20/9/18

1.230. THẢO LUẬN VỀ TÌNH HÌNH PHÊ BÌNH VĂN HỌC

              Ngày làm việc thứ 3 trong "Hội nghị tập huấn Lý luận Phê bình Văn học" tại Đà Lạt
Đoàn Quảng Nam phát biểu


Trong buổi thảo luận, phản biện tại diễn đàn Hội nghị lý luận phê bình văn nghệ có 3 ý kiến trái nhau:
1. Phê bình văn nghệ hiện nay chẳng có gì mới - nói cách khác là lạc hậu so với đương đại: chưa có thành tựu, chưa có hạt nhân, không khí sinh hoạt lý luânh phê bình trầm lắng…
2. Phê bình văn nghệ hiện nay đang ở giai đoạn khủng hoảng – vừa phủ nhận cái cũ, đánh tráo các giá trị vừa lệch lạc về chính trị tư tưởng…
3. Phê bình văn nghệ hiện nay đang phát triển phong phú, rực rỡ, phức tạp, nhiều khuynh hướng tiếp nhận, nhiều trào lưu mới, nhiều quan niệm thậm chí là trái ngược nhau…

Tôi không phải “nhà phê bình” nhưng có thể phê bình văn nghệ ở một góc độ nào đó (cấp độ cảm nhận), có mỹ học tiếp nhận theo sở tri, có thể đọc được tác phẩm phê bình mà không bị nhức đầu…
Và tôi thích cái không khí phê bình đa chiều – có thể đang tồn tại các khuynh hướng sau đây - tóm tắt:
  * Khuynh hướng phê bình truyền thống đã tồn tại và chỉ đạo từ lâu nay: dựa vào các nguyên lý của mỹ học mác xít, đường lối văn học nghệ thuật của Đảng, thể hiện qua các nghị quyết, chủ trương… người phê bình là người thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn.
* Khuynh hướng phê bình dựa vào các lý thuyết phê bình mới tiếp nhận từ nước ngoài, áp dụng vào phân tích tác phẩm mở ra cho người đọc những hướng tiếp cận mới về thi pháp – thường gọi là các chủ nghĩa như: chủ nghĩa cấu trúc, ký hiệu học, phân tâm học, chủ nghĩa hiện đại, hậu hiện đại, phong cách học…
* Khuynh hướng phê bình quy chụp: thường dùng ngôn từ  đao to búa lớn, quy chụp động cơ thái độ chính trị nặng nề đối với tác giả; nói cách khác đó là kiểu “đánh” tác giả tác phẩm để kết tội về chính trị tư tưởng hoặc hạ thấp giá trị tác phẩm…
* Khuynh hướng phê bình nói ngược: lợi dụng dân chủ, nhân danh cái mới, tuyên truyền tư tưởng lệch lạc, kích động sự bất ổn xã hội, phân hóa các nhóm văn nghệ…
          Trong tình hình đó, vai trò định hướng của Ban lãnh đạo văn nghệ phải “khéo léo”: vừa chấp nhận các khuynh hướng cùng cộng sinh, đa chiều, bổ sung cho nhau vừa điều chỉnh trong chừng mực; vừa tôn trọng cái tôi của tác giả vừa có cái nhìn rộng thoáng; tránh hình sự hóa, luật hóa, án hóa các sự kiện văn nghệ … sẽ gây bất mãn trong văn nghệ sĩ… kéo lùi sinh hoạt văn nghệ, làm cho ngòi bút của văn nghệ sĩ rè và mòn hơn…
          Theo quan điểm của tôi, một tác phẩm phê bình, một khuynh hướng phê bình được chấp nhận thì có các yếu tố:
          - Chân thực: không bóp méo, qui chụp hoặc nói ngược, tôn trọng chân lý…
          - Tri thức: đặt trên nền tảng lý luận phê bình…
          - Đa chiều: mỹ học tiếp nhận phải nhìn nhận và đánh giá ở nhiều góc độ, tránh độc tôn phiến diện…
          - Đương đại: nhìn nhận tác phẩm vào thời điểm nó ra đời, trong bối cảnh xã hội đương đại…
          - Chấp nhận mọi sự phản biện…
          Còn nhiều nữa…
Nhưng đây không phải là bài phê bình mà là ý kiến phát biểu, nên chỉ vậy thôi.
          Chúc hội nghị chúng ta thành công tốt đẹp.

Người mặc veston, thứ 4 từ trái sang là ông Nguyễn Thế Kỷ
Trường ban TG Trung ương
chủ tịch Hội Đồng LL- PBVHNT
giám đốc đài Tiếng nói VNam - VOV

 

Không có nhận xét nào: