20/6/22

2.426. BOHEMIAN RHAPSODY - Freddie Mercury, Queen

  "Bohemian Rhapsody" là bài hát do Freddie Mercury, thành viên chính ban nhạc rock Queen, nước Anh sáng tác và hát chính, phát hành trong album phòng thu thứ tư của họ, A Night at the Opera (1975). Bài hát cũng được phát hành dạng đĩa đơn trích từ album nói trên.


"Bohemian Rhapsody" là sự cộng hưởng giữa ba phong cách âm nhạc ghép lại nhau: pop ballad, opera và glam rock mà không có phần điệp khúc – chia thành nhiều đoạn: đoạn giới thiệu, đoạn ballad, đoạn lướt mang phong cách opera, đoạn hard rock và đoạn coda phản chiếu. Bài hát là một bản progressive rock (viết tắt prog rock – rock cải tiến) kết hợp với những yếu tố từ hard rock và progressive pop, và mặc dù đã có những giả thuyết xung quanh nội dung lời bài hát, Mercury chưa từng thừa nhận về ý nghĩa thực sự của nó.

Sau khi phát hành, "Bohemian Rhapsody" nhận được những phản ứng tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ đánh giá cao sự sáng tạo trong âm nhạc và hoàn thiện về mặt kỹ thuật của nó. Ngoài ra, bài hát còn gặt hái nhiều giải thưởng và đề cử tại những lễ trao giải lớn, cùng vị thứ cao tại các bảng xếp hạng và những thành công vượt trội về mặt thương mại - trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại.




17 năm sau (vào năm 1992), bộ phim Wayne’s World (Thế giới của Wayne) sử dụng bản  Bohemian Rhapsody làm ca khúc chủ đạo nhạc phim đã khiến bản nhạc sống dậy một lần nữa và tiếp tục vươn lên top đầu các bảng xếp hạng Billboard năm 1992 cùng doanh thu vượt trội. Đến năm 2018, ca khúc này lại xuất hiện trong bộ phim tiểu sử Freddie Mercury, một lần nữa đưa ca khúc hồi sinh mạnh mẽ hơn. (Tham khảo nguồn)

 

BOHEMIAN RHAPSODY - Freddie Mercury (Queen)




      Lyrics:

 

Is this the real life?

Is this just fantasy?

Caught in a landside,

No escape from reality

 

Open your eyes,

Look up to the skies and see,

I'm just a poor boy, I need no sympathy,

Because I'm easy come, easy go,

Little high, little low,

Any way the wind blows doesn't really matter to me

 

Mamaaa,

Just killed a man,

Put a gun against his head, pulled my trigger,

Now he's dead

Mamaaa, life had just begun,

But now I've gone and thrown it all away

 

Mama, oooh,

Didn't mean to make you cry,

If I'm not back again this time tomorrow,

Carry on, carry on as if nothing really matters

 

Too late, my time has come,

Sends shivers down my spine, body's aching all

The time, goodbye, everybody, I've got to go,

Gotta leave you all behind and face the truth

Mama, oooh

I don't want to die,

I sometimes wish I'd never been born at all.


I see a little silhouetto of a man,

Scaramouch, Scaramouch, will you do the Fandango!

Thunderbolts and lightning, very, very frightening me

Galileo, Galileo

Galileo, Galileo

Galileo, Figaro – magnificoo

 

I'm just a poor boy nobody loves me

He's just a poor boy from a poor family,

Spare him his life from this monstrosity

Easy come, easy go, will you let me go

 

Bismillah! No, we will not let you go

(Let him go!) Bismillah! We will not let you go

(Let him go!) Bismillah! We will not let you go

 

(Let me go) Will not let you go

(Let me go)(Never) Never let you go

(Let me go) (Never) let you go (Let me go) Ah

No, no, no…

 

Oh mama mia, mama mia, mama mia, let me go

Beelzebub has a devil put aside for me, for me,

For meee

 

So you think you can stop me and spit in my eye

So you think you can love me and leave me to die

Oh, baby, can't do this to me, baby,

Just gotta get out, just gotta get right outta here

Nothing really matters, Anyone can see,

Nothing really matters,

Nothing really matters to me

Any way the wind blows...

--------------


NHẠC KHÚC CỦA NHỮNG NGHỆ NHÂN

Việt ngữ: Mộc Nhân

 

Có phải đây là cuộc sống thực?

Có phải đây chỉ là ảo tưởng?

Gian hãm trong một vùng đất

Không đào thoát khỏi hiện thực

 

Hãy mở mắt ra,

Nhìn lên bầu trời và quan sát

Tôi chỉ là một cậu bé tội nghiệp, tôi không cần thương hại,

Bởi vì tôi dễ đến, dễ đi,

Cao một chút, thấp một chút,

Gió thổi chiều nào cũng không thực sự quan trọng với tôi

 

Mẹ ơi,

Một người đàn ông vừa bị giết

Kê súng vào đầu anh ta, con bóp cò

Bây giờ anh ấy đã chết

Mamaaa, cuộc sống chỉ mới bắt đầu,

Nhưng bây giờ con đã phải ra đi và vứt bỏ tất cả

 

Mẹ ơi, ôi,

Không có ý làm mẹ khóc,

Nếu vào giờ này ngày mai con không trở về,

Tiếp tục, tiếp tục như thể không có gì thực sự quan trọng

 

Quá muộn, giờ của tôi đã đến,

Sự run rẩy chạy dọc sống lưng, toàn thân đau nhức

Đến giờ tạm biệt mọi người, tôi phải đi,

Đành bỏ lại mẹ và đối mặt với sự thật

Mẹ ơi, oh

 

Con không muốn chết,

Đôi khi con ước mình chưa bao giờ được sinh ra.

Con thấy bóng dáng nhỏ của một người đàn ông,

Scaramouch, Scaramouch, bạn sẽ múa điệu Fandango chứ.

Sấm sét và tia chớp, làm tôi sợ hãi vô cùng

Galileo, Galileo

Galileo, Galileo

Galileo, Figaro – vĩ đại

 

Tôi chỉ là một cậu bé nghèo không ai yêu tôi

Anh ấy chỉ là một cậu bé nghèo trong một gia đình nghèo,

Hãy tha mạng cho anh ta khỏi sự quái dị này

Dễ đến, dễ đi, xin hãy để tôi đi

 

Bismillah! Không, chúng tôi sẽ không để bạn đi

(Thả anh ta ra!) Bismillah! Chúng tôi sẽ không để bạn đi

(Thả anh ta ra!) Bismillah! Chúng tôi sẽ không để bạn đi

 

(Để tôi đi) Sao không để bạn đi

(Hãy để tôi đi) (Không bao giờ) Không bao giờ để bạn đi

(Để tôi đi) (Không bao giờ) để bạn đi (Để tôi đi) Ah

Không không không…

 

Oh mẹ ơi mẹ ơi, hãy để con đi

Beelzebub có một con quỷ bên cạnh tôi, cạnh tôi,

Cho tôi

 

Bạn nghĩ bạn có thể ngăn tôi và nhổ vào mắt tôi

Bạn nghĩ rằng bạn có thể yêu tôi và để cho tôi chết

Ôi, em yêu, không thể làm điều này với anh, em yêu,

Tôi chỉ muốn ra ngoài, ra khỏi đây ngay

Không có gì thực sự quan trọng, ai cũng có thể thấy,

Không có gì thực sự quan trọng,

Không có gì quan trọng đối với tôi

Dù gió thổi chiều nào cũng thế…

--------------

Những chú thích liên quan đến bài hát:

1. Bohemian Rhapsody là một ca khúc cực kì phức tạp, cả về phần âm nhạc lẫn ý nghĩa. Theo nhận định của Irwin Fisch, giáo sư âm nhạc từ trường đại học NYU Steinhardt, thì Bohemian Rhapsody không giống với bất kì bản nhạc nào mà chúng ta được nghe từ trước đến nay, và không nhiều ca khúc trên thế giới có khả năng tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ như ca khúc này.

Cấu trúc của bài hát khá phức tạp, thể nhạc chuyển đổi liên tục, mở đầu với phong cách nhạc kịch (a capella), rồi đến rock ballad, và trở lại nhạc kịch (opera), sau đoạn guitar solo thì lại mang màu sắc hard rock, và cuối cùng kết thúc bằng rock ballad. Bài hát không có phiên khúc, không có điệp khúc, không nghiêng hẳn về một thể loại âm nhạc nào trong những thể loại nói trên, mà là sự kết hợp của tất cả, kết hợp một cách khéo léo, không hề bị chỏi.

Bohemia là một vùng đất thuộc cộng hòa Czech ngày nay, nhưng danh từ bohemian trong tiếng Anh cũng có nghĩa là những nghệ nhân âm nhạc thời xưa. Danh từ “rhapsody” thường được dùng để chỉ một đoạn nhạc tương đương với chương hồi (movement) của âm nhạc thính phòng. Như vậy, có thể hiểu nôm na “bohemian rhapsody” là “nhạc khúc của những nghệ nhân”.

Hơn một trăm năm trước khi Bohemian Rhapsody ra đời, nhà soạn nhạc lừng danh người Hungary là Franz Liszt (1811 – 1886) cũng có những bản giao hưởng nổi tiếng tên là Hungarian Rhapsody, mà xứ Bohemia và Hungary cũng không cách xa nhau là bao, cho nên có thể nói Freddie đã chơi chữ khá thông minh khi đặt một tựa đề ca khúc mà người nghe có thể hiểu theo bất cứ nghĩa nào tùy ý.

Theo dòng ca từ chúng ta sẽ được tiếp cận một câu chuyện theo mạch logic từ lúc chàng trai nhân vật chính lỡ tay giết người, cho đến lời thú tội, rồi ra hầu tòa, lời phán quyết và cuối cùng là sự buông bỏ.

Câu hát mở đầu là sự hoang mang mơ hồ trong tâm trí người phạm tội, liệu có phải mình đã thật sự phạm tội, hay chỉ là đang nằm mơ (Is this the real life? Is this just fantasy). Tiếp đó là đôi dòng giới thiệu về nhân vật chính (I’m just a poor boy. I need no sympathy). Và một chút manh nha của thái độ buông thả (Any way the wind blows doesn’t really matter to me). Rồi nhân vật chính bắt đầu nhận thức được sự việc, và bộc bạch lời thú tội vì đã giết người (Mama! Just killed a man/ Put a gun against his head, pulled my trigger, now he’s dead). Anh cảm thấy ân hận (Mama! Life had just begun/ But now I’ve gone and thrown it all away). Sau một tràng những lời thú tội, những tâm tình và những điều giằng xé, giờ anh ta phải bước ra đối mặt với phiên tòa (I see a little silhouetto of a man/ Scaramouche, Scaramouche, will you do the Fandango) – Fandango là vũ điệu phán xét, vũ điệu treo cổ? Hoảng sợ trước những lời buộc tội gay gắt, chìm ngập trong lời nài nỉ của một số ít người cảm thương cho thằng bé hung thủ tội nghiệp, bị cáo có lần thốt ra những lời van xin, mong được quý tòa khoan hồng… (Will you let me go - Hãy tha cho tôi và thả tôi đi). Nhưng vị quan tòa vẫn cứng rắn và đưa ra lời phán xét cuối cùng, và bị cáo chẳng còn thấy gì phía trước nữa, ngoại trừ cái bóng đêm mịt mù của tương lai (Bismillah! We will not let you go - Nhân danh Chúa Trời, nhà ngươi không được đi đâu cả). Và cuối cùng “Beelzebub has a devil put aside for me” (Chẳng còn đường nào khác hơn là xuống địa ngục chơi với con quỷ đang chờ ta dưới đó). Sau lời phán quyết, đoạn nhạc trở nên dữ dội và kịch tính hơn, cũng là sự phẫn nộ của chàng trai sắp bị đem ra hành quyết: “Do you think you can stone me and spit my eyes? Do you think you can love me and leave me to die?” (À vậy là chúng mày nghĩ cứ ném đá vào tao thì tao sẽ toét mắt ra à? Chúng mày nghĩ rằng cách duy nhất để yêu thương tao là bỏ mặc cho tao chết à?). Và bài hát kết thúc bằng một sự buông bỏ. Một khi đã bị vùi dập đến tận đáy của sự ô nhục, thì mọi sự trên đời này chẳng còn có ý nghĩa gì nữa: “Nothing really matters to me!” (Đối với ta chẳng có điều gì là quan trọng nữa rồi)…

Bản thân Freddie Mercury và các thành viên của band nhạc từ chối giải thích hàm ý của ca khúc này nhưng theo Tim Rice, bạn thân của Freddie Mercury, thì Bohemian Rhapsody là lời thổ lộ ngấm ngầm của Freddie Mercury. Ngày đó, xã hội vẫn chưa chấp nhận những người đồng tính, và Freddie Mercury, một người đồng tính, phải sống trong sự gò bó và luôn thấp thỏm với tâm trạng bị tù túng, luôn muốn được tự do thể hiện bản thân mình mà không vấp phải sự khinh miệt và vùi dập của định kiến xã hội. 

Những lời hát “Mama! Just killed the man” mà Freddie thực sự muốn nói ở đây, là ẩn dụ cho hành động giết chết đi người đàn ông dị tính trong con người mình, mà xã hội và gia đình (Mama) muốn trông thấy, trong khi bản thân mình lại không muốn điều đó, vì đó không phải là mình. Xuyên suốt bài hát, là cảnh hỗn loạn của một phiên tòa tâm trí, những thẩm phán và luật sư tiêu biểu cho “lẽ phải”, hay là cái định kiến xưa nay về xu hướng giới tính, những kẻ bênh vực cho cái mà xã hội vẫn cho là “điều không đúng”, và những người đang bị giằng co giữa “lẽ phải” và khát khao được tự do thể hiện bản thân.

Vậy nên suy đến rốt ráo, Bohemian Rhapsody là khát vọng được sống đúng với bản thân mình, và được xã hội thừa nhận.

2. Trong ca khúc, Freddie Mercury cũng nhắc đến tên Galileo vài lần. Điều này có ý nghĩa như thế nào? Galileo Galilei (1564 – 1642) là nhà khoa học người Ý đã để lại nhiều công trình thiên văn quan trọng, trong đó có việc khám phá ra sao Thủy (còn gọi là Mercury). Phải chăng người viết ca từ cũng đang ngấm ngầm mong mỏi sự tồn tại của một Galileo nào đó, người có khả nhìn ra được Freddie Mercury là ai! Và một điều ngẫu nhiên là Freddie đã từng có một cô bạn gái là nhà thiên văn học.

3. Freddie Mercury tên thật là Farrokh Bulsara, là một người Anh gốc Ấn, sinh ra ở xứ Zanzibar thuộc Anh (nay là nước Tanzania ở châu Phi), trong một gia đình có truyền thống Hỏa giáo (Zoroastrianism) – một trong những tôn giáo lâu đời nhất thế giới, xuất phát từ Ba Tư cổ đại. Freddie học piano và chơi nhạc từ bé, và chỉ say mê nhạc hiện đại phương Tây.

Sinh ra và lớn lên trong môi trường đa sắc tộc, Freddie được tiếp cận với nhiều loại hình văn hóa và tư tưởng khác nhau, và đã khéo léo kết hợp những hình ảnh (hay điển tích) đó vào trong ca từ của mình, chẳng hạn như chú hề hèn nhát Scaramouche lấy từ sân khấu hài kịch nước Ý; Bismillah là một cụm từ tiếng Ả rập trong kinh Qu’ran với ý nghĩa là “nhân danh Chúa Trời”; Beelzebub ám chỉ quỷ vương ruồi trong một số tôn giáo cổ của châu Âu; và Figaro có thể là nhân vật trong vở opera “Đám cưới của Figaro” của nhà soạn nhạc thiên tài người Áo Wolfgang Amadeus Mozart (1756 – 1791). Điều này chứng tỏ Freddie là một người am hiểu, đọc nhiều, và có hứng thú với văn học, nghệ thuật và tôn giáo.

Ngoài ra, có người còn diễn giải như thế này: Vào thời La Mã cổ đại, người ta biết đến Chúa Jesus qua cái tên Galileo. “Galileo figuro manifico” tiếng Latin có nghĩa là “phóng to hình ảnh của Galileo (Chúa Jesus)”, hay có thể hiểu là sự cứu rỗi. Phóng to hình ảnh của Chúa, vì Chúa yêu tất cả mọi người, chứ không giống như lời của nhân vật chính: “I’m just a poor boy. Nobody loves me” (Ta nghèo hèn, chẳng ai thèm thương ta).

Cuối cùng, tôi xin chia sẻ cùng bạn đọc một điều khá thú vị rằng, cây đàn piano dùng để thu âm Bohemian Rhapsody cũng chính là cây đàn mà Paul McCartney (The Beatles) đánh trong bản thu âm đầu tiên của ca khúc lừng lẫy “Hey Jude”. (Tham khảo nguồn)

-------------

Dịch và biên tập thông tin bởi Mộc Nhân



Không có nhận xét nào: