(Trích tài liệu Tập huấn Mô hình Trường học mới Việt Nam môn Ngữ văn- 2015)
I.
KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM
MÔ
HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI Ở VIỆT NAM
Dự
án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE-VNEN, Global Partnership for
Education – Viet Nam Escuela Nueva) là một Dự án về sư phạm nhằm xây dựng và
nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu
phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.
Mô
hình trường học mới khởi nguồn từ Côlômbia từ những năm 1995-2000 để dạy học
trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm
trung tâm. Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học
truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương
trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy – học, cách đánh giá, cách tổ chức quản
lí lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy – học…
Điểm
nổi bật của mô hình này là đổi mới về các hoạt động sư phạm, một trong những hoạt
động đó là đổi mới về cách thức tổ chức lớp học. Theo mô hình của trường học mới,
quản lí lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” trong lớp, do học
sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm. Sự thành lập cũng như hiệu
quả hoạt động của “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” rất cần sự tư vấn,
khích lệ, giám sát của giáo viên, phụ huynh, sự tích cực, trách nhiệm của học
sinh. “Hội đồng tự quản học sinh” là một biện pháp giúp học sinh được phát huy
quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền
và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ
năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động.