20/11/21

2.224. VŨ CÔNG – David Tucker

 Mộc Nhân dịch từ nguyên tác: THE DANCER của David Tucker


Bộ đồ leotard cùng động tác lift (nhón) của ballet dancer

  David Tucker – nhà báo, nhà thơ Mỹ - sinh ra và lớn lên ở Bang Tennessee, Hoa Kỳ. Ông lấy bằng cử nhân Văn học tại Đại học Michigan. Ông cũng là một biên tập viên báo chí ở nhiều tờ báo lớn trong hơn 25 năm và đã giành được Giải thưởng Pulitzer năm 2005 cho hạng mục “những bài viết đột phá” cùng nhiều giải thưởng khác.

   Bài thơ này tiêu biểu cho cách ngắt dòng nghệ thuật trong thơ hiện đại Mỹ mà tôi muốn lưu lại và chia sẻ với bạn (1).


VŨ CÔNG 


Giờ học đã kết thúc,

cô giáo và nhạc công dương cầm đã rời đi,

nhưng một vũ công

trong bộ đồ leotard (2)

màu xanh nhạt ở lại

luyện tập một mình mà không có nhạc,

xoay chuyển những bước nhảy jete (3) tuyệt đẹp

qua làn sương mù của buổi chiều muộn.

Đôi mắt của cô đang tập trung

ở điểm cân bằng

mà không ai nhìn thấy

như thể cô ấy quay tròn

trong sự yên tĩnh làm bằng những tấm kính và ánh sáng

một bông hồng màu xanh trên móng tay –

khi dừng lại và nhón lên

vòng tay của cô thành một hình bầu dục bất động

và nghiêng người

từng chút, từng chút một,

ở đó, trong chuyển động khẽ khàng

vào không gian.


Mộc Nhân dịch 

Nguyên tác:

THE DANCER – by David Tucker

 

Class is over, the teacher

and the pianist gone,

but one dancer

in a pale blue

leotard (2) stays

to practice alone without music,

turning grand jetes (3)

through the haze of late afternoon.

Her eyes are focused

on the balancing point

no one else sees

as she spins in this quiet

made of mirrors and light—

a blue rose on a nail—

then stops and lifts

her arms in an oval pause

and leans out

a little more, a little more,

there, in slow motion

upon the air.


* Nguồn nguyên tác: Poetrypoundation

------------

Chú thích:

  (1)Đọc thơ hiện đại đôi khi chúng ta cảm thấy khó chịu bởi sự ngắt dòng. Thực sự là không có bất kỳ quy tắc nào để hướng dẫn một người về việc có nên ngắt dòng sau một từ này thay vì một từ khác hay không. Tuy nhiên, ngắt dòng rất quan trọng trong việc giúp dẫn dắt người đọc qua một bài thơ vì nhà thơ thường xuyên vắng mặt và không thể đọc bài thơ cho người đọc, hãy tạm dừng khi cần thiết, nhấn mạnh vào dòng này qua dòng khác hoặc dòng tiếp theo…

Khoảng trắng ở cuối mỗi dòng tạo thêm sự im lặng khiến hình ảnh hoặc ý nghĩ cuối cùng trước nó lơ lửng trên không thông báo cho người đọc biết ý định tiếp theo của nhà thơ.

Nếu ba nhà thơ được cho một đoạn thơ giống nhau để chia thành các khổ thơ với bao nhiêu dòng tùy thích, thì rất có thể bạn sẽ có được ba khổ thơ khác nhau về ngắt dòng. Mặc dù ý nghĩa cơ bản của câu sẽ không thay đổi đáng kể, nhưng vị trí của các ngắt dòng sẽ thay đổi cách đọc câu và cách hiểu câu đó. Khi dòng tiếp theo được xây dựng dựa trên những câu rơi trước thì nó sẽ mở ra các lớp ý nghĩa mới cho bài thơ - tựa như dòng tự sự có kiểm soát của bài thơ từ từ được tiết lộ cho người đọc.

Đấy là các trường hợp ngắt dòng trong bài thơ này. Các câu văn có chất trữ tình được kiểm soát bằng cách ngắt câu và sắp đặt hình ảnh đã tạo nên vẻ đẹp thơ mộng của nó là không thể phủ nhận – như trong những bức tường gắn kính của lớp dạy khiêu vũ cùng với một vũ công tỏa ra phần hồn mà tác giả miêu tả.

Khoảnh khắc ngắn ngủi mà các khoảng trắng (thường đánh dấu - cuối câu) mang lại cho phép chúng ta gợi lên tất cả những mối liên hệ giữa các nhân vật, sự việc, hình tượng trong chuỗi câu. Và chúng ta phải hoàn thành bức tranh tĩnh lặng một cách trọn vẹn cùng những gì tác giả muốn vẽ nên trong sự cám dỗ của các chuyển động: "luyện tập” (practice), “xoay” (turn), “nhón” (lift), “nghiêng” (lean) , “bay”... trong không gian tĩnh lặng, không có âm nhạc và hình ảnh cùng động tác của vũ công tăng tốc dần về phía cuối bài thơ. Vậy nên chúng ta thấy cách ngắt dòng của Tucker không gượng ép và không mất tự nhiên.

Ở một góc nhìn khác, mỗi dòng thơ hoàn chỉnh giống như thơ Haiku bởi các khoảng trắng khơi dậy sự hài hòa của nhận thức (6 câu cuối).

(2). leotard: là loại quần áo một mảnh ôm sát phần thân từ đũng quần đến vai thường dùng cho nghệ sĩ biểu diễn xiếc, nhào lộn hoặc múa ballet...

(3)jete (tiếng Pháp jeté): là thuật ngữ chuyên ngành trong múa ba-lê (bước nhảy).

 ---------------------

Mộc Nhân dịch và chú thích



 


Không có nhận xét nào: