14/10/16

851. BOB DYLAN – NOBEL VĂN CHƯƠNG 2016

            Mộc Nhân Lê Đức Thịnh
Bob Dylan là nghệ danh của ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, họa sĩ, nhà văn và nhà biên kịch người Mỹ Robert Allen Zimmerman (sinh ngày 24 tháng 5 năm 1941). Ông là một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất tới nền âm nhạc nói riêng và văn hóa thế giới nói chung trong suốt năm thập kỷ gần đây. Ông là người khởi xướng và đi đầu trong những phong trào xã hội như: bảo vệ nhân quyền, phản chiến… Tên tuổi của ông gắn với nhiều ca khúc nổi tiếng như: "Blowin' in the Wind", "The Times They Are a-Changin'” đã có tác động làm thay đổi bộ mặt nền âm nhạc đương đại Mỹ thời bấy giờ.

Ông đã tạo nên một nét âm nhạc riêng từ sự kết hợp nhiều phong cách truyền thống đa dạng của nước Mỹ: nhạc dân gian (folk), nhạc đồng quê (country), nhạc phúc âm (church music), nhạc jazz (âm nhạc gốc châu Phi) và các khuynh hướng âm nhạc hiện đại như rock 'n' roll , rockabilly…
Ở ông có sự dung hòa giữa nghệ sĩ trình diễn, nghệ sĩ sáng tác, nghệ sĩ tiên phong trong các xu hướng nghệ thuật và tinh thần thời đại.
Dù luôn có được vị trí cao tại các bảng xếp hạng âm nhạc của Mỹ và châu Âu như các giải Grammy, giải Quả cầu vàng và giải Oscar; lượng album của ông luôn bán chạy dẫn đầu thị trường đĩa nhạc toàn cầu; năm 2008 ông được trao giải Pulitzer báo chí… nhưng khuynh hướng âm nhạc của Bob cũng nhận được nhiều chê bai, gièm pha, chỉ trích.
Năm 2004, ông được tạp chí âm nhạc danh tiếng Rolling Stone bình chọn là nghệ sĩ vĩ đại thứ 2 mọi thời đại, sau The Beatles.
Năm 2016 ông nhận giải Nobel Văn học vì "tạo ra sự diễn đạt thơ mới trong truyền thống ca hát tuyệt vời của Mỹ".
Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố giải thưởng Nobel Văn học 2016 cho Bob Dylan có thể là một bất ngờ trong giới văn chương Việt Nam và quốc tế - dù ông có trong danh sách hàng trăm đề cử nhưng tên ông chưa bao giờ nằm trong bảng cá cược Nobel toàn cầu – tuy nhên đó là sự ghi nhận những đóng góp của ông cho sự nghiệp âm nhạc, văn hóa, văn chương thế giới. Có thể Ủy ban Nobel muốn mở rộng khái niệm văn học trong mối quan hệ tích hợp với các loại hình nghệ thuật khác hay nói cách khác là sự ghi nhận tính liên văn bản trong các lĩnh vực nghệ thuật. Nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng đây là sự vinh danh một dạng thức “văn chương cao cấp”.
Hãy đọc lại vài đoạn ca từ trong sáng tác của Bob Dylan để thấy được sự kết hợp giữa chính trị, xã hội, triết học , văn chương trong đó "có những đóng góp đặc biệt của ông cho âm nhạc và văn hóa, chủ yếu với những ca từ phức tạp kết hợp với sức mạnh đặc biệt của thi ca".
1. Ca khúc Blowin’ in the wind (Cuốn trong cơn gió): “How many roads must a man walk down before they call him a man?/ How many seas must a white dove sail before she sleeps in the sand?/ How many times must the canon balls fly before they're forever banned?/ The answer, my friend, is blowin' in the wind, The answer is blowin' in the wind./ How many years must a mountain exist before it is washed to the sea?/ How many years can some people exist before they're allowed to be free?/How many times can a man turn his head and pretend that he just doesn't see?/ The answer, my friend, is blowin' in the wind, The answer is blowin' in the wind…”
(Bao chặng đường ta phải qua trước khi được gọi là người ?/ Bao đại dương bồ câu sải cánh trước khi được ngủ trên cát?/ Bao lần đạn pháo bay ra trước khi im tiếng?/ Bạn ơi, câu trả lời đang cuốn trong cơn gió/ Bao năm núi đồi hiện tồn trước khi ngập vào biển sâu?/ Bao năm con người sinh tồn trước khi được hưởng tự do?/ Bao lần ta quay đầu nhìn lại rồi vờ ngoảnh mặt làm ngơ ?/ Bạn ơi, câu trả lời đang cuốn trong cơn gió/ Bao lần ta phải ngước nhìn trước khi có thể thấy bầu trời? Bao lỗ tai ta phải có được trước khi nghe tiếng khóc loài người? Bao cái chết ta phải đón nhận để ta thấy quá nhiều người đã hy sinh ? Bạn ơi, câu trả lời đang cuốn trong cơn gió…)
2. Ca khúc Don’t think twice, it’s alright (Đừng nghĩ ngợi nhiều, mọi thứ sẽ ổn) : “Well, it ain't no use to sit and wonder why, babeeEven you don't know by now and it ain't no use to sit and wonder why, babe It'll never do somehow. When your rooster crows at the break of dawn look out your window, and I'll be gone . You're the reason I'm a-traveling on but don't think twice, it's all right.And It ain't no use in turning on your light, babe The light I never knowed and it ain't no use in turning on your light, babe I'm on the dark side of the road But I wish there was somethin' you would do or say to try and make me change my mind and stay but we never did too much talking anyway But don't think twice, it's all right
(Này, em đừng ngồi trầm tư và tự vấn ngay cả lúc này em cũng chẳng biết gì đừng cứ ngồi trầm tư và tự vấn sẽ chẳng bao giờ giải quyết được gì đâu. Khi tiếng gà gọi bình minh hãy nhìn ra cửa sổ, tôi đã đi xa. Em là lý do tôi tiếp tục hành trình Nhưng đừng nghĩ ngợi nhiều, mọi thứ sẽ ổn. Và em cũng đừng lên đèn vì đó thứ ánh sáng tôi chẳng cần đến và em cũng đừng bật đèn lên vì tôi đang ở phía tối của cung đường.  Nhưng tôi ước em sẽ nói hay làm gì đó để làm tôi thay đổi ý định và ở lại nhưng chúng ta đừng nói gì nhiều đừng nghĩ ngợi nhiều, mọi thứ sẽ ổn.) – trích từ bản dịch “Dust in the wind” – Mộc Nhân Lê Đức Thịnh - nxb Đà Nẵng 2016.


Không có nhận xét nào: