Mộc Nhân
“Cá biệt” là một từ khá quen thuộc. Theo tự điển: “cá” là riêng lẻ; “biệt” là đặc thù, không như bình thường; tóm lại cá biệt là: riêng lẻ, không phổ biến, không điển hình (Trường hợp cá biệt, học sinh cá biệt…).
Trong lĩnh vực giáo dục, từ “cá biệt”
nói về những học sinh có tính cách và cấu trúc tâm trí khác biệt so với
số đông học sinh khác mà biểu hiện thường là có hành vi khó bảo, gây ra mọi
chuyện rắc rối - gọi là học sinh cá biệt.
Rất ít khi người ta nói “giáo viên
cá biệt” hay “hiệu trưởng cá biệt”…
Nếu có nói thì thường hiểu là đùa vui, cười cợt. Còn khi đã nói ra trên văn bản hay phát ngôn chính thức thì điều ấy quả là… cá biệt.
Bài này sẽ không bàn về “học
sinh cá biệt” mà chỉ đề cập đến “giáo
viên cá biệt” hay “hiệu trưởng cá biệt”.
***
Nội hàm của “giáo viên cá biệt”
thể hiện cái nhìn thành kiến, tiêu cực từ phía nhà quản lí do các nguyên nhân:
- Giáo viên ấy hay phản biện với các kế hoạch của HT trong khi gv khác
thường giơ tay biểu quyết thông qua dễ dàng
- Giáo viên ấy thường chỉ ra cái sai trái của HT trong khi gv khác biết
sai nhưng e sợ không dám mở miệng
- Giáo viên ấy thường phát biểu các ý kiến để thể hiện quan điểm, thái độ
của mình trong khi các gv khác thường ba phải để an phận
- Và chắc chắn còn nhiều nữa… dạng đặc thù, không như bình thường, không đại
trà mà…
Khi một HT chính thức gọi giáo viên do mình quản lý là “giáo viên cá biệt” thì tôi xin nói ngay
đó là một HT kém cỏi, ngu dốt vì những lí do sau đây:
- HT không nhận ra những “giáo viên
cá biệt” là người làm chuyên môn tốt nhất; làm chuyên môn ở đây bao gồm: hồ
sơ sổ sách đầy đủ nhất, dạy tốt nhất có thể, có trách nhiệm nhất đối với công
việc được giao… Tại sao vậy: logic đơn giản là: chỉ khi bản thân họ vững vàng về
chuyên môn hay tư cách phát ngôn thì họ mới dám đối mặt với các nhà quản lí. Bởi
nếu họ không vững vàng như vậy, họ sẽ bị bóp họng ngay lúc khởi đầu. Nói nôm na
là “yếu sao dám ra gió”. HT dốt nát tìm cách hại họ về chuyên môn chẳng khác
nào đâm đầu vào đá mà ôm mặt máu.
- HT không nhận ra “giáo viên cá biệt”
là những người thông minh nhất, có khả năng phản biện tốt nhất vì họ có trách
nhiệm và suy nghĩ kỉ khi nói trước tập thể, nhất là các vấn đề động chạm, nhạy
cảm. Trước khi phản biện họ phải đọc kỉ tài liệu, công văn, thông báo, đề nghị
giải trình… để biết nhưng văn bản ấy sai chỗ nào, cần vạch mặt chỗ nào, bất hợp
lí chỗ nào, vận dụng điểm nào… HT dốt nát tìm cách hạ họ bằng kiểu ấy chẳng khác nào tự đưa cái dốt
của mình ra trước thiên hạ để họ nhận ra HT không chỉ dốt mà còn hèn hạ, chơi bẩn.
- HT không nhận ra trong một bầy cừu hay bầy đàn chỉ biết cúi đầu im lặng,
có một “giáo viên cá biệt” dù nói lời
thẳng thắn khó nghe, trái ý HT nhưng đó là người được tập thể kín đáo khâm phục
nhất, dù bên ngoài họ không dám thể hiện do sợ bị trù dập… HT dốt nát bịt miệng
họ chẳng khác nào lấy vải thưa che mắt thiên hạ, lấy mũ ni che tai…
***
Tôi được biết ở trường nọ có một “giáo
viên cá biệt” và một HT như thế. Đó là Lão già dốt văn (LGDV) mà tôi đã viết
ở bài trước.
Và hiển nhiên lão LGDV là tên HT ngu dốt, kém cỏi toàn tập.
Thay vì lắng nghe phản biện của “giáo
viên cá biệt” để điều chỉnh hành vi của mình lão ta lại chọn cách trù ếm, bủa
vây, trù dập người ấy.
Toàn là các chiêu sách phân biệt đối xử mà LGDV đã sử dụng như:
- Thường xuyên đưa vào diện thanh tra toàn diện dù bất hợp lí ngay từ kế
hoạch
- Theo dõi giờ giấc sát nút
- Gây khó khăn khi giáo viên cần nghỉ do đau ốm đột xuất
- Giáo viên khác có thể vi phạm qui chế chuyên môn rồi được cho qua (nếu
gặp riêng hoặc "đi đêm") còn “giáo viên cá biệt” có
sai nhầm ngoài ý muốn thì kiểm điểm, giải trình, họp… cho bõ ghét đồng thời
cũng là để lưu hồ sơ nhằm hạ thi đua cuối năm…
Ngoài những chiêu quen thuộc trên, LGDV còn có những chiêu hạ đẳng thâm độc
khác như:
- Mượn mồm vài phhs quen biết để tung dư luận xấu về hoạt động dạy học của
giáo viên (chẳng hạn con ông kia nói cô ấy dạy không hiểu, cô ấy cho điểm thấp…)
- Mượn tay giáo viên khác trong tổ chuyên môn để chèn ép, hạ thấp uy tín
chuyên môn họ
- Săm xoi cả trang phục phụ nữ để gây khó cho họ rồi qui kết sai phạm này
nọ
- Mượn các tổ chức đoàn thể trong trường như CĐ để gây áp lực, gây khó
cho giáo viên đồng thời gợi ý để họ bao che cho HT trước những sai trái mà ai
cũng thấy.
- Có một chiêu khá ngu là LGDV này thường dùng cách “lấy biểu quyết” để
ngăn chặn “giáo viên cá biệt”. Chẳng
hạn như: ai đồng ý cho cô này phát biểu ? ai đồng ý cho rằng cô này nói đúng ?
ai đồng ý với ý kiến của tôi ? …
Ôi ! Cái chuyện bầy linh cẩu thì chúng ta quá hiểu rồi.
Chắc chắn một điều: LGDV luôn là kẻ nhận lấy sự khinh bỉ từ mọi người,
luôn bẽ mặt trước sự thật được phanh phui từ “giáo viên cá biệt” . Và những lúc như thế LGDV thường lộ ra thói
hung hăng côn đồ của một thằng lưu manh đóng vai nhà giáo: quát nạt, chỉ tay, sấn
xổ như sắp đánh nhau – mà lại đánh nhau với cô giáo mới nhục chứ…
Kẻ thọ ân LGDV từ những cuộc đổi chác tình
dục lấy chức vụ (CTCĐ, TTcm…), đổi chác tình dục lấy đv, đổi chác tình dục lấy
danh hiệu thi đua, lấy ân huệ chuyên môn… giờ im thóc vì ai cũng biết chân tướng nhau. Hành động tốt nhất của họ chỉ là giơ tay biểu quyết theo gợi ý HT.
Ôi ! Ngôi trường có một HT như thế thì sinh ra một “giáo viên cá biệt” cũng là quá tốt cho giáo dục tại địa phương.
Ai cũng biết LGDV này xây dựng đội ngũ bằng gạ tình nữ gv, từ đó mới có chuyện đánh ghen lẫn nhau giữa vài nữ nhi trong nhà trường; chồng dâng vợ cho HT để được
đv; HT tham tiền không từ thủ đoạn nào, ăn chặn từ ngân sách và kể cả ăn của
người bán hàng rong qua khe hàng rào nhà trường đều phải cống nạp.
Giáo viên thì cúi đầu, phụ huynh không đủ lực để nói, địa phương nể nang…
Cấp trên của LGDV biết rõ nhưng cái ung ấy không biết vứt đi đâu. Cho nó
ra ngô ra khoai thì xấu mặt cả đám. Vì cái cơ chế sinh ra nó, nuôi nó sống và
nuôi lẫn nhau nên đành phải để cho nó tồn tại trong sự khinh bỉ của xã hội…
***
Tất nhiên LGDV không nhận ra sự ê chề của chính mình vậy nên lão mới công
khai cái cụm từ “giáo viên cá biệt”
trong một văn bản đệ trình.
Lần này lão lại tiếp tục ngu dốt thực sự vì:
- Đã thừa nhận sự bẽ bàng của mình
- Đã thừa nhận sự kém cỏi của mình vì nhà quản lý yếu không thể nào quản
lý được giáo viên tốt
- Và quan trọng nhất mà do ngu dốt nóng vội lão không nhận ra là khi cụm
từ “giáo viên cá biệt” được đặt lên
bàn nghị sự của lãnh đạo để giải quyết thì giờ đây họ phải đối thoại trực tiếp
với người đó… và những điều trước đây họ muốn lẩn mặt, tránh né thì giờ đây họ
phải đối mặt, lắng nghe, thu thập…
Chưa thấy “giáo viên cá biệt”
đâu nhưng đã thấy hiện ra một chân dung “hiệu
trưởng cá biệt” với bộ dạng nhem nhuốc, bẩn thỉu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét