Phạm Đạt Nhân
* Chuyện CNGD đã tạm im ắng nhưng chưa phải là kết thúc.
Tôi đăng bài này để lưu lại một ý kiến của người anh, người thầy, người đồng nghiệp đã từng dìu dắt tôi trên con đường dạy học cũng như văn chương, học thuật... vào những năm cùng công tác bên nhau tại Đại Lộc, Q.Nam.
***
Trong
nhiều năm nay, những cải cách chỉnh lý trong giáo dục cũng chỉ quanh quẩn việc
thay đổi chương trình, thay sách giáo khoa, thay đổi quy chế thi…
Đặc
biệt năm học này (2018- 2019), việc cải cách GD mang tính công nghiệp rõ nét
hơn với bộ sách giáo khoa Tiếng Việt 1 (Công nghệ giáo dục) khiến dư luận xôn
xao, phụ huynh hoang mang về cách đánh vần, dạy âm, dạy chữ.
Giáo
sư Hồ Ngọc Đại phân tích chi li nào là âm vị, âm tố, âm tiết ... Ông nói đã
nghiên cứu thử nghiệm công trình này suốt 40 năm nay. Ông cho đây là một thành
tựu to lớn về khoa ngôn ngữ học "chưa
hề có trong lịch sử nhân loại ".
Lịch
sử nhân loại chưa hề có thì tổ tiên, ông bà, cha mẹ chúng ta làm gì có được !
Cho nên theo ông thì chỉ có ông và giáo viên dạy lớp 1 mới thực hiện được
chương trình này ! Phụ huynh không được can dự vào việc học của con cái. Học
sinh chỉ phải nghe theo lời cô giáo; và cô giáo thì phải làm theo ý của giáo sư
Đại !
Ông Hồ
ngọc Đại khẳng định rằng cách đánh vần cũ xưa nay tất cả đều trật ; "bọn học hàm học vị cũng trật".
Ông tự hào là có bằng cấp học hàm học vị cao nhất - không những trong nước mà
có tầm cở thế giới !
Đích
thị là thái độ ngạo mạn của một “học phiệt” !
Quân
phiệt là dùng sức mạnh quân đội để khuynh loát chính trường. Tài phiệt là dùng
tiền bạc để khuynh loát thị trường ! Học phiệt là dùng bằng cấp, sở học để
khuynh loát, áp đảo các trí thức khác !
Thảm
họa học phiệt trong những lần cải cách giáo dục đã đưa nền GD VN vào con đường
khủng hoảng không có đường ra. Sở dĩ ra nông nỗi này là do các trí thức khoa bảng
cấu kết với quan chức GD dựng lên các dự án cải cách GD để bán sách, thu lợi
nhuận. Chủ dự án là các giáo sư, tiến sĩ … tự xưng là thánh, phán gì cũng đúng
và không ai được quyền phản biện. Nhưng càng cải cách càng trở nên lúng túng, rối
rắm như gà mắc tóc. Nguyên nhân chính là chỗ chỉ chú trọng cải cách kỹ thuật,
công nghiệp mà không cải cách triết lý, đường hướng GD. Khởi điểm sai dẫn đến lầm
đường lạc lối !
Giữa
đường hướng, triết lý GD và kỹ thuật GD có sự khác biệt rất lớn. Đường hướng,
triết lý GD là tinh thần, là tư tưởng định hướng cho việc cụ thể hóa chính sách
GD, hoạt động GD, tổ chức học chánh, sử dụng phương tiện, thiết bị …
Tâm lý
học thực nghiệm, tâm lý sư phạm, tâm lý ngôn ngữ học… phải được chi viện để phục
vụ cho phương pháp GD. Còn kỹ thuật GD là cách thức tổ chức học chánh, học vụ,
thí vụ, chế tác thiết bị, học cụ, học liệu…
Cải
cách có nghĩa là thay đổi, cải tiến. Nền GD Việt Nam rất cần thay đổi đường hướng
GD dựa vào một triết lý GD !
Nền
GD Việt Nam hiện hành dựa vào học thuyết xã hội học của Emil Durkheim (1856-
1917) . Tư tưởng của nhà xã hội học này đặt GD trên nền tảng xã hội, tách rời
GD ra khỏi con người, ra khỏi tính cách đặc thù, ý thức cá nhân của mỗi con người.
Vấn đề xã hội đặt lên hàng đầu. Vấn đề GD con người xem như một sự kiện xã hội.
Theo Durkheim giáo dục đạo đức con người là tạo ra khuôn mẫu để uốn nắn, nhào nặn
con người nhằm mục đích xã hội hóa cá nhân. Nhà trường là nơi cưỡng chế, áp đặt
học sinh đi theo con đường vạch sẵn. "Sản
phẩm của nền gd này là mẫu người rập khuôn, thích an toàn, ham cạnh tranh, mê
giải trí, lười suy nghĩ" (Krishnamurti).
Triết
lý GD phổ biến nhất trên thế giới là triết lý nhân bản - lấy con người làm gốc.
Mục tiêu GD là đào tạo ra một con người đúng với ý nghĩa đích thực của một con
người. Trước hết phải là con người đúng nghĩa rồi mới tính đến nghề nghiệp, địa
vị, chức danh …
Một nền
GD chỉ đào tạo công cụ, chuyên viên, bỏ quên yếu tố con người là nền GD phi
nhân tính !
Thiếu
nhân tính, thiếu lương tâm thì một bác sĩ có khi chỉ là kẻ giết người hợp pháp;
một luật sư là kẻ thay trắng đổi đen; một chính khách là kẻ cơ hội, xôi thịt.
Tách GD ra khỏi con người, ra khỏi tính đặc thù trong mỗi cá nhân sẽ dẫn đến
triệt tiêu ý nghĩa của đời sống ! Đời sống thiếu ý nghĩa là đời sống không hạnh
phúc. Neitzsche - một triết gia người Đức cho rằng : "Ý nghĩa của đời sống không ở trong sự duy trì hay tiến bộ của các
chế độ mà ở trong các cá nhân".
Đường
hướng, triết lý GD không thể thiếu trong bất kỳ cuộc cải cách GD nào. Nguyên
nhân chính dẫn đến thất bại trong cải cách GD là không tôn trọng nguyên tắc
trên trong cải cách.
Với
tư tưởng chủ quan, nhà học phiệt Hồ Ngọc Đại đương nhiên cho mình có đủ tư cách
để đưa chương trình cải cách vào Tiếng Việt 1. Cùng quan điểm với Hồ Ngọc Đại
có một ông khác cũng tự xưng là tiến sĩ và cũng có thái độ học phiệt không kém
ông Đại. Ông tiến sĩ này cũng chưỉ ráo trọi tất cả "đám dân quê vô học"
đến "đám trí thức trẻ trâu". Ông mỉa mai "cuộc sống 4 ngàn năm của
trâu"; ông cho rằng "đặc điểm của nông dân VN là tư duy theo kiểu
trâu". Tất cả những ai phản biện, thắc mắc về phát kiến của ông Hồ Ngọc Đại
cũng bị ông ta cho là " đồ ngu " . Ông tuyên bố không thèm tranh luận
đối thoại với "đồ ngu" vì không muốn đem "đàn khảy tai trâu"
!
Thật
đau lòng khi thấy trên diễn đàn văn chương, chữ nghĩa, lại râm ran toàn những lời
sỉ vả thô tháo, bỗ bã như vậy ! Vì nguyên động lực nào mà các nhà học phiệt tỏ
ra ngạo mạn, thô lỗ như vậy. Không thể nói rằng vì lý do bảo vệ chân lý khoa học
! Bởi khoa học chỉ có thể tiệm cận với chân lý chứ không thể trùng khít với
chân lý ! Cũng như có khi người ta nói "con kiến bò trên đất" hoặc có
khi người ta nói "con kiến bò dưới đất" ; cả 2 cách nói đều đúng vậy
!
Sống
trong môi trường mà phần lớn con người ta đều tôn thờ chủ nghĩa duy lợi, đề cao
giá trị vật chất, danh vọng, quyền lực mà xem nhẹ giá trị tinh thần, đạo đức, lễ
nghĩa… nên xem ra ai cũng có thể tùy tiện vô lễ, tùy tiện hỗn láo, tùy tiện chửi
thề, nói tục…
Đó là
sản phẩm của một nền giáo dục lạc lối ...quá xa !
***
P/s: Hồ
Ngọc Đại – nhân vật “hiển dị hoặc chúng”
Giáo
sư Hồ ngọc Đại đã từng gắn chặt đời mình với GD. Ông đã sang Liên Xô, Trung Quốc
làm nghiên cứu sinh , học tập nghiên cứu khoa công nghệ GD (công nghệ GD thực
nghiệm). Sau 1975 , ông về nước tổng kết công trình nghiên cứu và mở trường tư
thục thực nghiệm công nghệ GD - mà cái chính là dạy đánh vần kiểu mới. Bốn mươi
năm sau , chương trình thử nghiệm mới được thẩm định và chính thức gia nhập
chương trình hiện hành (đã được cải cách từ năm 2000).
Non 40 năm âm thầm lách luật , nay vừa công khai bạch hóa với bộ sách Tiếng Việt 1 , bỗng bị dư luận phản ứng dữ dội. Phản ứng về nội dung sách và phản ứng về những câu phát ngôn kỳ lạ chưa từng nghe trong lịch sử GD !
Non 40 năm âm thầm lách luật , nay vừa công khai bạch hóa với bộ sách Tiếng Việt 1 , bỗng bị dư luận phản ứng dữ dội. Phản ứng về nội dung sách và phản ứng về những câu phát ngôn kỳ lạ chưa từng nghe trong lịch sử GD !
Trong
thiên hạ có những cuồng sĩ nói ra những điều kỳ lạ, quái gỡ, cố tình tạo ra cái
mới gọi là cách tân (thật ra là chỉ làm mới cái cũ) gọi là lập dị để mê hoặc
người đời. Trong nhà Phật cũng có loại sư "hiển dị hoặc chúng" . Nay
trong giáo dục cũng có một ông giáo sư Hồ Ngọc Đại cũng nói ra như thế !
Trong nhiều phát ngôn có sắc thái sấm ngôn, huyền bí, giáo sư Hồ Ngọc Đại đã làm dư luận choáng ngợp, kinh hoàng.
Trong nhiều phát ngôn có sắc thái sấm ngôn, huyền bí, giáo sư Hồ Ngọc Đại đã làm dư luận choáng ngợp, kinh hoàng.
- Hồ
Ngọc Đại nói :"Trẻ con phải học những thứ chưa ai được học. Giáo dục hiện
đại là làm sao trở thành chính nó, không noi gương ai". Thật là tù mù khó
hiểu ! Những thứ CHƯA TỪNG CÓ là thứ mà NHÂN LOẠI CHƯA HỀ CÓ chăng ? Cái ham muốn
TRỞ THÀNH CHÍNH NÓ cũng là không tưởng. Hữu thể (con người cũng như vạn vật) vốn
dĩ không có tự tính. Tính thể vốn là không. Hiện thực vừa trở thành tính thể lập
tức tự hủy diệt ngay để một thể tính khác tựu thành. Liên lỷ và miên tục. Cho
nên trở thành chính nó hay gì gì thì cũng sẽ tiếp tục trở thành. Hạt mầm phải
được phá vỡ thì cây mới ra cây.
- Hồ
Ngọc Đại nói :"Nhiều người hiện nay thường dạy con theo kiểu noi gương các
bậc thánh hiền, còn tôi thì không. Bởi nó là “nền gd đầy ảo tưởng" (Ông còn nói không được đem quá khứ để dạy
lớp trẻ). Cách nói này mặc nhiên phủ nhận truyền thống, hủy hoại văn hóa. Trong
khi GD là một trong nhiều nội hàm của văn hóa và có nhiệm vụ kép với văn hóa.
Văn hóa lại là phần hồn của một nước. Văn hóa cũng là văn minh và cũng là GD. Đối
với văn hóa GD có nhiệm vụ kép: "GD
vừa xây dựng văn hóa cho ngày mai thụ hưởng , vừa vun bồi kế thừa truyền thống
văn hóa của ngày hôm qua . Nói gọn là xây dựng cái mới và vun bồi, kế thừa cái
cũ”.
Ý mới rút từ kinh nghiệm cũ
Mai tàn lưu lại chút hương xưa
("Nhậm vận tự sinh kim nhật ý
Hàn hoa chi tác khứ mai hương")
Mai tàn lưu lại chút hương xưa
("Nhậm vận tự sinh kim nhật ý
Hàn hoa chi tác khứ mai hương")
Thánh
hiền, tiền bối, biểu trưng cho thiện lành, biểu tượng chân - thiện - mỹ . Không noi gương họ thì noi gương
ai? Miếu Khổng Tử nào cũng có thờ "thất
thập nhị hiền". Một nền GD đoạn tuyệt quá khứ mới là ảo tưởng !
- Hồ
Ngọc Đại nói :"Phụ huynh không được
can thiệp vào việc học của con cái ". Phát ngôn này xóa bỏ nguyên lý
GD kết hợp với gia đình và xã hội. Thật ra vai trò của phụ huynh quan trọng
không kém vai trò của Thầy Cô trong việc dạy trẻ. Đặc biệt là vai trò của người
mẹ. Tiếng Mẹ đẻ là tiếng nói từ thuở nằm nôi. Mẹ còn di dưỡng tâm hồn của trẻ từ
lúc còn thơ…
Hồ Ngọc
Đại còn nói rằng 4 thời kỳ khoa học tiến bộ là : 1.0 hơi nước ; 2.0 máy nổ ;
3.0 máy tính ; 4.0 máy NGHĨ.
Như
ông nói thì vô tình ông ta đã xem con người là một cỗ máy !
Nói đến
dạy học là nói đến cách nói làm sao cho người cho con người ta hiểu. Dạy mà nói
nhiều quá, nghĩ xa vời quá ... sẽ biến trẻ thành cụ non - cũng như già mà còn ấu
trĩ !
Công
bằng mà nói , gs Hồ Ngọc Đại nặng lòng với lý tưởng GD, đã từ chối quan quyền
nguyện làm thầy giáo dạy lớp 1 . Ông muốn đem lại niềm vui hạnh phúc cho trẻ bởi
kiến thức là tri thức vui (Savoir gai - Nietzsche). Nhưng nhược điểm của ông là
nói nhiều hơn làm. Những phát ngôn của ông cộng với phong cách trịch thượng của
ông đã không phù hợp chút nào với một nhà giáo dục !
Nguy
hiểm nhất là não trạng tự cho mình vĩ đại , tự cho mình là vĩ nhân.
Trong
cấu tự chữ Hán, có chữ XÚ (hôi thối) được cấu tự bằng chữ TỰ và chữ ĐẠI (tự cho
mình hơn người).
Đây
cũng là bài học cho những trí thức khoa bảng mang thói HỌC PHIỆT !
Nguồn:
fb Phạm Đạt Nhân
------------
Phạm Đạt Nhân:
- Quê quán: Đại Lộc, Quảng Nam
- Cử nhân ban Triết - Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn (trước 1975)
- Trước và sau chiến tranh: dạy Triết, dạy Văn bậc THCS ở nhiều nơi
- Hiện đã về hưu sống tại tp HCM.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét