20/12/12

268. DƯỠNG SINH – XOA BÓP


MN - Tổng hợp từ nhiều nguồn
Theo sách “Hoa Đà luận bịnh bí truyền” - dịch giả Nguyễn Đức Sâm thì chân, tay, mắt, tạng phủ...  bị ứ tắc không thông dễ gây bệnh. Khi chưa phát bệnh, phải dẫn cho thông giúp cho cơ thể vững chắc, tà độc bên ngoài không thể xâm hại được. Khi đã thọ bệnh, phải xem bệnh ở cơ quan, bộ vị nào, theo tấu lý: Dùng tay xoa bóp cho tan đi, hiệu quả của nó nhanh hơn dùng thuốc…

I. PHÉP DƯỠNG SINH
1. Tóc luôn chải: 
Chải đầu là việc bạn vẫn làm hàng ngày. Nhưng với liệu pháp dưỡng sinh này, bạn hãy dùng chính những ngón tay của mình thay thế cho chiếc lược. Mỗi sáng sớm khi ngủ dậy, bạn hãy dùng ngón tay chải tóc, chải từ trước ra sau 50 lần.
Nếu cảm thấy đầu óc căng thẳng, năng lực tư duy suy giảm do ngồi quá lâu bên bàn làm việc, hãy nhẹ nhàng dùng các ngón tay chải tóc. Động tác này sẽ giúp bạn nhanh chóng khôi phục sự tỉnh táo, khiến tinh thần phấn chấn lên nhiều và toàn thân được thư giãn.
Tại sao việc chải tóc lại có tác dụng như vậy? Y học Trung Hoa giải thích rằng, đầu là chúa tể của toàn thân. Đỉnh đầu có các huyệt bách hội, tứ thần thông, thượng tinh; hai bên mặt có các huyệt thái dương, suất cốc; trán có huyệt ấn đường; sau gáy có các huyệt phong trì, á môn, y minh.... Dùng lược hoặc ngón tay chải tóc chính là sự xoa bóp các huyệt vị đó.
          Theo y học hiện đại, sự cọ xát nhiều lần giữa răng lược (hoặc ngón tay) và da đầu khi chải tóc sẽ tạo ra những phản ứng điện, kích thích lên thần kinh ngọn của da đầu và các mao mạch. Nhờ đó, thần kinh được thư giãn, sự tuần hoàn máu được thúc đẩy.
Vào các buổi sáng, trưa, tối hằng ngày, dùng lược chải tóc trong 3-5 phút, sau đó dùng lược cào vài lần da đầu cho đến khi da đầu có cảm giác tê tức.
Phương pháp kể trên có thể giúp làm giảm hoặc tiêu trừ triệu chứng của các bệnh: thần kinh yếu, đau đầu do mất ngủ hoặc suy nghĩ căng thẳng; cao huyết áp, xơ cứng động mạch, giúp mắt sáng, não tỉnh táo, rất có ích cho người tiểu đường, trị bị bệnh về mắt…
2. Mặt luôn xoa xát:
Trên mặt có rất nhiều huyệt đạo liên quan đến nhiều bộ phận trong cơ thể của con người như Thừa Khấp, Tứ Môn, Thần Giao, Quan Giao, Ðịa Thực và Ðại Nghinh. Xoa mặt không những khích động sự tuần hoàn của máu điều hòa đến tận các mao huyết quản. Do đó dung nhan được hồng hào, tươi nhuận và kéo dài được tuổi thanh xuân. Ngoài ra nó còn làm cho một số cơ quan khác trong cơ thể vận hành linh hoạt, trợ giúp sức mạnh cho ngũ tạng lục phủ.
          Ðặt hai bàn tay và các ngón tay lên mặt ở hai bên mũi. Lòng bàn tay hướng vào trong, tiếp xúc với da mặt. Xoa lên xoa xuống từ 21 đến 36 lần. Tiếp tục áp dụng phương pháp này trong vài tháng sẽ thấy công hiệu phi thường. Nhất là đối với phụ nữ, các mụn nhọt và tàn nhan sẽ đần dần phai nhạt vì máu huyết đã được lưu thông điều hòa và các tuyến mồ hôi lâu nay bị bế tắc sẽ có cơ hội tái hoạt động và bài tiết các chất cặn bã ra ngoài để da được sạch sẽ và trơn láng.
          3.- Xoa bóp vùng cổ:
          Cổ là cơ quan trung gian nối tiếp giữa não bộ ở đầu và các dây thần kinh cùng huyết mạch đi khắp cơ thể. Khí quản, thực quản, động mạch, tỉnh mạch đều thông thương ngang qua cửa ải này.
          Phía sau của cổ có đến 12 kinh mạch, trong đó có Túc Thái Dương Bàng quang kinh, Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu kinh, Túc Thiếu Dương Ðảm kinh v.v... điều khiển cử động và sự vận hành các bộ phận trong cơ thể. Ngần ấy công việc đủ biết cổ quan trọng như thế nào. Những học sinh và sinh viên vận dụng trí não quá nhiều, cảm thấy mệt mỏi không muốn đọc sách thêm nữa, có thể xoa bóp ở phía sau cổ, sẽ thấy tinh thần sảng khoái và minh mẫn trở lại. Xoa cổ cũng là một động tác nhằm khích động sự hưng phấn của não bộ, làm cho tinh thần được phấn khởi.
          Cách xoa là dùng bàn tay trái bóp nhẹ lên phía trước cổ, đặt cổ giữa gọng kềm của ngón tay cái và 4 ngón tay khác còn lại; ngón cái bên trái, còn ngón trỏ và 3 ngón kia thì ở bên mặt. Xoa bóp bằng cách kéo từ trên xuống dưới từ 21 đến 36 lần động tác. Sau đó dùng trọn lòng bàn tay mặt ôm sau cổ lên chí ót. Xoa bóp cũng bằng cách kéo từ trên xuống dưới từ 21 đến 36 lần.
          4. Tai luôn xoa xát hoặc cử động:
          Loa tai là hình ảnh thu nhỏ của toàn bộ cơ thể, trông giống như một bào thai nằm lộn ngược cuộn mình trong tử cung. Trên một diện tích rất nhỏ (trung bình 15 cm2) mà loa tai có tới hơn 100 huyệt vị châm cứu mỗi bên, tương ứng với tất cả các bộ phận, các cơ quan trọng yếu của cơ thể. Khi một bộ phận hoặc một cơ quan bị bệnh thì huyệt vị tương ứng cũng biến đổi theo - và ngược lại, khi tác động lên một huyệt vị nào đó thì chức năng của cơ quan tương ứng cũng được cải thiện.
Bởi vậy, tiến hành xoa bóp loa tai có ý nghĩa khởi động toàn thân, điều hòa công năng các tạng phủ, làm lưu thông kinh mạch, từ đó giúp cho cơ thể đủ sức phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Cách thức xoa bóp loa tai như sau: trước tiên, xát hai bàn tay vào nhau cho nóng lên, rồi dùng lòng bàn tay vò loa tai từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Tiếp đó, dùng hai ngón tay cái và ngón tay trỏ nhẹ nhàng vê vành tai thật kỹ sao cho tai nóng đều lên. Cần lưu ý xoa hết mọi ngóc ngách của tai. Mỗi ngày nên xoa 2 lần, khi tiến hành nên chọn nơi yên tĩnh, toàn thân và tinh thần thư giãn.
Như vậy, con người hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ.
5. Mắt luôn chuyển động và xoa xát nhẹ:
Trong dân gian chúng ta thường nói, mắt là cửa sổ của tâm hồn, là cơ quan trọng yếu của con người giúp chúng ta trông thấy và phân biệt được mọi vật cụ thể ở chung quanh mình và trong phạm vi sinh hoạt. Chung quanh của mắt được bố trí các huyệt đạo như sau: Tình Minh huyệt, Ty Trúc Không huyệt và Ðồng Tử Giao huyệt v.v...
          Những huyệt đạo này có nhiệm bảo vệ và dinh dưỡng cho mắt luôn luôn được khỏe mạnh và trong sáng. Cho nên hàng ngày chúng ta phải xoa nắn các huyệt đạo này để cho nó lúc nào cũng linh hoạt nhờ máu huyết lưu thông điều hòa dể nuôi dưỡng các thần kinh của mắt và thị giác.
          Nếu chúng ta kiên tâm áp dụng hàng ngày có thể chận đứng được sự phát sinh của các chứng bệnh cận thị, viễn thị, loạn thị, đục nhân mắt và võng mô bị kết mạc. Ngoài ra phương pháp này cũng còn làm cho mắt trông lanh lẹ và có thần sắc.
Ðây là phương pháp xoa mắt theo lối áp chỉ. Hai bàn tay được xoa đi xoa lại nhiều lần làm cho nóng các ngón tay để phát sinh ra tĩnh điện.
          Sau đó dùng hai ngón giữa ấn lên Tình Minh Huyệt của hai mắt, kéo vòng lên chân mày tới Ty Trúc Không Huyệt, vòng xuống Ðồng Tử Huyệt và sau cùng trở lại Tình Minh Huyệt coi như xoa được một vòng. Sức mạnh ấn xuống trong lúc xoa mắt vừa phải, không quá mạnh mà cũng không quá yếu. Trong khi xoa, đôi mắt nhắm lại, sau khi xoa xong, không nên mở mắt liền mà phải tiếp tục nhắm mắt từ 30 giây đến một phút.
Cách chuyển động mắt: chuyển động chậm nhãn cầu từ trái lên trên, sang phải rồi xuống và trở về vị trí ban đầu, sau 14 lần thì đổi hướng làm ngược lại 14 lần nữa. Tập xong nhắm mắt lại một lát rồi mở ra bình thường.
6. Lưỡi luôn liếm hàm ếch - Nước bọt nên luôn nuốt:
          Liệu pháp dưỡng sinh này rất đơn giản, chỉ cần đưa đầu lưỡi vào lợi từ trên từ trái sang phải và ngược lại, mỗi động tác làm 30 lần, nuốt hết nước bọt trong miệng, tập trung ý nghĩ xuống huyệt đan điền. Phương pháp này có tác dụng kích thích tiết nước bọt chống cảm giác khát và giúp an thần.
Lấy đầu lưỡi liếm lên hàm ếch cho nước bọt tiết ra đầy miệng, rồi chia nuốt dần làm 36 lần. Khi làm phải mím miệng, mím môi lại.
Các thầy thuốc xưa coi nước bọt là một dịch thể quý giá và trân trọng gọi bằng nhiều tên khác nhau như ngọc tuyền, hoa trì thủy, ngọc trì thủy, thần thủy... Nước bọt từ miệng tiết ra, qua họng sẽ dẫn tới gan, thận, tập trung ở vùng rốn, chuyển hóa thành tinh khí, có tác dụng tốt cho dạ dày, lách, thận... (ngũ tạng). Nước bọt còn có tác dụng cầm máu, tiêu độc và phòng chống mụn nhọt.
Ngày nay người ta đã phát hiện trong nước bọt có nhiều yếu tố hữu ích cho cơ thể như chất đạm, các enzym tiêu hóa, sinh tố, các yếu tố vi lượng, yếu tố diệt khuẩn và cả Lysozyme, Ribonuclease... có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus.
7. Răng luôn gõ:
Gõ răng cũng là một vận động được y học cổ truyền hết sức coi trọng vì nó giúp răng bền chắc, cải thiện sức nhai, làm tăng tiết nước bọt góp phần hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ dạ dày. Trước tiên phải chọn tư thế nằm hay ngồi cho phù hợp, tinh thần hoàn toàn yên tĩnh, mắt khép hờ, toàn thân thư giãn. Tiếp đó dùng lưỡi khuấy động trong miệng, xoa bóp mặt ngoài hàm trên và hàm dưới, khi nước bọt tiết đầy thì súc miệng 10 cái rồi dùng ý niệm phân làm 3 lần đưa nước bọt xuống Đan điền. Sau đó nhẹ nhàng gõ hai hàm răng vào nhau 100 lần. Mỗi ngày làm 3 lần, mỗi lần lặp lại chu trình trên.
8. Ngực luôn giữ ấm và xoa xát: 
Ngực là cơ quan tiếp cận với các tạng phủ bên trong của thân thể. Tuy nhiên xoa ngực gặp phải khó khăn hơn những động tác khác vì tất cả mọi người đều mặc áo, và người ta không thể tùy tiện cởi áo trước mặt mọi người. Ðối với nam giới, chúng ta có thể dùng hai lòng bàn tay đặt lên ngực trái và ngực phải rồi xoa bóp theo cử động lên xuống. Riêng đối với nữ giới, không cần cởi áo. Chỉ cần đặt hai lòng bàn tay lên ngực và cũng xoa lên xoa xuống, lòng ngực và phổi sẽ cảm thấy thoải mái, kích động sự vận hành của kinh mạch và các huyệt đạo liên quan đến các bộ phân khác được thông thương như bao tử, ruột non, ruột già, gan, thận, tim, phổi v.v... Riêng đối với thai phụ, áp dụng phương pháp này, sau khi sanh sẽ có rất nhiều sữa cho con bú.
9. Lưng luôn giữ ấm và xoa xát:
Lưng là bộ phận trọng yếu, với hơn 100 huyệt vị liên quan mật thiết đến tất cả các tạng phủ trong cơ thể. Vì thế, xoa xát vùng lưng có tác dụng lưu thông kinh mạch, điều hóa khí huyết, cải thiện chức năng tạng phủ, thư giãn tinh thần, giúp cơ thể khỏe mạnh và trường thọ.
Kỹ thuật xoa xát vùng lưng cũng hết sức đơn giản: sau khi tắm hoặc lau rửa toàn thân bằng nước ấm, dùng khăn gai dài vắt qua sau lưng rồi tiến hành xát ngang và dọc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ nhẹ đến mạnh với tần số 100-200 lần/phút. Nếu có người khác dùng gốc bàn tay xát cho thì càng tốt, thậm chí có thể dùng dụng cụ gãi ngứa bằng nhựa để tiến hành xát lưng. Sau khi xát, có thể dùng hai ngón tay cái day ấn dọc hai bên cột sống để nâng cao hiệu quả trị liệu.
10. Bụng luôn xoa xát hoặc co thóp vào:
Xoa vùng rốn và huyệt sinh môn làm tiêu khí tích tụ, đường ruột thông suốt.
Cách xoa bụng: xoa hai tay vào nhau cho nóng rồi chồng hai bàn tay lên nhau xoa trực tiếp lên vùng rốn hoặc xoa ngoài áo cũng được, xoa tròn ngược với chiều kim đồng hồ, vòng xoa từ hẹp đến rộng quanh rốn 12 lần.
Cách tập thót bụng: Đứng hai chân bằng vai, đầu gối khuỵu, hai bàn tay đặt trên hai đầu gối, cánh tay thẳng, võng lưng xuống, đưa mông về sau. Hít vào, hít sâu xuống bụng, sau đó thở ra đồng thời thót dần bụng lại cho đến khi thở ra hết thì thót bụng lại mức cao nhất, khép kín hậu môn và nín thở 8 giây. Nghỉ 10 giây rồi làm lại như thế (8 lần).
11. Hậu môn luôn co bóp - Đại tiểu tiện không nên nói:
Tư thế ngồi, nằm đều được. Yên lặng, tập trung tư tưởng. Mắt nhắm khe khẽ. Sau đó thót hậu môn đi đôi với việc hít vào, tóp bụng, giống như đang đi tiểu mà đột nhiên nín tiểu. Khi nín hơi vẫn thót hậu môn. Càng lâu càng tốt.
Sau đó thở ra, từ từ buông lỏng sức cho hậu môn nở rộng ra. Cứ như thế tập liên tục, ban đầu 2 phút sau nâng lên 3 phút đến 5 phút. Ngày tập 2 lần vào tối khi đi ngủ và sáng lúc thức dậy.
          Luyện tập kiên trì đến khi thành thói quen gần như nó tự động vận động vậy. Làm như vậy không chỉ chữa được bệnh dương hư; đàn ông bị xuất tinh sớm cũng có khả năng kéo dài. Còn người bình thường thì tinh lực được tăng cường. Khi giao hợp có thể phối hợp với nữ muốn kéo dài bao nhiêu cũng được.
Qua luyện tập vận động hậu môn, hai kinh Khâm Đốc mạch nối liền, dương khí, âm khí thông, khí huyết vận hành đều khắp, làm các cơ quan, tạng phủ và hệ nội tiết hoạt động mạnh mẽ. Nam giới thì tăng cường tinh lực, nữ giới thì thay đổi kết cấu sinh lý kích thích âm đạo tác động nhanh chóng sự khoái cảm của người đàn ông và anh ta tình nguyện làm "tù binh" của nàng là cái chắc. Ngoài ra, phương pháp vận động hậu môn còn chữa được một số bệnh như trĩ, táo bón, mất ngủ trong vòng 2-3 tuần lễ tập.
          12. Luyện vẩy tay:  
Khi làm động tác này chú ý miệng không hoạt động, bụng phải mềm lưng nên thẳng, thắt lưng mềm dẻo, cánh tay, vẫy, cùi trỏ thẳng và mềm, cổ tay trầm, bàn tay quay lại phía sau, ngón xòe như cái quạt, hậu môn phải thót, gót chân lỏng, bàn chân phải cứng, các ngón chân bám chặt như đứng trên đất trơn. Đây là quy những quy định cụ thể của các yếu lĩnh khi luyện “vẫy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh”.
          Dựa trên yêu cầu này, khi tập vẫy tay thì từ cơ hoành trở lên, giữ cho được trống không, buông lỏng thảnh thơi, đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào việc tập, xương cổ lung tung, chỉ chú ý vào việc tập, xương cổ cần buông lỏng để cho có cảm giác như đầu treo lơ lửng, mồm giữ tự nhiên (không mím môi), ngực nên buông lỏng để cho phổi thở tự nhiên, cánh tay buông tự nhiên giống như hai mái chèo gần vào vai. Từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc, đủ sức căng, bụng dưới thóp vào, hậu môn nhích lên, mười ngón chân bán chặt vào đất, giữ cho đùi và bắp chân trong trạng thái căng thẳng, xương mông thẳng như cây gỗ.
          Khi vẫy tay cần nhớ “lên không, xuống có” nghĩa là lấy sức vẫy tay về phía sau khi tay trở lại phía trước là do quán tính không dùng sức đưa ra phía trước. Lúc tập khi ngoắc hai tay sau lưng, hậu môn nhíu lại cảm giác như có cái gì nhột nhột bò lên từ dưới thận theo xương sống lên lưng, vai. Hai trái thận như được xoa bóp, massage cảm giác rất khoan khoái êm nhẹ dễ chịu. Khi tập có quyết tâm nhưng phải từ từ tiến lên mới là đúng cách, sẽ thu được kết quả mỹ mãn. Nếu tinh thần không tập trung, tư tưởng phân tán thì khí huyết loạn xạ và không chú ý đến “trên nhẹ dưới nặng” là sai và hỏng. Khi vẫy tay tới 600 cái trở lên, thông thường có trung tiện (đánh rắm), hắt hơi, hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng, đây là hiện tượng bình thường, có phản ứng là tốt là đã có hiệu quả, đừng ngại. Trung tiện và hoắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên, đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho hợp với “trên nhẹ, dưới nặng”. Đây là quy luật của sinh lý hợp với vũ trụ “thiên khinh địa trọng”.
Luyện vẩy tay chữa được nhiều bệnh - cần chú ý:
Số lần vẫy tay: không nên ít từ 600 lên dần tới 1800 (30 phút) mới là toại nguyện cho việc điều trị. Bệnh nhân nặng có thể ngồi mà vẫy tay, tuy là ngồi nhưng phải nhờ thóp đít và bấm 10 đầu ngón chân.
Tập vào buổi sáng thanh tâm tập mạnh. Buổi chiều trước khi ăn tập vừa. Buổi tối trước khi ngủ tập nhẹ.
Tốc độ vẫy tay: Theo nguyên tắc thì nên chậm chứ không nên nhanh, khi mới vẫy tay rộng vòng và chậm một chút. Khi đã nhuần thì hẹp vòng, người bệnh nhẹ thì nên vẫy nhanh và dùng sức nhiều, người bệnh nặng thì nên vẫy chậm và hẹp vòng. Vẫy tay nhanh quá làm cho nhịp tim đập nhanh mà vẫy chậm quá thì không đạt tới mục đích luyện tập là cần cho mạch máu lưu thông.
13. Chân luôn xoa bóp:
Lão Tử nói: "Thiên lý chi hành, thủy vu túc hạ" (nghĩa là đường đi nghìn dặm bắt đầu từ dưới bàn chân). Con người muốn đi xa lẽ nào không cần đến đôi bàn chân cứng cáp. Ngược lại, nếu bàn chân được bảo dưỡng đều đặn thì con người sẽ khỏe mạnh, sống lâu. Theo y học cổ truyền, bàn chân là gốc rễ của cơ thể, là nơi có 6 đường kinh đi đến với hơn 30 huyệt vị châm cứu, chiếm gần 1/10 tổng số huyệt toàn thân. Bởi vậy, xoa bóp bàn chân thường xuyên có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe.
Kỹ thuật xoa bóp bàn chân rất đơn giản: Sau khi ngâm rửa bàn chân bằng nước ấm, dùng lòng bàn tay xoa lần lượt hai mắt cá, mu bàn chân, gan bàn chân và các ngón chân từ nhẹ đến mạnh, từ chậm đến nhanh, mỗi vùng xoa 50-100 lần. Cuối cùng, dùng ngón tay cái day hai huyệt Dũng tuyền nằm ở điểm nối giữa 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ 2 với điểm giữa bờ sau gót chân, trong vòng 5 phút.
Trước tiên dùng hai tay nắm chặt hai khớp vai, bóp từ trái qua phải và ngược lại. Sau đó ngồi xếp bằng nhấc chân trái lên, bàn chân từ từ co vào duỗi ra sao cho thẳng với cổ chân là được, sau đó chuyển sang chân phải, mỗi bên 5 lần.

II. PHÉP XOA BÓP THEO HOA ĐÀ
Theo sách “Hoa Đà luận bịnh bí truyền” - dịch giả Nguyễn Đức Sâm thì chân tay, tạng phủ người bị ứ tắc không thông dễ gây bệnh. Khi chưa phát bệnh, phải dẫn cho thông giúp cho cơ thể vững chắc, tà độc bên ngoài không thể xâm hại được. Khi đã thọ bệnh, phải xem bệnh ở cơ quan, bộ vị nào, theo tấu lý: Dùng tay xoa bóp cho tan đi, hiệu quả của nó nhanh hơn dùng thuốc…
          Cách làm như sau:
          1. Hai tay xoa vào nhau như rửa tay.
          2. Hai tay xát nhẹ vào nhau, lật úp vào ngực.
          3. Hai tay bóp nhau và ấn mông, trái phải như nhau.
          4. Tay như kéo dây cung nặng, trái phải như nhau.
          5. Hai tay bóp mông, từ từ xoay mình trái phải như nhau.
          6. Nắm tay đập về phía trước, trái phải như nhau.
          7. Nắm tay đánh ngược về phía sau, đây là phép nở ngực, trái phải như nhau.
          8. Như ném đá, trái phải như nhau.
          9. Lật tay đập lưng, trái phải như nhau.
          10. Hai tay chống đất, co mình cuộn xương sống, hướng lên 3 cái (3 lần).
          11. Hai tay ôm đầu, xoay chuyển trên mông. Đây là phép rút sườn.
          12. Ngồi xếp bằng, nghiêng mình lệch về một phía như đẩy vật nặng, trái phải như nhau.
          13. Ngồi bằng duỗi hai chân, một chân đá mạnh lên, trái phải như nhau.
          14. Hai tay chống đất, ngoái nhìn lại như hổ nhìn, trái phải như nhau.
          15. Đứng trên đất uốn trái mình 3 lần.
          16. Hai tay đan chặt vào nhau, dùng chân đạp tay, trái phải như nhau.
          17. Đứng dậy chân đạp trên không trước, sau trái phải như nhau.
          18. Ngồi bằng duỗi hai chân, dùng tay ấn đè chân, duỗi trái phải như nhau.
         Mười tám động tác trên, bất phân trẻ già, mỗi ngày làm 3 lần. Nên tập thường xuyên sẽ tăng cường sức khỏe, phòng chống được bệnh tật.

Không có nhận xét nào: