Mộc Nhân
tặng Mục Đồng Quán
tặng Mục Đồng Quán
Năm
Bính Thân (2016), ngày Ất Dậu, tháng Đinh Hợi, nhân lúc có hứng với tửu sự, bổn Mộc mở
quán nhậu kiếm thêm tí xu của thiên hạ, cũng là cho vui ngày, ấm túi, lại làm nơi gặp gỡ của tứ chiếng hay nhẩn nha tán phét chuyện đời…
Đặt tên quán là Mục
Đồng.
Chỉ là một cái
tên nhân lúc đàm luận mà nghĩ ra, chẳng có ý chi, chẳng gởi gắm chi; tên chẳng
hay ho nhưng cũng không thể nói là khó nghe với một bình dân tửu quán.
Thế nhưng sự đời
vốn nhiêu khê, cái tên Mục Đồng kia cũng gây nhiều sinh sự khó lường.
Một hôm có kẻ
ngà ngà say gọi người trong quán ra mà sỉ vả: “chủ quán nhà ngươi xem thực khách
nơi đây là bọn chăn trâu cả à, ai vô đây cũng là phường chăn trâu cả, vậy chủ
nhân các ngươi cũng là trẻ trâu chứ chi…”.
Phàm thật khó lí lẽ để thắng
kẻ say sưa cố chấp, vậy là im xuôi cho qua chuyện nhưng trong bụng cũng mừng thầm là
cũng còn người hiểu cái nghĩa của từ mục đồng.
Nhưng nhiêu khê
hơn là nhiều người không biết mục đồng là cái chi chi nên cù nhầy suy diễn.
Nào là hỗn xược
từ sự đọc nhầm “mục” thành “mực” mà to tiếng: ta từng nghe "mực biển" chứ từ thưở cha sinh mẹ
đẻ đến chừ chưa hề nghe nói đến "mực đồng"; chủ nhân bọn bay ỷ có tí chữ nghĩa mà
xỏ xiên thiên hạ sao?
Lại có vị đại nhân men ngấm ngà ngà, diễu nhại
châm chích, suy diễn "mục" là “nát” nên mới cao giọng: đây là chỗ ăn nhậu mà sao đặt
tên như nơi thu mua phế liệu, chúng bay buôn bán đồ đồng nát à !!!
Ôi, vui buồn lẫn
lộn, xỗn bộn xô bồ !
Vậy nên nhân
lúc rỗi rãi chép ra vài dòng tản mạn về mục đồng cũng để là gọi là tỏ lòng quán
xá, thanh thản mục đồng, vui lòng bạn nhậu.
***
Trong hầu hết
các tự điển tiếng Việt đều giải nghĩa “mục đồng” là trẻ chăn trâu bò (mục: trâu bò, rộng hơn là gia súc; đồng: đứa trẻ); có sách còn chua thêm rành rẽ: đây là từ cũ, hay dùng trong văn chương.
Vậy là đã rõ mười mươi, mục
đồng là trẻ chăn trâu - ngày nay hay gọi là “trẻ trâu”; về nghĩa là tương đồng
tuy nhiên ba từ này khác nhau về sắc thái ý nghĩa:
- mục đồng:
mang sắc thái trang trọng (nên hay dùng trong văn chương, nhất là văn chương cổ)
- trẻ chăn
trâu: mang sắc thái bình thường, trung tính
- trẻ trâu: mang sắc
thái suồng sả, coi thường, diễu cợt.
Tùy theo ngữ cảnh hay sân si hoặc nhã hứng mà người ta tùy nghi nhả chữ.
***
Mục đồng luôn gợi
nhớ tuổi thơ gắn với hình ảnh chú bé chăn trâu đội nón cời hay đầu trần tóc chỏm,
ngồi trên lưng trâu đọc sách, phất cờ lau hay cầm diều, thổi sáo trên cánh đồng
trong buổi hoàng hôn; các chú trâu bụng no tròn thả những bước chân chậm chạp
trên đường đồng lối quê. Đó là những hình ảnh gần gũi, gắn với kỷ niệm tuổi thơ,
trở thành biểu tượng của làng quê và cũng là cái thú đi vào văn thơ nhạc họa:
Ai
bảo chăn trâu là khổ
Chăn trâu sướng lắm chứ
Ngồi mình trâu, phất ngọn cờ lau
Và miệng hát nghêu ngao…
Chăn trâu sướng lắm chứ
Ngồi mình trâu, phất ngọn cờ lau
Và miệng hát nghêu ngao…
(Em bé quê – ca khúc
Phạm Duy)
Những câu ca giản dị nhẹ nhàng như thế khiến người ta cảm thấy an yên, và dễ rưng rưng cảm xúc.
Những câu ca giản dị nhẹ nhàng như thế khiến người ta cảm thấy an yên, và dễ rưng rưng cảm xúc.
***
Hình ảnh mục đồng
cũng gắn liền với những bài thơ cổ điển nổi tiếng.
Trần
Nhân Tông có bài thơ “Thiên Trường vãn vọng”
(Ngắm cảnh Buổi chiều từ phủ Thiên Trường):
“Thôn
hậu, thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô, bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lý ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi há điền.”
Bán vô, bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lý ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi há điền.”
Dịch
nghĩa:
Trước
thôn, sau thôn, cảnh mờ nhạt như khói phủ,
Bóng chiều tà nửa không, nửa có.
Trẻ chăn trâu thổi sáo dẫn trâu về,
Từng hàng cò trắng hạ cánh xuống đồng.
Bóng chiều tà nửa không, nửa có.
Trẻ chăn trâu thổi sáo dẫn trâu về,
Từng hàng cò trắng hạ cánh xuống đồng.
Bài thơ là một
bức tranh đẹp êm ả có hình ảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về chuồng cùng tiếng
sáo vẳng, có đôi cò trắng (bạch lộ) kiếm ăn giữa ruộng lúa đang lên xanh, một
nét vui đồng ruộng ẩn giấu trong đó một niềm vui hạnh phúc tình yêu, hoặc cao
hơn, một sự sinh sôi của sự sống.
Lưu Giá – nhà
thơ thời Đường có bài thơ “Mục đồng”
khá hay:
Mục
đồng kiến khách bái,
Sơn quả hoài trung lạc.
Trú nhật khu ngưu quy,
Tiền khê phong vũ ác.
Sơn quả hoài trung lạc.
Trú nhật khu ngưu quy,
Tiền khê phong vũ ác.
Dịch nghĩa:
Trẻ
chăn trâu thấy người lạ cũng biết vái chào,
Nó tiếc các trái cây rụng trong núi.
Hàng ngày lùa trâu về,
Gặp mưa to gió lớn trước suối.
Nó tiếc các trái cây rụng trong núi.
Hàng ngày lùa trâu về,
Gặp mưa to gió lớn trước suối.
Dịch thơ:
Mục đồng gặp khách chấp tay
chào,
Tiếc nhặt quả rơi giữa núi cao.
Mỗi bửa lùa trâu về cẩn thận,
Đôi khi dưới suối gió mưa gào.
Tiếc nhặt quả rơi giữa núi cao.
Mỗi bửa lùa trâu về cẩn thận,
Đôi khi dưới suối gió mưa gào.
Lôi Chấn có bài
thơ “Thôn vãn”:
Thảo mãn trì đường thuỷ
mãn pha,
Sơn hàm lạc nhật tẩm
hàn y.
Mục đồng quy khứ hoành
ngưu bối,
Đoản địch vô xoang tín
khẩu xuy.
Bản dịch thơ của
Ngô Văn Phú:
Ao chuôm cỏ nước đầy phè
Mặt trời gác núi lê thê sóng chiều
Mục đồng vắt vẻo lưng trâu
Miệng xinh thổi sáo nhạc nào vu vơ.
Mục đồng không
chỉ gắn với nét dễ thương hồn nhiên mà đó còn là những chú bé thông minh, chăm
ngoan chịu khó.
***
Truyện cổ Grim
kể:
Xưa, có một chú
bé mục đồng nổi tiếng khắp nước về tài ứng đối. Tiếng đồn đến tai nhà vua, nhà
vua không tin, cho triệu em đến để thử tài. Nhà vua nói:
- Nếu con giải được ba câu đố của ta,
thì ta sẽ coi con như con đẻ và con sống bên ta ở trong cung điện này.
Chú bé nói:
- Tâu bệ hạ, ba câu gì ạ?
Vua nói:
- Câu thứ nhất thế này: biển có bao nhiêu giọt nước?
Chú bé mục đồng thưa:
- Tâu bệ hạ, xin người cho chặn tất cả sông ngòi trên trái đất, đợi con đếm từng giọt rồi hãy cho chảy ra biển. Sau đó con sẽ xin thưa bệ hạ biển có bao nhiêu giọt nước.
Vua nói:
Chú bé nói:
- Tâu bệ hạ, ba câu gì ạ?
Vua nói:
- Câu thứ nhất thế này: biển có bao nhiêu giọt nước?
Chú bé mục đồng thưa:
- Tâu bệ hạ, xin người cho chặn tất cả sông ngòi trên trái đất, đợi con đếm từng giọt rồi hãy cho chảy ra biển. Sau đó con sẽ xin thưa bệ hạ biển có bao nhiêu giọt nước.
Vua nói:
- Câu đố thứ hai thế này: Trên trời
có bao nhiêu sao?
Chú bé mục đồng thưa:
- Tâu bệ hạ, cho con xin một tờ giấy trắng thật to.
Chú bé cầm giấy, lấy bút chấm la liệt những chấm tí ti lên giấy, chấm nhiều vô kể lại nhỏ ly ti nên không tài nào đếm được, ai nhìn vào cũng hoa cả mắt.
Sau đó chú bé tâu vua:
- Tâu bệ hạ, trên giấy có bao nhiêu chấm, thì trên trời có từng ấy sao, cứ đếm thì biết.
Nhưng chẳng một ai đếm nổi!
Vua nói:
- Câu đố thứ ba thế này: Thời gian vô tận có bao nhiêu giây đồng hồ?
Chú bé mục đồng thưa:
- Tâu bệ hạ, ở xứ Hinterpommern có ngọn núi Demant, phải leo một tiếng mới đến ngọn núi, phải đi một tiếng mới hết bề ngang, lại phải xuống một tiếng mới tới đáy hang núi, có một con chim nhỏ xíu, cứ cách trăm năm lại bay đến mài mỏ vào vách núi. Khi nào núi bị chim mài nhẵn tới đáy hang thì lúc đó giây đồng hồ đầu tiên của thời gian vô tận mới trôi qua.
Nghe xong, vua phán:
- Tâu bệ hạ, cho con xin một tờ giấy trắng thật to.
Chú bé cầm giấy, lấy bút chấm la liệt những chấm tí ti lên giấy, chấm nhiều vô kể lại nhỏ ly ti nên không tài nào đếm được, ai nhìn vào cũng hoa cả mắt.
Sau đó chú bé tâu vua:
- Tâu bệ hạ, trên giấy có bao nhiêu chấm, thì trên trời có từng ấy sao, cứ đếm thì biết.
Nhưng chẳng một ai đếm nổi!
Vua nói:
- Câu đố thứ ba thế này: Thời gian vô tận có bao nhiêu giây đồng hồ?
Chú bé mục đồng thưa:
- Tâu bệ hạ, ở xứ Hinterpommern có ngọn núi Demant, phải leo một tiếng mới đến ngọn núi, phải đi một tiếng mới hết bề ngang, lại phải xuống một tiếng mới tới đáy hang núi, có một con chim nhỏ xíu, cứ cách trăm năm lại bay đến mài mỏ vào vách núi. Khi nào núi bị chim mài nhẵn tới đáy hang thì lúc đó giây đồng hồ đầu tiên của thời gian vô tận mới trôi qua.
Nghe xong, vua phán:
- Con đã giải ba câu đố tinh thông
như một nhà hiền triết. Từ nay trở đi con sẽ ở bên ta trong cung điện này, ta
coi con như con đẻ của ta.
***
Nhà văn Pháp Le
Clézio, Nobel năm 2008 có tác phẩm “Lũ mục đồng” nói về những đứa trẻ với những
cảnh ngộ khác nhau nhưng chúng đều mang theo những giấc mơ của mình trong sự
huyên náo của đời sống, dấn mình vào những cuộc phiêu lưu kì thú trong thiên
nhiên, qua đó nhắc người ta nhớ về những giấc mơ, thủy chung vẫn luôn nằm sâu
trong kí ức con người, nhưng bấy lâu bị cố tình lãng quên, vùi lấp.
***
Trong Phật pháp
và trong Thiền học, hình ảnh mục đồng trong “Thập Ngưu Đồ” (mười bức tranh về
chú mục đồng và con trâu) mô tả những giai đoạn tu chứng để đi đến giác ngộ và
vào đời giúp người. Ở đây con trâu biểu tượng cho bản ngã, cái tôi là cái chúng
ta đang tìm kiếm:
1: Tìm trâu |
Bức 1: Tìm trâu:
có
khi ta lạc đường, phải tìm lối ra và đôi khi cũng tự hỏi mình đang ở đâu, sống
như thế nào? chết đi về đâu? Đây là giai đoạn đầu tiên còn gọi là phát tâm đi
tìm bản ngã – tượng trưng bằng hình ảnh chú mục đồng đang đi tìm trâu.
2: Thấy dấu con trâu |
Bức 2: Thấy dấu
con trâu: đây là lúc chúng ta tìm thầy, hoặc kinh sách… tuy thế vẫn còn bán tín
bán nghi không biết hướng nào là đúng cần phải theo dấn bước đi tới - tượng trưng
bằng hình ảnh chú mục đồng thấy
dấu vết con trâu bên dòng sông hay dưới gốc cây.
3: Thấy trâu |
Bức 3: Thấy
trâu: đây là giai đoạn khi ta tìm thấy chính mình, hiểu rõ về bản
ngã, về thực tướng của ngũ uẩn và sáu cảm giác bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân thể và tâm hồn - tượng trưng bằng hình ảnh chú mục đồng tìm thấy trâu.
4: Bắt trâu |
Bức 4: Bắt trâu:
đây là giai đoạn đã tìm thấy được trâu nhưng không dễ gì bắt được nó vì với cuộc
sống bản năng, không dễ gì một sớm một chiều trở lên thuần tâm; nếu không kiên
trì, nỗ lực theo đuổi sẽ vuột mất.
5: Chăn trâu |
Bức 5: Chăn
trâu: Ý nghĩ luôn di động, hết việc này nhảy sang việc khác, chỉ có sự giác ngộ
mới cho chúng ta biết đâu là chân lý nên ở giai đoạn này chúng ta cần phải sống
điều độ, giữ giới luật hơn nữa.
6: Cưỡi trâu về nhà |
Bức 6: Cưỡi
trâu về nhà: Đây là giai đoạn đã thuần thục hóa cái ta, hiểu rõ cái ta và ai đó
có hiểu ta hay không hiểu ta cũng không phải bận tâm – tượng trung bằng hình ảnh
chú mục đồng nay thong thả cưỡi trâu nghêu ngao ca hát.
7: Quên trâu còn người |
Bức 7: Quên
trâu còn người: cụm từ “quên trâu” có nghĩa là sàng lọc để tìm chân ngã trong
cái tôi – tượng trung bằng hình ảnh chú mục đồng sau khi dẫn trâu về nhà ngồi
yên lặng ngắm mây trời suy ngẫm.
8: Quên người lẫn trâu |
Bức 8: Quên người
lẫn trâu: mọi phiền não, vướng mắc, đều để qua một bên, chỉ còn lại sự tĩnh lặng
tuyệt đối, dường như mọi sự việc điều thông suốt; phi nhị nguyên, tất cả đều trống
rỗng, không còn ta, con trâu; đây là giai đoạn nhận thức rằng chân ngã và cái
tôi cả hai đều không thực, tức là bước vào cảnh giới vô ngã, vô thường và không
- tức cảnh giới chư Phật, Bồ Tát – tượng trung bằng hình ảnh một vòng tròn trống không.
9: Trở về cội nguồn |
Bức 9: Trở về cội
nguồn: tức là quay về “Bản tính thanh tịnh”; nó ở ngay trong ta, dù bị ô uế, ảnh
hưởng bởi sự vật xung quanh nhưng rồi con đường tu tập sẽ giúp ta trở về cảnh
giới giác ngộ.
10: Thong dong vào đời |
Bức 10: Thong
dong vào đời: chú mục đồng giờ đây không chút âu lo phiền muộn, mỉm cười thong
dong vào đời; trong chú có Phật tánh. Đây là cảnh giới giác ngộ thăng hoa toàn
diện về thể chất lẫn tinh thần, hoàn toàn tự do tự tại không còn ràng buộc bởi
vật chất thế gian.
Mười bức tranh
trên cho thấy chú mục đồng là người đi tầm đạo, tìm chân lý để hiểu rõ về bản
ngã, tìm ra con đường giải thoát nhìn thấy rõ bản tính, vượt ra khỏi những hiện
tượng giả tạo không thật, nguồn gốc của khổ đau và tu chứng đạt đến cảnh giới
thiền định tức cảnh giới tự do tuyệt đối. Quá trình thuần hóa trâu để
cho nó trở thành hiền hòa và chịu phục tùng theo con người là
một quá trình mang tính biểu tượng về mặt giáo
hóa và chuyển hóa tâm linh trong thế giới nhà Phật.
Trâu ví như vọng tâm điên đảo. Người tu tập chuyển
hóa tâm giống như trẻ mục đồng chăn trâu từ vọng sang chân, từ sinh
diệt sang vô sinh diệt, từ mê sang ngộ, từ chúng
sinh sang quả vị Phật.
***
Trong “Kinh Phóng
Ngưu” ghi lại chuyện quốc vương xứ Ma Kiệt Đà thỉnh Phật và
năm trăm đệ tử Phật để cúng dường trong ba tháng. Quốc
vương muốn dọn sữa tươi cúng Phật và chúng Tỳ kheo nên
phải cho gọi những người chăn trâu ngày ngày mang sữa tươi đến. Sau
ba tháng, quốc vương thương cảm những người này nên cho họ cơ
duyên đến hầu Phật. Họ đến hầu Phật, sung sướng được chiêm
ngưỡng dung nhan của Phật, nhưng không biết gì để thưa hỏi vì họ chỉ
biết việc chăn trâu mà thôi. Họ đem việc đó hỏi Phật, muốn biết phải chăn
trâu thế nào cho có hiệu quả thiết thực. Phật dạy nếu biết giữ
“mười một điều” thì người chăn có thể làm cho bầy trâu mạnh khoẻ và sinh sôi
nhiều thêm. Mười một điều đó là:
1. Người chăn
trâu giỏi biết nhận ra trâu của mình (sắc tướng), cũng như người
tu tập phải biết rõ “sắc pháp” để thấy rõ bản chất vô thường, bất
tịnh của thân mà chăn dắt có hiệu quả hơn.
2. Phải thấy được
sự thay đổi của đàn trâu (cũng như người tu nhận biết được các chuyển
biến của “thân, khẩu, ý” mà điều chỉnh)
3. Phải biết
cách chăm sóc trâu (cũng như người tu phải biết yêu thương, buông xả,
biết gột rửa tâm niệm của mình cho sạch khỏi những tham dục, si
mê và sân hận thì mới được an ổn).
4.
Người chăn trâu giỏi biết chữa trị vết thương của trâu (cũng như người tu
phải biết không để cho các trùng độc phiền não gây tác hại)
5.
Người chăn trâu giỏi biết cách đốt vỏ cây xông khói lên để trâu khỏi
bị muỗi đốt (tu sĩ giỏi cũng phải biết xông hương giải thoát, mang lại
cho mình và người niềm an vui).
6. Người chăn
trâu giỏi biết tìm đường an toàn cho trâu đi và về (người
tu giỏi cũng phải biết chọn đường đi cho mình, biết thực
hành “bát chánh đạo”, và tránh những mê muội cám dỗ)
7. Người chăn
trâu giỏi biết thương yêu trâu, biết tìm chỗ ở thích hợp cho
trâu ở (tu sĩ giỏi cũng phải biết quý trọng những niềm an vui
do thiền định mang lại, phải sinh tâm hoan hỷ, tin tưởng, thọ
trì để các thiện căn tăng thêm lên).
8. Người chăn
trâu giỏi biết tìm bến tốt cho trâu qua sông để trâu dễ lội dễ đi qua (tu
sĩ giỏi cũng phải biết bến bờ tốt để an toàn đưa tâm qua, phải
biết nương vào “tứ diệu đế” để đến được bến bờ giải thoát).
9. Người chăn
trâu giỏi biết tìm chỗ có ruộng tốt, có cỏ non và có nước uống để thả cho
trâu ăn (tu sĩ giỏi cũng phải biết rằng “tứ niệm xứ” là mảnh đất tốt nhất
để đi đến giải thoát. Biết thân bất tịnh, biết thọ là khổ, biết
tâm vô thường và biết pháp vô ngã).
10. Người chăn
trâu giỏi biết bảo vệ những vùng thả trâu, không tàn hại phá phách môi
trường nuôi trâu, không vắt sữa trâu đến kiệt quệ (tu sĩ giỏi cũng phải cẩn
thận và dè dặt trong việc tiếp xúc, thu nhận của cúng dường,
đừng để mất tín tâm của Phật tử, nếu làm người mất
lòng tin thì cũng như tàn phá khu vực chăn trâu).
11. Người chăn
trâu giỏi biết nuôi giữ trâu đầu đàn vì những con trâu lớn làm gương cho đàn
(cũng như trong chúng tăng có các bậc Tỳ kheo trưởng lão,
các bậc đại nhân có uy đức hộ trì chánh pháp, tu
sĩ giỏi cũng phải biết nương vào đức hạnh và kinh nghiệm của
các bậc thầy đi trước mình mà tu tập).
Những điều kể
trên người tu sĩ có thể bắt chuớc kẻ mục đồng để thực
hành nhưng không phải để chăn dắt con trâu nơi ngoài đồng cỏ mà chính là
chăn dắt con “trâu tâm” trong lòng mình đưa nó trở về lại bản
thể vô nhiễm, vô sinh, tức cái gốc ban sơ của nó.
***
Hiện
nay ở làng Phong Lệ (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang) vẫn giữ được lễ hội dành
riêng cho trẻ chăn trâu có một không hai ở nước ta (lễ rước Mục đồng).
Truyền
thuyết kể rằng ngày xưa ở làng Phong Lệ có cụ già đi lạc đến làng, được các em
chăn trâu yêu mến, mang cho cơm nước cùng ăn. Khi qua đời, cụ được mai táng tại
một khu đất cồn ở làng. Điều lạ là kể từ đó, khu đất ấy chỉ có đám trẻ chăn
trâu mới đến chơi được, còn ai vào cũng bị dính chặt chân vào đất khó mà dứt
ra. Từ đó trở đi, cồn thần được cho là nơi chỉ có trẻ chăn trâu tập trung, chơi
đùa, từ câu chuyện này, lễ hội độc đáo dành riêng cho trẻ chăn trâu đã ra đời
và được gọi là lễ rước mục đồng.
Lễ
rước mục đồng ngoài ý nghĩa tâm linh còn mang ý nghĩa văn hóa xã hội nhằm tôn
vinh trẻ chăn trâu. Trân trọng các em cũng là trân trọng những người lao động
nghèo khó, bởi chính họ là những người góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã
hội.
***
Mục đồng mang nhiều ý nghĩa đời sống,
nhân văn, tâm, thiền, đạo… gắn với văn hóa, tín ngưỡng con người.
Vậy cớ chi chúng ta lại kì thị, hạ
thấp những giá trị bản thể của mục đồng. Hãy thử quay về với tuổi thơ, với bản
lai diện mục của mình trong một chiều ngắm mục đồng trên đường quê ngõ làng mà
thấy lòng mình thảnh thơi thiền tịnh.
***
Nâng ly dzô thôi, ăn nhậu tử tế cũng là một dạng thiền - thiền tửu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét