- TURNS OF SILENCE ABOUT A MASSACRE IN THE EASTERN SEA
Ba thập
kỷ trước, một trong những tội ác tàn bạo nhất của thế kỉ XX đã xảy ra. Kỳ lạ
thay, cả hung thủ và nạn nhân đều im lặng. Hai mươi bốn năm sau đó, khi những kẻ
có tội nhắc lại sự việc đó bằng lời lẽ cao ngạo, thì các nạn nhân lại một lần nữa
im lặng. Tuy vậy, vào tháng 7/2018, những người bị hại – Việt Nam – cuối cùng
cũng chọn cách nói ra sự thật bằng việc cấp phép xuất bản một cuốn sách chi tiết
về vụ thảm sát. Điều thú vị là lần này, hung thủ - Trung Quốc, lại chọn cách giữ
im lặng.
Bất kể
lý do Việt Nam giữ im lặng suốt 30 năm qua là gì, nó cũng không đáng lo ngại bằng
việc ngày nay Trung Quốc đang dần trở thành một mối đe dọa lớn. Chính vì thế,
vào ngày 10 tháng 7 tới đây, một đơn vị xuất bản ở Việt Nam sẽ tổ chức một cuộc
họp báo ra mắt sách được chính phủ cấp phép. Có mặt ở đó sẽ là những người sống
sót, vốn rất ít, cùng gia đình của những chiến sĩ quả cảm đã mãi mãi không trở
về.
Cuộc
thảm sát tàn bạo ấy diễn ra ở bãi đá Gạc Ma, được biết đến trên các bản đồ của
phương Tây với tên gọi Johnson South Reef, thuộc quần đảo Trường Sa - gồm 750 đảo,
rạn đá, đảo san hô và những vĩ đá ngầm. Trong lúc nhiều quốc gia cùng đòi chủ
quyền với Trường Sa, thì vào tháng 3 năm 1988, mọi tranh chấp đều đổ dồn về cuộc
đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam tại ba rạn san hô kề sát nhau trên quần đào
này.
Lường
trước khả năng Trung Quốc sẽ chiếm đóng các bãi đá này, hai tàu vận tải Việt
Nam là HQ-604 và HQ-605, đã đưa 73 binh sĩ lên Gạc Ma để thực thi chủ quyền quốc
gia. Hai chiếc tàu này chỉ được trang bị vũ khí hạng nhẹ, như những phương tiện
vận tải, không thể trở thành mối đe dọa quân sự nghiêm trọng (súng trên tàu chỉ
có hỏa lực giới hạn trong phạm vi 500m). Sau khi đưa được 73 binh sĩ lên đảo
vào cuối ngày 13 tháng Ba, hai chiếc tàu này di chuyển đến 2 đảo san hô lân cận
khác.
Rạng
sáng hôm sau, những người lính Việt Nam trên đảo Gạc Ma phát hiện được một lực
lượng hải quân Trung Quốc gồm tàu vận tải, quân đổ bộ và các tàu khu trục đang
tiến đến gần. Bên phía Trung Quốc có thể nhìn thấy quốc kỳ Việt Nam đang tung
bay trên Gạc Ma và một đảo san hô khác là Cô Lin.
Những
người lính Việt Nam quan sát được một số tàu chiến nhỏ, chở đầy thủy quân lục
chiến Trung Quốc được vũ trang đầy đủ, lao ra khỏi tàu của họ và hướng đến Gạc
Ma. Không có chỗ che chắn hoặc nơi ẩn nấp, các chiến sĩ Việt Nam lập tức tạo
thành một vành đai phòng thủ 360 độ - với lá cờ của họ tự hào tung bay ở trung
tâm — một thế trận về sau được gọi là "vòng tròn bất tử". Người Trung
Quốc hiểu rằng hành động ấy là tuyên bố cho quyết tâm bảo vệ Gạc Ma bằng mọi
giá của những người lính Việt Nam. Họ bắt đầu cho quân đổ bộ để đánh chiếm đảo.
Trong
trận chiến ác liệt diễn ra sau đó, một thiếu úy người Việt đã ôm chặt lá cờ để
ngăn kẻ thù đoạt lấy. Anh bị bắn vào đầu vì hành động này. Lá cờ ngay lập tức
được nhặt lên bởi Nguyễn Văn Lanh, người đã giữ nó cho đến cả khi bị thương. Trận
chiến kết thúc và những người lính Việt Nam vẫn giữ được trận địa, họ vui mừng
khi nhìn thấy lính Trung Quốc rút lui và quay về tàu của mình. Tuy nhiên, đó chỉ
là những niềm vui ngắn ngủi.
Lanh,
người sống sót một cách thần kỳ sau những vết thương nghiêm trọng, cùng với các
đồng đội đã phải hứng chịu một cuộc oanh tạc dữ dội bằng pháo và súng máy từ
các tàu chiến Trung Quốc. Mặc dù hai tàu vận tải của Việt Nam không cho thấy bất
kỳ mối đe dọa nào bởi người Trung Quốc đã nằm ngoài tầm bắn của họ, chúng cũng
bị bắn chìm.
Đã có
một video ghi lại toàn bộ diễn biến trận giao tranh ấy. Thật ghê rợn khi thấy
những họng súng của hải quân Trung Quốc xé nát Gạc Ma trong khi những người lính
Việt Nam hoàn toàn không có khả năng tự vệ. Co cụm giữa trận địa của vòng tròn
bất tử, họ chỉ đơn giản chờ đợi một cái kết không thể tránh khỏi.
Video
ấy khiến người xem không thể tin vào mắt mình bởi những người lính Việt Nam đã
bị tàn sát như thể họ chỉ là những con vật. Người ta chỉ có thể tưởng tượng sự
bất lực mà họ cảm thấy khi người Trung Quốc tàn nhẫn xuống tay. Sáu mươi tư chiến
sĩ Việt Nam đã hy sinh ngày hôm đó. Chín người sống sót, tính cả Lanh, bị người
Trung Quốc giam cầm 3 năm trước khi được thả.
Ngày
nay, Trung Quốc đã chiếm đóng Gạc Ma, biến nó thành một hòn đảo nhân tạo có căn
cứ quân sự cùng một sân bay. Ngoài ra, trên đảo còn được trang bị tên lửa đất đối
đất và đất đối không.
Điều
thú vị là đoạn video về vụ thảm sát Gạc Ma đã được bưng bít cho đến tận thời điểm
được lan truyền rộng rãi vào năm 2014, bởi không ai khác ngoài chính người
Trung Quốc. Tại sao Trung Quốc làm điều đó sau 26 năm im lặng?
Câu
trả lời nằm ở những sự kiện diễn ra vào tháng 5 năm 2014. Trung Quốc đã cho neo
một giàn khoan bán chìm, giàn Haiyang Shiyou 981, gần quần đảo Hoàng Sa. Đây là
một quần đảo khác trên Biển Đông đang có sự tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc
và Việt Nam. Kết quả là, đã xảy ra một số cuộc đối đầu giữa các quốc gia trên
biển, sau khi đoạn video được công bố.
Trung
Quốc công bố video này như một lời đe dọa ngầm đến Việt Nam, cảnh báo rằng những
gì xảy ra năm 1988 có thể lặp lại lần nữa.
Kể từ
vụ thảm sát Gạc Ma, Trung Quốc ngày càng tăng cường sự bành trường ở Biển Đông.
Chiến lược của của họ là sử dụng sự đe dọa đến từ sức mạnh quân sự, vốn không bị
thách thức bởi bất kỳ nước láng giềng khu vực nào, làm nền tảng cho việc tuyên
bố chủ quyền - những tuyên bố trái với luật pháp quốc tế.
Trung
Quốc tiếp tục tuyên bố chủ quyền các khu vực khác nhau trên Biển Đông một cách
bất hợp pháp để xây dựng các đảo nhân tạo, không hề bị đe họa bởi những tuyên bố
chủ quyền đến từ những quốc gia khác Điều này khiến Hoa Kỳ phải tiến hành các
hoạt động “tự do chuyển hướng” (Freedom of navigation – FON). Các hoạt động này
liên quan đến việc điều hướng trong giới hạn lãnh hãi 12 hải lý được quốc tế
công nhận. Việc tất cả các quốc gia đều tuyên bố chủ quyền ngoài khơi bờ biển của
họ như là một minh chứng cho thấy tuyên bố của Trung Quốc là bất hợp pháp. Ở
chiều ngược lại, Trung Quốc liên tục phản đối các hoạt động FON là bất hợp
pháp.
Một hằng
số tồn tại nghìn năm trong nền độc lập của Việt Nam là những cuộc đối đầu lịch
sử với Trung Quốc. Chiến tranh thường xuyên xảy ra giữa hai bên - gần đây nhất
là cuộc chiến dài ba mươi ngày vào năm 1979. Việt Nam lại một lần nữa đánh bại
Trung Quốc trong cuộc xung đột đó – điều mà Trung Quốc không bao giờ quên. Theo
một cách nào đó, người Trung Quốc có thể đã xem những chính sách hung hăng của
họ đối với Việt Nam trên Biển Đông như một cách để cứu vãn danh dự.
Hiển
nhiên, chính sách tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực là một cái
tát vào luật pháp quốc tế và cộng đồng các quốc gia. Trớ trêu là, nó có thể
mang lại hai kẻ thù cũ - Mỹ và Việt Nam - cùng hợp thành một mặt trận thống nhất
đối kháng lại nó.
Địa
lý chính trị đôi khi tạo nên những đồng minh kỳ lạ!
------------
* Tác
giả Zumwalt là một chuyên gia về Châu Á, đặc biệt là Đông Á trong Bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét