứ không hợp nhau, rồi kéo theo các con trai bà cũng hay tiếng lớn qua lại mà sự việc cũng từ mấy chị em bọn dâu chúng nó ra cả. Bà phiền lòng cho đám con của mình ,có khi bà giận chúng ; bà vô chùa ở cả tháng trời mới về, mà chúng có ngó ngàng gì đâu. Bọn chúng cứ bình chân như vại .Chúng cứ lo cày cáy chăn nuôi. Chúng bảo: “ Bà vô chùa ớn rồi bà lại về chứ có chết đâu mà sợ ”. Nhiều khi bà phiền lòng các con bà nghĩ đến cái chết :“ Có người mẹ nào cả đời chăm lo cho chúng nó đến tuổi xế chiều nhìn thấy anh em chúng bất đồng nhau, rồi bỏ mặt mẹ mình ”. Chết thì dễ,nhưng chết sao khỏi phải để tiếng cho con cháu sau này , bà tìm đến cái chết mọi người sẽ nghĩ gì ? Thiên hạ sẽ nghĩ  bà sống không nỗi với lũ con nên bà chết, thế chẳng khác gì bọn chúng trực tiếp giết mẹ mình ? Chết như thế thì làm cho con cái mang tiếng xấu cả đời ,vì vậy nên bà cứ tiếp tục sống . Bà sống để mong cái chết thật nhanh đến vơi mình , chẳng hạn như bà lên tai biến hay đột quị hoặc trúng cơn gió độc nào đó giữa khuya khi đi thăm con lợn nái nó đẻ. Bà sống chỉ mong cái chết bất đắc kỳ tử đến với minh, chỉ có vậy là bà cảm ơn trời phật lắm rồi. Khi người ta già, ai mà chả mong cái chết thật nhanh và nhẹ nhàng đến với mình.
      Với hoàn cảnh của bà Lí thì bà Mẫu vẫn hạnh phúc hơn nhiều, nhiều khi  thấy hoàn cảnh người bạn già của mình bà phần nào cũng tự an ủi bản thân: “ Thì ra trên đời này còn hàng ngàn người khổ tâm hơn cả mình nữa”.
       Như bà Lí dự đoán, hai năm sau ngày cưới, thằng Tùng đã sắm cả biệt thự ở phố,  nó chỉ điện về báo tin là đã mua nhà chuẩn bị đón mẹ đến sống chung với hai vợ chồng nó. Bà nghe nửa mừng , nửa lo. Con người ta lập gia đình có khi đến hết cả đời cũng chưa có một căn nhà đường hoàng ở , còn con bà cưới nhau mới được hai năm đã có biệt thự,  bà lo là ra phố bà sẽ sống ra sao, không lẽ đã gần hết đời người rồi  phải ngồi chờ con đi làm mỗi ngày về lo phục vụ cho mình , còn phải chịu cái cảnh ở nhà hết ngày này sang ngày nọ đóng kín cổng chẳng bước đi đâu được nửa bước chân.
    Bà chỉ có một mình thằng Tùng , không theo nó thì biết theo ai. Bà đành từ giã láng giềng thân thuộc mấy chục năm nay theo con ra phố sống . Chỉ mới có năm năm con trai bà đã công thành danh toại, bà còn nhớ ngày nào bà dành dụm từng đồng mới mua cho con chiếc xe đạp để nó đạp xe ra phố học đại học với người ta, bây giờ con trai bà đã giàu có, nhà cửa sang trọng, công việc làm ổn định ở thành phố lại lấy được cô vợ có học, con nhà tử thế và giàu có nhất nhì thiên hạ.
    Bà lên xe mà lòng bịn rịn, ngồi trong ô tô bà ngoái cổ nhìn lại ngôi nhà thân yêu gắn bó với bà mấy chục năm nay, giờ nhà bà kín cổng , cao tường, hàng cây cau,vườn chuối khuất dần trong tầm mắt, những người hàng xóm thân thương đứng nhìn tạm biệt bà mà họ rơi nước mắt. Họ biết bà không thích gì chuyện sống ở phố phường , biết bao nhiêu lần bà ra phố rồi lại về với quê nhà, nhưng lần này không biết chuyến về quê của bà có thực hiện được không khi con trai bà đã lập gia đình và nó chọn ở hẳn thành phố , bà chỉ có một mình nó nên nó không nỡ để bà sống một mình ,còn nó chắc là không thể bỏ vợ mà về quê sống chung với mẹ.
      -Sao mẹ lại khóc ? Mẹ ra phố  sống với vợ chồng con, khi nào nhớ nhà con lại đưa mẹ về thăm quê. Ở nhà mẹ không phải làm gì vất vả, vợ chồng con đã thuê người giúp việc làm cả rồi, mẹ chỉ ở nhà trò chuyện với cô giúp việc, xem truyền hình. À mẹ thích xem cải lương thì tha hồ mà xem, truyền hình cáp có, internet có,mẹ  thích ai hát thì chỉ việc  bảo người giúp việc  đánh tên người đó, không quá năm giây đồng hồ sau thì có người hát theo sở thích của mẹ.
    Bà im lặng không nói nhưng bà nói thì con trai bà cũng không hiểu , bà biết lớp trẻ bây giờ nó có tư tưởng khác lớp trẻ thời bà xưa.Chúng khao khát làm giàu chính đáng để thể hiện mình, làm giàu có nghĩa là yêu nước, còn những thanh niên thời bà yêu nước là cầm súng ra mặt trận đánh giặc để bảo vệ tổ quốc.Gìa từng tuổi như bà đã sắp lìa trần thế , lại từ bỏ quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình để đến nơi xa lạ sinh sống, điều này không vì con trai thì bà chẳng ra phố làm gì.
     -Mẹ khóc không vì nhớ quê, mà mẹ khóc vì mẹ nhìn thấy con làm ăn phát đạt, biết lo cho mẹ vào tuổi xế chiều.Mẹ khóc vì vui sướng trong lòng.
     Xe chạy chầm chậm trên đường  xe băng qua cánh đồng , bà đưa mắt nhìn những con bò thẩn thơ cặm cỏ trên đê, nhìn đàn cò trắng chao lượn la đà, nhìn lũy tre làng đung đưa theo gió, làng quê dần khuất . Bà biết những hình ảnh này bà chỉ nhìn  thấy qua truyền hình, còn phố phường thì nườm mượp xe cộ.
   Trong lúc hai mẹ con im lặng thì bác tài chen vào:
   -Sao anh không bán căn nhà ở quê đi có tốt không , bác thì không sống ở đó nữa anh thì không về, để làm gì tốn tiền thuê người ta trông ?
   - Bán thì tính sau, mẹ tôi không cho bán, vả lại có bán thì chẳng được bao nhiêu đồng.
   -Cậu nói nhảm gì thế - Bà quát bác tài-Nhà nào mà bán !
   -Không mẹ ạ! Anh ấy nói thế thôi chứ sao  bán đi được, căn nhà, mảnh vườn gắn với bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ của con sao mà con bán.
    -Mấy bà ở hội cựu chiến binh xã có xin nhờ nhà mình để làm nơi gặp mặt, mẹ cũng đã đồng ý cho người ta rồi , con nhớ điện về cho chú Bảy nói khi nào người ta đến mượn nhà hội họp thì mở cửa cho người ta vào.
    -Dạ ! Sao mẹ không giao khóa cho người ta quản căn nhà mình khi nào người ta đến hội họp gì thì báo cho mẹ hay, lúc đó con cho người đưa xe mẹ về sinh hoạt với các bác vài ba hôm rồi lại ra với vợ chồng chúng con.
     -Sao giờ con mới nói.
      Bà biết con trai bà nói vậy cho bà vui lòng , chứ nó hiện giờ ở phố công việc chất cao như núi, thời gian đâu mà nhớ ngày hội họp của các bà ở quê. Nó về đón mẹ ra mà điện thoại cứ reo liên hồi, tuy luyến tiếc nhà cửa, ruộng vườn cũng đành nhanh chân theo con.
    Làng xóm khuất xa, phía trước là con đường dài thẳng tắp hai bên nhà cửa nối nhau san sát. Xe đang chạy về hướng mặt trời mọc. Nơi đó bà biết đó là thành phố. Nơi con người ta sống gấp gáp ,vội vàng, nơi mà ngày nào trên đường cũng cuồn cuộn xe cộ, hàng quán tấp nập ngày đêm, nơi mà người ta không biết láng giềng của mình là ai.Nơi đó đang chào đón bà.
         Biệt thự bà nghe nói nhiều cho đến bây giờ bà mới tận mắt chứng kiến biệt thự của con trai. Đó là ngôi nhà màu trắng có hai tầng lầu, một tầng trệt. Phía ngoài được tranh trí lộng lẫy, những mái ngoái thoi thoải như dựng đứng , cửa sổ làm bằng kính trong suất, có rèm che . Vườn rộng có nhiều cây cảnh , các loại hoa khoe nhau đủ màu sắc nở rộ ven các lối đi, lại có cả hồ cá, raga xe ô tô và có cả chuồng nuôi hai con chó béc-giê to tướng .Hai con vật hung dữ không khác gì hai con cọp ,ngày đầu tiên gặp chúng nếu không có con trai  bà nghĩ chúng đã xé thịt bà ra.Thỉnh thoảng có người làm vườn đến chăm sóc cây cảnh , rồi có người đến tắm cho hai con chó dữ, còn anh tài xế thì ngày nào cũng đến đưa con trai và con dâu bà đi làm. Sáng nay người ta chở hai con sư tử đá cao gần ba thước đặt trước hai bên bậc than bước vào tiền sảnh ngôi biệt thự, nó còn làm cho ngôi nhà vốn đã lộng lẫy lại thêm sự nguy nga hơn.
      Trong ngôi biệt thự bà đang sống tiền sảnh ngôi nhà trang trí một cách  xa hoa. Một bộ bàn ghế salon nằm trân trọng ở giữa nhà,rồi đến tivi màn hình phẳng to như cái bảng học sinh ở trường làng quê bà , đến cặp ngà voi đặt đối diện với bộ  salon rồi có cả những cái lục bình bằng gỗ cao quá đầu người lớn cho đến những cái chóe được trang trí hoa văn  tỉ mỉ đặt ở các góc phòng.Cọng thêm trong nhà không thiếu những món đồ gốm sứ, tượng gỗ đắt tiền, được trang trí cầu kì,những vật dụng đó theo con dâu bà cho biết là người ta chở đến tặng cho bố cô, ông muốn tặng cho con gái của mình làm kỷ niệm. Một ngôi biệt thự như mơ, cả đời bà không bao giờ nghĩ con trai mình được sống trong căn nhà sang trọng, lỗng lẫy, xinh đẹp như vậy.Từ lúc nhỏ thằng Tùng bà sống nhà mái rạ,đến mái giấy, sau đó mới đến tôn, nhà có cả gốc tre,  trụ xi măng đang xen với trụ gỗ . Nhà bà xưa kia là nhà tranh vách nứa, cho đến khi thằng Tùng con trai bà gửi tiền về xây nhà, mới ra căn nhà ngói đường hoàng như hiện nay. Nhà ngói ở quê bà ở chưa được bao lâu giờ phải đóng cửa ra phố sống với con. Sống trong căn nhà như một tòa lâu đài, vật dụng đắt tiền nhiều khi  rỗi rãi bà muốn lau nhà nhưng con trai bà không cho vì nó sợ bà không quen vị trí các vật dụng nên dễ làm vỡ chúng .
    Nhà đẹp, sạch sẽ và bóng loáng ; con dâu bà luôn luôn muốn ngôi nhà thân yêu của mình luôn sạch đẹp như lúc mới dọn về ở, vì thế người giúp việc ngoài thời gian đi chợ, nấu cơm, giặt áo quần còn phải luôn lau chùi , quét dọn ngôi nhà theo ý của bà chủ trẻ, những nơi mà bàn chân của vợ chồng bà chủ trẻ không đặt chân đến cũng phải lau cho sạch, như lan can tầng ba ngôi nhà cũng phải lau chùi bóng lên, vì thế mà người giúp việc không có thời gian trò chuyện với bà ,cô phải làm cả ngày lẫn khuya cho xong công việc, vì căn nhà rộng lớn quá cứ dọn phía trước thì phía sau đã đóng bụi. Cây cảnh phía trước đỗ lá chưa kịp dọn thì phía sau đã có xác lá rơi,vì thế mà người giúp việc cứ xin thôi việc cho dù bà chủ trả công rất hậu hĩnh.
      Ở quê, bà Mẫu  quen  ăn trầu , hút thuốc lá ,uống nước chè, nếu không có các thứ trên chắc bà không thể chống chọi lại mùa đông kéo dài ở nông thôn trong cảnh thời bao cấm thiếu thốn chăn mền, áo ấm , làm sao bà chống chọi lại cảnh ngâm chân dưới bùn, đội mưa gió,cấy lúa vào tháng mười lạnh cóng.  Không ăn trầu , hút thuốc ,uống nước chè,chắc bà đã chết cóng lâu rồi.Vì thế miệng bà lúc nào cũng nhai trầu cho dù người giúp việc cứ nhắc bà nên phun nước bã trầu, vứt tàn thuốc lá vào sọt rác kẻo cô chủ về thấy nhăn nhó. Con dâu bà có khi nào nó nhăn nhó với  bà mà nó cứ phàn nàn với chồng và la mắn người giúp việc để cho nhà bẩn vì nước bã trấu ,hay tàn thuốc là hoặc vết loan của nước chè còn đọng lại trên thềm nhà ,vì thế khi nào bà thềm ba thứ ấy thì bà lạ tra hè phố hoặc ngoài sân ăn rồi vức nó đúng chỗ theo ý con dâu mình.
      Đã hơn hai năm trôi qua kể từ sau ngày cưới con dâu bà vẫn chưa có dấu hiệu sinh nở gì ,vì con dâu bà chọn công việc hơn là sinh con,bà ở nhà như chiếc bóng lặng lẽ, cả ngày hai vợ chồng trẻ đi làm từ sáu giờ sáng đến tận sáu giờ tối mới về, về đến nhà thằng Tùng thì đi đánh  quần vợt  còn con dâu thì đi tập thể dục nhịp điệu có khi đến cả chín giờ tối họ vẫn chưa về lại nhà , ở nhà bà ngồi phòng khách  xem tivi  chờ các con.  Còn cô giúp việc thì cứ lau chùi, dọn dẹp nhà cửa luôn.Họ về có khi dùng cơm chung có khi đã ăn rồi nên việc bà chờ cơm hơn hai giờ đồng hồ mà vẫn ngồi ăn một mình.Hôm nào hai vợ chồng về sớm thì dùng cơm chung với bà ,ăn xong họ lại ngồi vào bàn với chiếc máy vi tính  thấy vậy bà hỏi con trai:
             -Sao con không dành thời gian nghĩ ngơi.
             -Nghĩ sao được mẹ ,nghĩ ngày hôm nay thì công việc ngày mai đã ập đến, công việc ngập cả đầu, cả cổ con cũng muốn thế nhưng  không được.
              -Như thế lúc đau ốm thì sao ?
              -Mẹ ạ ! Chừng nào đau hãy hay nhưng chừ thì không thể nghĩ được.
               Bà thở dài:
             - Ở nhà mẹ ở không hoài sao vợ chồng con không sinh con cho mẹ ẵm ?
             -Chỉ một ngày nghỉ thôi,vợ con không dám nghỉ việc mà mẹ nói là sinh con,sinh con là nghỉ cả ba tháng trời, đó là chưa kể chuyện trắc trở, có người nghỉ cả năm  đó mẹ .
              -Thế con không định sinh con sao?
             -Có chứ nhưng lúc này chưa phải.
              -Hay là…! Vợ con…?
            -Vị trí của vợ chồng con hiện giờ ở công ty không có người thay thế ,vì ông gia con đã quyết định sẽ nghỉ hưu sớm cho nên công ty giao cho vợ chồng con tập quản lí, khi nào chúng con thạo việc thì ông rút chân .Ông không tin người ngoài để gửi công việc nên giao công việc cho vợ chồng con xử lí chúng con không có thời gian nghỉ nữa làm sao mà nói chuyện sinh con.
     -Như vậy thì…- Bà lại  lắc đầu chán nản-Không biết chừng nào con tính đến chuyện có con, người ta lập gia đình là để sinh con đẻ cháu ,còn con lập gia dình thì bù đầu ,bù cổ vào công việc.
     -Chuyện sinh nở bầy giờ không quan trọng nữa.Với trình độ tiên tiến của khoa học kĩ thuật thì sinh con theo ý muốn là chuyện bình thường, khi nào vợ chồng con muốn có con là có vì vậy mẹ cứ yên tâm đi ,thế nào vợ chồng con cũng sinh cho mẹ đàn cháu để mẹ tha hồ giữ.
      -Mẹ cũng mong vậy –Bà buồn rầu.
      Từ ngày đưa ra quyết định sẽ nghĩ hưu non ông  gia Tùng dành nhiều thời gian cho việc du lịch và làm từ thiện, ngôi biệt thự mà ông sắm cho vợ chồng con gái trở thành nơi hội hè của ông vào ngày chủ nhật.Ngày chủ nhật vợ chồng ông  cùng với mấy người bạn hay tụ tập đến nhà con gái để vui chơi, họ thường tổ chức những buổi dạ tiệc rồi sau đó là ca hát cho đến khuya, sự có mặt của bà ở nhà trở nên thừa vì bà không thể nào tham gia  với ông bà sui trẻ tuổi đến lúc tiệc tùng  bà hay đi tránh, nhưng giữa phố bà chẳng biết tránh đi đâu nên bà thấy họ đến thì hỏi đôi câu rồi lên lầu  ngồi chờ khi nào họ về thì bà lại xuống, mà việc lên tầng ba đối với bà thì khó khăn biết chừng nào.Tuổi cao, sức yếu phải lên bốn nhịp cầu thang t khiến bà ngốt thở, chân tay rụng rời rồi phải ngồi nghe  tiếng ồn từ dưới dội lên trên làm cho bà khó chịu, bà chỉ muốn về quê mà hưởng cái không khí thanh bình của làng quê ngày nào.
     Qua lời người giúp việc nhà, bà mới biết ngôi nhà con trai bà đang ở là của ông gia nó mua tặng, ông còn dự định khi về hưu vợ chồng ông sẽ sang ở với con gái, chỉ vì ông có một cô con gái rượu duy nhất, ông không thể  để nó ở một mình với con rể, ở chung vợ chồng ông còn có thời gian kèm cặp con rể phòng khi nó trái tính, trái nết với con gái ông. Ông biết cả gia tài kết xù của ông sau này sẽ giao cho hai đứa , ông không muốn mồ hôi nước mắt của mình bao năm vất vả dựng nên mà đỗ sông , đỗ biển trong giây lát.
     Một năm ở chung với vợ chồng  con trai, bà mới nhận ra con trai bà không còn như thuở nào;  ngày xưa việc gì cũng mẹ. Con trai bà sẽ hưởng cái gia tài khổng lồ của ông gia để lại một khi ông ấy mất đi, nên  con trai bà chiều ý vợ. Việc gì trong nhà đều do vợ nó quyết định. Con dâu bà hành xử kéo léo với chồng trước mặt mẹ chồng nên bà không nỡ nào giận con dâu, dù rằng bà biết con dâu chẳng thích bà sống chung một nhà, Nó biết thế nào bà cũng muốn về quê cho dù con trai bà cố nài nỉ bà ở lại, tuy bà chưa nói ra với con dâu, bà sẽ chọn thời điểm thích hợp nói với nó để phải khỏi làm khó cho con bà, một khi bà không còn ở chung nhà với các con.
     Bà khinh thường con trai chỉ vì nó đã đánh mất đi chính mình, thằng Tùng ngày nào của bà thường nghe lời khuyên của mẹ, thường tự quyết định tương lai cho mình bây giờ lại chiều ý vợ. Con dâu bà đã chịu sinh con nhưng cô không muốn nghĩ làm, cô không muốn giao công việc của mình cho bất kì một ai cho dù ở công ty cô vẫn có người đủ tài lực thay thế, một phần do sức ép từ gia đình mẹ ruột cô nên nên co rể chấp nhận người mang thai hộ cho vợ. Hôm hai vợ chồng  dẫn về một cô gái trẻ đẹp cùng với người giúp việc riêng cho cô gái trong thời kì mang thai . Bà sững người khi nghe con trai bà giải thích vì lí do gì mà cô gái lạ xuất hiện trong  nhà và cái thai đang lớn dần trong  bụng cô gái là cháu ruột của bà . Cả tuần  bà lơ cơm, người gầy đi, khuôn mặt bà hốc hác vì không ngủ. Bà không thèm nước chè xanh cũng chả thèm ăn trầu hay hút thuốc lá. Bà đang suy nghĩ về cái thai  trong bụng cô gái vừa đến chung sống chung nhà với bà :
    -Sao con còn trẻ mà lại chọn cái nghề đi mang thai hộ cho người ta ?
    Cô gái gục đầu rơi lệ:
   -Chẳng có ai muốn cái nghề đẻ mướn này đâu bà ạ; nhưng  cũng vì nghèo quá! Đời người ai cũng có ước mơ của mình và luôn mong muốn mơ ước của mình thành hiện thực, ước mơ của con sẽ được viết tiếp khi con xong hợp đồng đẻ mướn cho chị Nhung.
   Chỉ vì mơ ước của mình mà con lại làm chuyện trái với đạo đức này sao ?
  -Sao lại trái, con chỉ mang con hộ cho chị Nhung , đứa bé trong bụng không phải là máu mũ với con.
  -Nhưng con lại là người sinh nó ra.
    Cô gái biết nói thế nào bà vẫn không hiểu , vì với bà người mẹ nào mang thai chín tháng mưởi ngày khi sinh con ra đó là đứa con mình đứt ruột đẻ ra, người đó là người mẹ ruột của đứa trẻ.
   Cô gái nhìn bầu trời với ánh mắt xa xăm, ánh mắt nhiều mơ ước.
   -Con sẽ viết tiếp ước mơ theo học đại học của mình , chỉ trong một năm thôi, một năm thì vô cùng ngắn ngủi so với đời người, con sẽ nhận số tiền ba trăm triệu đồng sau khi sinh xong đứa bé và cắt đứt mọi quan hệ với vợ chồng chị Nhung, bà không tin con sao ? -Cô gái đưa giấy hợp đồng giữa cô với vợ chồng con bà cho bà xem -Con sẽ mất một năm ở trường đại học nhưng bù lại con sẽ thực hiện mơ ước của mình.
     -Trời ơi ! Sao thằng Tùng lại chấp nhận chuyện này kia chứ ? Còn con Nhung nó không muốn mình nắm giữ  thiên chức làm mẹ hay sao? Có mang nặng đẻ đau mới hiểu hết người mẹ thương con biết chừng nào !
     Nhà thêm người nhưng bà chẳng  thấy vui, bà cố gượng đến ngày cô gái xa lạ kia sinh cháu nội cho bà. Bà sống lặng lẽ trong khu biệt thự sang trọng, trong ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, tiền bạc chẳng lúc nào thiếu. Bà mong đến ngày nhìn mặt cháu nội, bà xem đứa cháu cưng của bà có giống thằng cha nó hồi nhỏ hay không.
    Đứa trẻ sinh ra hợp tuổi cha lẫn mẹ, ngày giờ cũng tốt, một bé trai khấu khỉnh, béo nụ.Từ bệnh viện về có đầy đủ người thân theo bước: Bà nội, ông bà ngoại ,vợ chồng con dâu, người giúp việc nhưng cô gái đẻ mướn thì không. Bà biết cô gái  đã nhận đủ số tiền và kết thúc hợp đồng của mình. Bà hiểu đây cũng chính đúng thời điểm bà sẽ nói chuyện với con dâu việc bà về quê sống, nhưng bà chưa nỡ.
Ý mẹ định về quê thăm hồ mả ông bà, đã gần hai năm nay mẹ có về quê đâu.Với lại thằng Tùng nên về quê làm mâm cơm tạ ơn ông bà đã cho nó có đứa con như mong đợi.Về bữa rồi mẹ lại ra với cháu nội của bà.
         - Sao mẹ không ở lại với vợ chồng chúng con ?
          -Thôi thì mẹ thích như thế anh về quê với mẹ một chuyến , để mẹ còn thăm hồ mả ông bà,thăm láng giềng nữa.
          -Ừ em nói phải đó.
    Về đến quê bà đi dâng hương cho các cụ, thăm các người bạn cựu chiến binh, thăm láng giềng thân thuộc, bà thăm ruộng đồng, khu vườn thân yêu. Nhà cửa quạnh hiu làm bà rơi nước mắt.Một vài hôm thì chóng qua, đến lúc bà phải ra lại phố. Nói lời bà phải giữ, bà lại ra phố với con trai.Ở quê mấy ngày bà đã nói chuyện với thằng Tùng về việc bà về quê ở hẳng nhưng con trai bà kịch liệt phản đối. Chỉ về quê có vài hôm nhưng nó cứ đòi ra phố để lo công chuyện, điều làm bà khổ tâm.
    Nhà có trẻ nhỏ đã có người lo, tắm con cũng có người đến tắm, thằng cháu cưng của bà không như cha nó lúc nhỏ, cháu bà không có sữa mẹ để bú nên nó bú sữa ngoài, ngày xưa bà nuôi thằng Tùng chỉ toàn là sữa mẹ, bây giờ cháu bà không biết đến giọt sữa mẹ là gì, hể thay đổi sữa thì nó đau, lạ thức ăn dặm cũng thế nên con dâu bà tuyệt đối giữ vệ sinh trong nhà. Từ ngày thằng Tùng có con bà đã tự  bỏ thuốc lá, bỏ ăn trầu. Bà biết đó là điều không hay nên bà đã bỏ.Con dâu bà muốn nhà không nên để thức ăn thừa trong bếp vì nó sợ thằng nhỏ lại đau bụng nếu một khi cô bảo mẫu vội vàng lấy nhầm thức ăn còn thừa lẫn trước đem ra nấu lại, vì vậy khi ăn xong bữa nào đều phải dọn sạch không chừa một tí.Nhà có hai người giúp việc nhưng vẫn làm không hết việc, nhất là chuyện lâu dọn nhà cửa cho sạch bóng lên lại làm nhiều hơn trước vì lúc này nhà đã có trẻ nhỏ.
    Buổi tối khi ăn xong vợ chồng  con trai bà thường dành thời gian chơi với con trai nhưng đến khi thằng bé khóc thì con dâu bà không tài nào dỗ cho nó nín,chỉ có cô bảo mẫu mới làm được điều đó, nếu cô bảo mẫu không xong thì mới đến bà cũng chính điều này mà bà không nỡ về quê. Bà sẽ ở lại đợi nếu như cháu bà khóc sẽ có người ru nó ngủ. Chơi với con được một lúc cả con trai lẫn con dâu lại ngồi vào bàn làm việc, còn người giúp việc thì lo dọn nhà cửa nhất là các thứ ăn còn thừa.
      -Dạ thức ăn này bà dùng nữa không để con còn phải dọn.
       -Không .
       Mỗi lần bà nói không thứ gì thì cô người ở lại mang thứ đó đi, rồi bà lại nghe tiếng nước chảy ào ở nhà dưới, mấy tháng nay đều như vậy.
       -Sao con lại cho nó vào cống hết thế. Những thứ đó chúng ta còn ăn được vào ngày mai kia mà: thịt bò xào, rau luộc, cá kho lại còn có cả cơm trắng nữa. Sao lại đổ những hạt cơm  còn trắng thơm xuống cống như thế ?
      -Đó là ý cô chủ, cô muốn thế. Không phải đổ xuống cống hết đâu bà, một nửa đổ xuống cống còn một nửa xuống bồn cầu nhà vệ sinh.
    -Cái gì đổ  xuống cống ,cái gì đổ xuống bồn cầu nhà vệ sinh ?
Đổ xuống cống nhiều dễ bị nghẹt nên con chia ra làm hai , những thứ dễ phân hủy thì xuống bồn cầu còn khó phân hủy thì xuống cống.
    Bà ngồi ngẫm nghĩ về chuyện thức ăn mà đem đi đổ xuống bồn cầu ,thứ  dễ phân hủy là gì ? Không lẽ là hạt gạo ? Hạt gạo được vo thật kĩ rồi nấu thành cơm sẽ chín mềm, hạt cơm đổ xuống bồn cầu được dội nước nó sẽ nát ra,trộn lẫn trong hầm phân nó sẽ dễ bị phân hủy.
   -Con đổ cơm xuống cầu tiêu sao?
   -Dạ con đã làm như thế từ mấy tháng  nay.
    -Gần nửa năm sao!
   -Từ ngày cậu chủ sinh con -Sao bà lại sững sờ ra thế ? Ở khu phố mình nhiều người làm như vậy lắm, vì rác người ta đổ có ngày, nên thức ăn thừa mà để ở sọt rác vài ngày sẽ bốc mùi hôi thối nên con đành  đổ xuống bồn cầu, xuống cống.
    Ở quê bà Mẫu người ta gọi hạt gạo là hạt ngọc trời cho, không thứ gì thay thế hạt gạo trong bữa ăn hàng ngày của người dân quê, người ta ăn bún ,ăn mì vài hôm thôi,chứ ai ăn được ngày này qua ngày khác như ăn  hạt cơm được. Ai lại đổ hạt ngọc trời xuống…bà thấy tội lỗi vô cùng.
     -Sao con không cho vào bọc kín rồi để một vài hôm hỏi ai đó có nuôi heo cho người ta mang về có tốt hơn không.
    -Để như thế vẫn hôi, mà lại vô tình làm thức ăn cho chuột.
Bà thấy không thuyết phục được cô người ở nên cho qua chuyện, nhưng mỗi lần nghĩ đến bà thấy tội lỗi với trời đất vô cùng cho dù việc làm đó không phải do bà làm.
    -Có phải là ý con Nhung không ?
    -Dạ lúc trước con cũng nói với chị làm như thế là không được ,ở quê con người ta người dân trọng hạt gạo không khác gì quê bà, nhưng chị Nhung bảo con làm thì con phải theo, người ở thì phải nghe  chủ, con đâu dám làm trái ý chị.
     -Thôi thì nó nói sao con cứ làm theo vậy.
      Bà biết chuyện lớn chuyện nhỏ trong nhà việc gì con dâu bà cũng quyết định cho nên bà có nói cũng chẳng thay đổi được gì, còn thằng Tùng dạo này chỉ biết nghe lời vợ và chúi đầu vào công việc, như nó đã quên đi cái quá khứ cực khổ ngày nào của nó .Thuở nhỏ nó phải ăn sắn, ăn khoai  đi học,rồi đến ăn cơm độn sắn độn khoai, chứ không dễ gì có hạt gạo trắng mà ăn, giờ chừ…Nghĩ đến mà bà rưng rưng nước mắt, bà nhất định phải vể quê cho dù bà có thương cháu mình nhiều đến đâu chăn nữa. Về quê bà sẽ sống nốt phần đời còn lại trong cái không khí thanh bình của làng quê mộc mạc, chân chất. Ở trong ngôi biệt thự cao sang này bà thấy gò bó, gượng ép và nhất là thấy cái cảnh tội lỗi của cô người ở ngày nào cũng phải đổ thức ăn thừa xuống bồn cầu nhà vệ sinh trong đó có cả hạt gạo trắng ngần mà năm tháng cơ cực của bà ở quê nâng niu từng bông lúa trên cánh đồng mới có. Bà đem chuyện kể với con trai, nó cho đó là chuyện thường ngày nên bảo bà đừng có bậm tâm làm gì cho mệt : ‘‘Chẳng việc gì mẹ phải lo. Vài thứ thức ăn thừa chẳng là bao”.
    Về quê, bà hạ quyết tâm cho dù hình ảnh đứa cháu nội thân thương của bà cứ níu kéo bà lại, cho dù thằng Tùng có phản đối bà vẫn muốn về.  Nhưng bà không nói là về ở hẳn ở quê, bà sẽ nói về quê chơi  vài ba hôm rồi lại ra. Một hôm đã khuya, vợ chồng con trai bà làm việc cho xong công chuyện, một công trình xây dựng có qui mô lớn nên hai vợ chồng ra sức cả ngày lẫn đêm chỉnh sửa cho kịp ngày thi công, bà biết đây là thời điểm thích hợp để về quê, thằng Tùng con bà không có thời gian để đưa bà về thì  người lái xe cho gia đình sẽ đưa bà về , người lái xe thì không thể ở lại quê bà vì con trai bà cần xe để đi làm xa,  thế nào bác tài cũng phải về trong ngày để có xe đưa đón hai vợ chồng ông chủ. Bà lên phòng làm việc thấy hai vợ chồng con trai đang trải dài bản vẽ chi chít trên sàn nhà, người chỉ, người chỉnh.
     -Tùng con chưa ngủ hả ?
    - Mẹ ! Sao khuya rồi mẹ không đi nghĩ cho khỏe người ?
    -Có ngủ được đâu với lại ban, ngày mẹ cũng đã ngủ rồi.
    -Thế có chuyện gì mẹ lên tìm vợ chồng chúng con ?
-Tùng này, mai mẹ về quê , về quê dự đám tang bà bạn hồi còn làm thanh niên xung phong. Cô  Ngoan đó, cô  mất vì bệnh cao huyết áp.
    -Cô Ngoan hả mẹ, có phải lúc con còn nhỏ cô hay đến nhà chơi cô cho con những chùm ổi không mẹ -Vừa nói Tùng vừa chăm chú vào bản vẽ , còn vợ Tùng nhìn bà không nói, nhưng  trong lòng con dâu bà không đồng ý việc bà hay trái tính trái nết: sống ở thành thị có cả mâm cao cổ đầy, thỉnh thoảng lại đi du lịch, đau ốm có người đến tận nhà xem bệnh, lại gần con, gần cháu, thế mà dăm bữa nửa tháng lại đòi về quê.
   -Thế anh có thu xếp đưa mẹ về quê dự đám tang không ?
   -Ngày mai thì không nhưng mẹ thích về thì để anh nói bác tài sáng đưa mẹ về rồi chiều mẹ lại ra. Sáng mai mẹ đi xe cùng chúng con đến công ty rồi từ công ty bác tài đưa mẹ về thẳng quê , mẹ nhớ chiều về để chúng con có xe đi làm, còn khi nào công việc xong con về dâng hương cô Ngoan sau, nếu gia đình cô hay láng giềng có hỏi thì mẹ bảo thế.
         -Ừ.
         Hôm sau tài xế đưa bà về quê, bà cho biết là không có ý định ra phố sống nữa, bà sẽ sống phần đời còn lại ở quê, cho dù bác tài cố nài nỉ bà lên xe: ‘‘Nếu con không đưa bác về lại thành phố thì anh Tùng sẽ thôi việc con’’. Bà biết mình đã làm khó cho anh lái xe nhưng bà không còn sự lựa chọn nào khác.
      -Anh cứ về nói với vợ chồng thằng Tùng là anh có nói thế nào đi chăng nữa nhưng bác gái vẫn quyết ở lại quê nhà. Tôi ở quê sống khỏe , khi nào nhớ cháu nội tôi sẽ tự ra thăm, vợ chồng chúng nó cứ yên tâm làm ăn đừng lo gì cho tôi.
        Anh tài xế biết mình không thể chờ lâu thêm được trong khi bà cụ vẫn cương quyết không thay đổi quyết định của mình nên anh đành ra về để kịp giờ đưa vợ chồng Tùng đi làm về. Anh cứ bâng khuâng không biết trả lời với Tùng những gì một khi để cụ ở lại quê còn vợ Tùng thì chuyện bà ở quê hay ở phố cũng vậy thôi.
     Công việc nhiều nên hơn tuần sau Tùng mới về thăm mẹ,Tùng mừng là mẹ sức khỏe vẫn thường ,Tùng cố thuyết phục ,nài nỉ ,van xin bà ra sống chung nhưng bà vẫn mặc, cuối cùng Tùng lại tìm người giúp việc cho bà nhưng bà từ chối: ‘‘Mẹ vẫn còn khỏe , mẹ làm được, ở không , không động đậy tay chân mẹ thấy khó chịu trong người lắm”. Nội trong ngày Tùng trở lại thành phố mà lòng nặng trĩu lo âu. Điều mà bà định nói với con trai nhưng bà cố kìm nén trong lòng : với tài năng của con, con  bà thừa sức cưới cô vợ có nghề nghiệp, con sẽ sắm được cả nhà lầu , xe hơi ở phố và con sẽ là ông chủ của gia đình, con có quyền quyết định mọi thứ chứ không phải như bây giờ, việc gì con cũng để vợ mình quyết định cả.
     Mọi việc nhỏ to bà đều tâm sự với bà Lí, bà phiền lòng khi tuổi già mà không được gần con, rồi vì công việc con không thể gần mẹ ,nhưng bà không nói về việc  người giúp việc nhà con trai bà ngày nào cũng đổ cơm thừa xuống bồn cầu nhà vệ sinh, con dâu bà phải nhờ người khác đẻ thuê, điều  đó với bà quả là tội lỗi với trời.
   Về quê bà buồn rầu, hai tháng sau bà sinh bệnh mà mất, đám tang bà được tổ chức linh đình , trống cờ đầy đường. Đường quê vốn hẹp, người từ thành phố làm chung  công ty với con trai bà, rồi đối tác làm ăn, có cả người nước ngoài, họ đánh xe hơi về dâng hương đậu trước nhà làm nghẽn cả một đoạn đường dài, người qua đường không than phiền vì nghẽn đường lưu thông mà người ta nhìn dàn xe hơi dài nối nhau cả hàng trăm mét, cờ tang ,vòng hoa để nối nhau, có cả trai thanh, gái lịch, mọi người cứ trầm rồ khen ngợi người chết nằm trong quan tài thật là sung sướng.                                                                                                                                               Khuya  5.11.2014

1 nhận xét:

dinhphuong2011 nói...

THỰC RA KHÔNG CẦN PHẢI VIẾT DÀI NHƯ VẬY ĐỂ DIỄN TẢ NHỮNG NỘI DUNG CẦN NÊU. TRUYỆN NÀY KHÔNG THUỘC THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN.