Mộc Nhân
Ngày cuối cùng ở Đà Lạt.
Một tuần trôi qua nhanh; sắp kết thúc một chuyến đi.
Buổi sáng thức dậy trong không khí se lạnh 15 độ, với nhiệt độ này ở
quê mình là rét căm căm nhưng ở đây cái rét dễ chịu, êm ái, thấm tháp, nhẹ
nhàng.
Mai trở về Quảng Nam; rồi chúng ta sẽ chùng chình trong biên độ 24-15
và hơn thế nữa
Cảm ơn phố núi, cảm ơn em, “may mà có em đời còn dễ thương”.
Ghi lại vài kí ức và hình ảnh ở những điểm đến nơi này để lưu dấu một
chuyến đi.
1. Trạm Hành, Đà lạt:
Cầu Đất - Trạm Hành là hai địa danh gần nhau, gắn với
nhau thuộc TP. Đà Lạt nằm trên đoạn cuối quốc lộ 20 nối liền Đà Lạt và thị trấn
Dran, H.Đơn Dương, ở độ cao trên 1.600 m.
Đi trong buổi sớm, lúc mặt trời chưa tỏa ấm, sương còn lẩn
quất bên đồi núi mới thấm cái lạnh thật tinh khiết, trong lành và thoang thoảng
hương chè tỏa lan núi đồi.
Vùng đất này chủ yếu là chè và cà phê,
ngoài ra còn có muôn hoa và cây hồng. Chè Cầu Đất hấp thụ được tinh khí của trời
đất nên khi ra sản phẩm trà có những tố chất vượt trội so với các loại chè trồng
ở những vùng khác. Chè (trà) Cầu Đất là một thương hiệu của Lâm Đồng.
Làng Cầu Đất về sau thuộc xã Xuân
Trường; đồng thời một phần của Cầu Đất tách ra thành làng Trạm Hành. Trạm Hành
và Cầu Đất là nơi có tuyến đường xe lửa răng cưa độc đáo do người Pháp xây dựng
nối liền Phan Rang-Tháp Chàm với TP.Đà Lạt chiều dài 84
km nhưng bị ngưng trệ và bỏ hoang từ năm 1972. Tại đây vẫn còn nhà ga và trạm sửa
chữa đầu máy xe lửa.
Đi qua cung đường phía đông Đà Lạt, những con đèo rợp
bóng thông, sương giăng núi đồi... mới cảm nhận được những điều kỳ thú về thiên nhiên trong lành; những ngôi nhà “bậc
thang” xếp lớp theo triền núi đầy kỳ thú; những con người mến khách.
Hình chụp ở Trạm Hành |
Trạm hành còn có gia đình cậu tôi, sinh ra những đứa em họ
lưu phương xa xứ - giờ thành một đại gia đình - sau 50 năm mới tìm ra gốc gác
quê nhà, nhận ra những người anh em chưa biết nhau bao giờ mà chỉ nghe nói đến.
Cậu đã mất, chỉ còn Mợ tôi và đại gia đình các em cùng con cháu |
* Bài về gia đình các em tôi - lưu tại đây
2. Ga Đà Lạt:
Ga Đà Lạt có 3 điểm độc đáo:
- là nhà ga “cao nhất” Việt Nam (nằm ở độ cao 1.500m)
- là nhà ga cổ nhất
còn lại ở Việt Nam
- là nơi có hệ thống đường ray răng cưa (cog
railroad) độc đáo nhất nước ta và của cả thế giới - giúp cho tàu lửa lên dốc và
xuống dốc an toàn, dễ dàng.
Ở ga Đà Lạt - bên đầu máy hơi nước cổ |
Nhà ga được xây
từ đầu thế kỷ XX, giờ trở thành di tích kiến trúc cấp quốc gia; có 3 mái nhọn tam giác tượng
trưng cho ba đỉnh
núi Lang Biang; đây là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc nhà rông
Tây Nguyên với những họa tiết trang trí độc đáo.
Toa xe cổ ở nhà ga Đà Lạt |
Hiện nay ga Đà Lạt hàng ngày có một hành trình khứ hồi phục
vụ du khách từ Đà Lạt đến Trại Mát (giá vé 135.000 đồng).
3. Di Linh:
Huyện Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao
nguyên Di Linh, ở độ cao 1.000 m so với mặt nước
biển. Tên Di Linh bắt nguồn từ Djiring, theo nhiều người, đây là tên người có công khai phá vùng đất
này.
Quốc lộ 20 - ngang qua Di Linh |
Di
Linh có đất Bazan màu mỡ, thời tiết khí hậu rất thích hợp đối với các loại
cây công nghiệp mà đặc biệt là cây cà phê. Tuy nhiên người dân canh tác
nhiều loại cây trồng trên vùng đất này và đều cho năng xuất cao: bơ, hồng, mắc-ca,
cây dâu nuôi tằm, thậm chí nương ngô, ruộng lúa bậc thang, các nhà vườn trồng
hoa… đều có cả.
Khí
hậu Di Linh mát mẻ và dễ chịu, không khí trong lành.
Di
Linh là nơi em trai tôi đến sinh cơ lập nghiệp vào những năm 1990. Ban đầu ai
cũng thương em vì xa quê xứ đến miền heo hút khó khăn cách trở: không điện, mùa
mưa đường xá lầy lội đất đỏ bazan, mùa hè mịt mờ bụi đỏ, thiếu thốn đủ bề, công
việc nhọc nhằn… Giờ đây em đã trở thành phú nông tại xứ này nhờ những rẫy đồi
cà phê và cây dâu tằm… Nhà cửa khang trang, tiện nghi đầy đủ, con cái thành đạt
đi làm ăn ở thành phố lớn. Cơ ngơi của em trăm tỷ đồng, tôi có mơ cũng không
có.
Em trai tôi |
Tôi
đến Di Linh vào buổi chiều, mưa suốt chặng bắt đầu từ Đức Trọng đến Di Linh
nhưng không có cái cảm giác căm buốt mà gần gũi như cơn mưa quê nhà.
Nghe
em tôi nói: mùa này Di Linh sáng nắng chiều mưa – thật đúng. Và ngày thường,
nơi đây có đủ bốn mùa: Sáng sớm là mùa xuân trong trẻo; trưa là hạ vàng rực nắng;
chiều qua cơn mưa, nhất là những chiều không có mưa thì lãng đãng thu sang; và chiều tối là se lạnh
đông về.
Cách đây 6 tháng, cafe trổ hoa trắng đồi |
Đi
quanh khu vườn của em tôi vào buổi chiều, cảm giác se se lạnh và hương hoa thoang
thoảng quyện trong sương mờ giăng khắp núi đồi cao nguyên, khiến tôi bị mê hoặc
lạ kì.
Lúc này vườn cà phê đang tượng trái |
Cách
đây mấy tháng tôi đến Di Linh khi cà phê đang trổ hoa trắng đồi, còn mùa này
hoa đã thành trái xanh, hứa hẹn một vụ mùa tốt đẹp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét