26/10/11

43. THÁNG MƯỜI

Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh 
                        
                                                            
                                     Cơn giông
                                        lạc 
                                           giữa 
                                             tháng Mười
                                                 mắt em  
                                                     ngấn nước
                                                         môi cười 
                                                             sũng mưa

25/10/11

42. TẢN MẠN VỀ BA VẠN SÁU

        Thầy giáo Nguyễn Văn Lơ

Bài viết này tôi dành cho cựu học sinh K.81, nghĩa là nó có tính cách nội bộ giữa những người từng gặp gỡ nhau dưới mái trường Đại Lộc / Huỳnh Ngọc Huệ. Đây là những lời thân tình, chân thật và khá tản mạn cho nên không cầu sự kín cạnh, chặt chẽ về ý tưởng lẫn lập luận, nhiều ý còn để ngõ. Mong các bạn đọc bài này với tấm lòng rộng mở, được ý hãy quên lời.


24/10/11

41. CÁI MỚI VÀ SỰ ĐỔI MỚI

Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh 


1. Thế nào là đổi mới ?
          Tự điển tiếng Việt giải thích từ “đổi mới ” là : biến đổi, thay đổi, và có tiến bộ nhiều hơn trước ( innovate, renovate).
          Như vậy, nội hàm của khái niệm đổi mới bao gồm hai nét nghĩa:
a.      Thay đổi.
b.     Có tiến bộ nhiều hơn cái cũ.
Với cách hiểu chuẩn mực như trên thì lâu nay chúng ta đã lạm dụng khái niệm đổi mới ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh.
         

23/10/11

40. BẢO SINH – HUYỀN THI

NGUYỄN BẢO SINH - HUYỀN THI
Mộc Nhân – Tổng hợp từ nhiều nguồn


Nguyễn Bảo Sinh, sinh năm 1940, sống ở Hà Nội. Ông luôn tự nhận mình là một tay sống trong giang hồ(!), một người tu tại gia(!).
Nguyễn Bảo Sinh, Đồng Đức Bốn, Văn Thùy, Bùi Giáng rất xứng đáng với danh hiệu mà người đọc xưng tụng: “Nhà thơ dân gian”. Điểm chung của thơ các ông là sự thông thoáng, thuần khiết, vần điệu, và đặc biệt là chứa đựng yếu tố triết lý mộc mạc và sâu sắc.
Nhiều bài thơ của các ông sáng tác còn bị nhầm là ca dao, có lẽ cũng là do tính thuần khiết và trí tuệ của chúng.
Nguyễn Bảo Sinh khá điển hình cho một dạng nhà thơ dân gian vốn tồn tại từ xưa đến nay ở nhiều nơi trên thế giới. Trí tuệ dân gian thông qua hình thức nói vần được truyền khẩu nhiều khi biến thành ca dao, tục ngữ, thành lời các bài hát dân ca. Có thể nhận ra đặc tính chính của lối thơ này là ở chỗ luôn ngẫm sự đời để từ đó rút ra những kinh nghiệm sinh tồn, những kinh nghiệm sống. Yếu tố kinh nghiệm cá nhân không thể chia sẻ cho ai được đã làm nên nhiều sự bất ngờ và độc đáo của lối thơ này.
Nguyễn Bảo Sinh đặt tên cho những bài thơ truyền khẩu của mình là huyền thi.

39. BÙI GIÁNG - THƠ ĐIÊN

Mộc Nhân – Tổng hợp từ nhiều nguồn


Bùi Giáng năm 1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Là con thứ 5 nếu tính tất cả các anh em nên khi vào Sài Gòn, ông được gọi theo cách gọi miền Nam Sáu Giáng.
Năm 1952 ông ghi danh học Đại học Văn khoa. Tuy nhiên ông lại quyết định chấm dứt việc học và bắt đầu viết khảo luận, sáng tác, dịch thuật và đi dạy học tại các trường tư thục.
Năm 1969, ông "bắt đầu điên rực rỡ" và "lang thang du hành Lục tỉnh".
Năm 1971, ông trở lại sống ở Sài Gòn. Thi sĩ Bùi Giáng mất ngày 7 tháng 10 năm 1998 sau những năm tháng sống "điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang".

38. VĂN THÙY – THƠ TÌNH

Mộc Nhân – Tổng hợp từ nhiều nguồn


 

Nhà thơ Văn Thùy quê ở thị trấn Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, ông luôn thoắt ẩn thoắt hiện như chính thơ mình.

Người ta đã gán cho Văn Thùy những cái tên: lục bát giang hồ, nhà thơ vườn hoang, lãng tử thi, dị nhân đạo sỹ, quái nhân hiệp khách, thu thủy chữ, cửu vạn chữ,...

37. NĂM MÃO - CHUYỆN MÈO

Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh


                           Canh dần, tân mẹo, nhâm thìn
                           Vó câu qua cửa vào nghìn chiêm  bao
          Năm con hổ đã qua, năm con mèo lại đến. Trong cái guồng quay vô tận của thời gian, dành cho mình một chút rảnh rổi để nhàn đàm về chuyện con mèo cũng là một cách thư giãn sau mấy ngày tất bật cuối năm.
          Chẳng biết tổ tiên của mèo từ một loài thú ăn thịt sống hoang dã được con người thuần dưỡng ra sao, chỉ biết rằng kể từ khi trở thành loại thú cưng sống chung với con người, chú mèo đã được người yêu mến.
Mèo không chỉ đi vào cuộc sống vật chất của con người mà còn gắn với nhiều ý nghĩa tinh thần, tính cách mang ẩn dụ sâu xa.

21/10/11

36. BA MƯƠI NĂM K.81

Lê Đức Thịnh

Bài viết nhân kỉ niệm 30 năm Cựu học sinh THPT Đại Lộc Khóa 81 ( 1981-2011)
 và 50 năm trường THPT HNH ( 1961- 2011)


Trang bìa trước - Đặc san 30 năm k81
***
Những cơn mưa cuối mùa mang theo rét lạnh làm co cụm cái hối hả của những ngày cuối năm. Đông vẫn còn bóng dáng đâu đây trong cái se sắt lạnh của miền Trung.
Cánh cửa của một năm cũ đang từ từ đóng lại theo nhịp đếm ngược thời gian. Không chỉ là năm cũ đang qua mà cả là những tháng ngày của chúng ta đã trôi đi  nhanh như bóng ngựa vụt qua cửa sổ để rồi mỗi người tự nhận ra những trải nghiệm của mình về con người và cuộc đời.


20/10/11

35. YÊU EM

Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh




          Yêu em yêu bóng yêu hình
          Yêu em yêu cả  linh tinh trong ngoài
          Yêu đắm đuối, yêu mệt nhoài
          Yêu rồi mà lại muốn đòi yêu thêm …

17/10/11

34. LỜI CUỐI CÙNG

 Victor Hugo – nhà thơ Pháp


Victor Hugo ( 1802 - 1885 ) là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng của Pháp. Các tác phẩm của ông rất đa dạng tiêu biểu là hai tác phẩm mang đậm tính nhân bản : Những người khốn khổ (Les Misérables) và Nhà thờ Đức bà Paris (Notre-Dame de Paris).
Chúng ta có ít người được làm quen với một mảng tác phẩm giá trị khác của ông là thơ. Dưới đây tôi xin giới thiệu một tác phẩm thơ của ông đã được dịch ra tiếng Việt.
Bài thơ được sáng tác cách đây 150 năm nhưng vẫn còn mang hơi thở thời đại của những con người yêu Tổ quốc, yêu tự do, căm thù bọn phản trắc …
            ***

16/10/11

33. VỀ THẠNH MỸ ( bài 3 )

 Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh
Để nhớ “Ngày em thắp sao trời, một ngày mưa bão tơi bời “ (1)


Hoàng hôn sông Bung, mưa mờ lối
Tìm nhau hiu hắt gió tìm mây
Dốc dài trượt chân trầy nỗi nhớ
Thôi em về, tình hẹn ngày sau.

15/10/11

32. VỀ THẠNH MỸ ( bài 2 )

Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh
 ( Tặng những người bạn 
đã sống cùng nhau trong thung lũng Thạnh Mỹ )

  

Níu mây kéo trời chiều  Thạnh Mỹ

Thung lũng trần gian mỏi bước giang hồ

Giấc mơ đẹp  mòn trong  chăn rách

Yêu em đành gởi gió ngàn bay (*)

14/10/11

31. NOBEL VH NĂM 2011

Mộc Nhân – tổng hợp từ các nguồn  Nguyễn Trọng Tạo, Tiền Vệ, Lê Thiếu Nhơn để mang đến cho bạn đọc một cái nhìn khá toàn diện về chủ nhân của giải Nobel văn chương 2011.


Nhà thơ Thụy Điển Tomas Transtroemer - Nobel văn chương 2011


***
Cứ mỗi năm vào dịp đầu tháng 10, giới văn chương toàn thế giới lại thấp thỏm đợi chờ Viện Hàn lâm Thuỵ Điển sẽ công bố Giải Nobel của năm.
Nobel Văn chương năm 2011 đã trao cho Tomas Transtroemer, nhà thơ Thuỵ Điển -bởi “qua những hình ảnh trong sáng, súc tích, ông đã mang tới cho mọi người cách tiếp cận hiện thực mới mẻ”. Ông cũng là người đã từng vào danh sách ứng cử của giải này vài lần.  

11/10/11

30. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG - MỘT GÓC NHÌN

Lê Đức Thịnh 


( Bài  tham luận trong hội nghị Nhà giáo và Lao động  -  Năm học 2011 – 2012 )



            Kính thưa  các đồng chí lãnh đạo

 Quí vị đại biểu

Thưa toàn thể hội nghị 

Được sự phân công của Ban chủ trì hội nghị, tôi xin trình bày bản tham luận về giáo dục Đạo đức, Nhân cách và Kĩ năng sống cho học sinh.

Đây là một vấn đề lớn, bao hàm nhiều nội dung nên trong bản tham luận này, chúng tôi sẽ không đi sâu vào phương pháp, biện pháp giáo dục KNS cho học sinh bởi đó là vấn đề thuộc chuyên môn. Tôi chỉ xin trình bày vài suy nghĩ, cách nhìn của mình về vấn đề giáo dục KNS cho học sinh hiện nay.

Chưa bao giờ vấn đề giáo dục KNS được ngành giáo dục quan tâm như gần đây. KNS đã được đưa vào nhà trường, được tích hợp trong dạy học nhiều môn học ở bậc Trung học; trở thành một môn học riêng trong trường tiểu học. Điều đó theo tôi có hai lí do :
- Xã hội đang lên tiếng báo động về KNS trong giới trẻ.
- Yêu cầu cập nhật trong công tác giáo dục hiện đại.  
  

10/10/11

29. THƯ GỞI CON

Một bức thư giản dị nhưng khiến những người làm con phải nhìn nhận lại chính mình.
Tác giả : PIERRE ANTOINE ( Việt kiều - đang sống tại Pháp )


Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ. 
Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi ... Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc ... Xin con hãy bao dung !
Con hãy nhớ những ngày, giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.

9/10/11

28. PHÁT BIỂU NĂM HỌC MỚI

Năm bài phát biểu khai giảng năm học mới :
1. TT Mỹ B. Obama phát biểu / 2009-2010
2. TT Mỹ B. Obama phát biểu / 2010-2011
3. TT Mỹ B. Obama phát biểu / 2011-2012
4. CT  T. T. Sang phát biểu / 2011-2012
5. CT Ng. M. Triết phát biểu / 2010-2011

7/10/11

26. CON RẬN

Lê Đức Thịnh st

Lớp học của anh giáo viên nọ có một cậu học sinh “cá biệt”.
Lo lắng cho tương lai trò sau này có thể trở thành người ăn bám xã hội, anh bạn bèn ra một đề bài văn “Em hãy tả về con rận” để cậu học sinh “cá biệt” có thể liên hệ mà tiến bộ chăng…
 Cậu này vốn lười học và không hề sợ điểm kém, vậy mà ngay hôm sau cậu ta đã nộp một bài viết rất hay về những thứ tồi tệ nhất của loài rận… Phải nói, đó là một bài “tế” loài rận: “Rận là một loài ký sinh trùng hút máu, chuyên ăn bám và truyền bệnh… Rận là… Rận là… đủ thứ, Rận phải bị tiêu diệt, vân vân và vân vân…” Bài viết hay, với học lực ấy, hẳn cậu học trò này đã “chôm” của ai đó.


6/10/11

25. CƠN BÃO

Lê Đức Thịnh
                                                                   Tặng em Ph.


                                                Bão xua mưa vào chân rạ
                            thương bà móm mém
                            sũng ướt nụ cười
                            bã trầu nhem nhuốc.

                            Bão đuổi em vào hiên trú
                            vai tròn e ấp
                            sũng nước đôi mắt
                            áo mỏng phập phồng.

                           Bão đẩy anh vào góc phố
                           giọt mưa run rẩy
                           sũng nước đôi tay
                           câu thơ thầm thĩ.

                          Bão vắt mưa đến kiệt
                          bão vắt gió đến lặng
                          miếng trầu bà đỏ từ vôi trắng
                          chỉ còn ta mong cơn bão cuối mùa.

                                                                      ( Ngày bão số 4 – tháng 09/2011)

5/10/11

24. SỰ BƯNG BÍT

Nguyễn Quang Thành

Thường thì sự bưng bít xuất phát từ suy nghĩ dối trá, hành vi giấu giếm che đậy sự thật nhằm đạt những mong muôn có ý đồ không minh bạch.
Song không hẳn lúc nào cũng vậy!

4/10/11

23. TRƯỜNG YÊU

    Phạm Thế Chất     
                                       
 Kính tặng quý thầy cô giáo về nghỉ hưu và đã chuyển ngành.


Thầy giáo Phạm Thế Chất - Hiệu Phó trường THCS Quang Trung, Đại Lộc, QN đã có trên 25 năm gắn bó với nghề. Năm học này anh rời ngành GD để nhận công tác tại cơ quan mới với tâm trạng  "niềm tin yêu xin gởi lại mái trường ... khoảng trống nào cũng đầy ắp tâm tư "...


                                                               ***                                          

1/10/11

20. BÀN VỀ SỰ DỐT

Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh

Người ta thường chửi nhau : đồ dốt !
Người ta thường đánh giá tiêu cực về nhau : ngu  dốt !
Người ta thường chê bai, hạ nhục nhau :  dốt nát !
Đấy là thứ từ ngữ mà từ người bình dân cho tới kẻ sĩ đều đem ra mà dùng đặng.