30/7/18

1.203. HUYỆT HỢP CỐC – TỦ THUỐC QUÍ CỦA CƠ THỂ

Vị trí huyệt Hợp Cốc trên bàn tay


Nhiều người chưa tin vào sự kỳ diệu của việc bấm huyệt nhưng nếu đã chứng kiến hoặc trải nghiệm, bạn sẽ nhận ra sự kì diệu của nó trong quá trình chăm sóc và cải thiện sức khỏe.
Đông y có câu nói nổi tiếng: “Hãy dùng ngón tay bạn trước khi phải sử dụng kim tiêm”. Hãy thử áp dụng với huyệt “Hợp cốc” – một huyệt quan trọng của kinh mạch. Theo đông y, huyệt này được xem là “thùng thuốc” của cơ thể, khi có vấn đề, hãy lấy “thuốc” đó ra mà chữa.

Huyệt hợp cốc là điểm kết nối với đại tràng bắt đầu từ bàn tay, thông qua các kinh mạch với hàng trăm điểm mạch trên đường đến đại tràng. Trong hàng trăm huyệt vị trên cơ thể, hợp cốc được xem là một trong những huyệt có phạm vi ảnh hưởng rộng nhất.
“Hợp” là sự kết hợp lại, cùng nhau; “cốc” là khe, khoảng không giữa 2 dòng suối. Huyệt nằm ở khe chính giữa điểm kết nối của ngón tay cái và ngón tay trỏ, người xưa gọi là huyệt hợp cốc. Khi mở rộng 2 ngón tay cái và ngón trỏ ra, bàn tay xòe rộng như miệng hổ, nên còn được gọi là hổ khẩu.
Cách xác định vị trí: Giơ bàn tay lên, sờ vào vùng lõm của điểm giao kết giữa ngón trỏ và ngón cái, phần lõm sâu sát với xương nối chính là huyệt hợp cốc (xem hình trên).
Theo nghiên cứu của Đông y, huyệt hợp cốc có phạm vi trị liệu rất rộng, huyệt này có thể có tác dụng điều trị tới hơn 90 loại bệnh nặng nhẹ khác nhau. Sau đây là một số công dụng nổi bật nhất:
1. Giảm đau: Khi bạn bị đau răng, đau đầu, đau vai, đau bụng kinh… hãy nhớ bấm huyệt hợp cốc để cảm nhận tác dụng giảm đau tức thì.
2. Chữa các bệnh phát sinh ở vùng đầu: khi đau vùng đầu và mặt như đau đầu, liệt mặt, sốt, khô miệng, đau họng và các bệnh trên khuôn mặt đều có thể được điều trị khỏi hoặc giảm nhẹ bằng việc bấm huyệt hợp cốc.
3. Điều hòa dạ dày, đường ruột: Do huyệt hợp cốc nằm trên đường kinh mạch dương minh nên sẽ kết nối từ đại tràng xuống chân, kích thích huyệt này sẽ mang lại tác dụng thông khí cho dạ dày và lá lách, giúp cho các mầm bệnh tồn tại trong dạ dày được loại bỏ. Nhiều nghiên cứu lâm sàng hiện đại còn phát hiện ra rằng, bấm huyệt hợp cốc có tác dụng làm cân bằng tì vị, cải thiện chức năng tiêu hóa. Huyệt này nên được xem là “bạn đồng hành” với những người mắc bệnh đau dạ dày, buồn nôn, nôn ói, táo bón, đi tả, trướng bụng…
4. Phòng tránh và điều trị bệnh cảm: nếu thường xuyên bấm huyệt hợp cốc, có thể kích thích và khởi động hệ miễn dịch hoạt động, nâng cao khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể, có tác dụng tốt để phòng bệnh khi thời tiết trở mùa. Bấm huyệt hợp cốc cũng có thể phát triển và khơi thông tuyến mồ hôi, tăng cường khả năng bài tiết mồ hôi, có ích lợi lớn trong việc phòng tránh và điều trị các bệnh liên quan đến phong hàn, phong nhiệt, thể chất hư yếu, cảm mạo.
5. Làm đẹp, dưỡng nhan: chăm chỉ bấm huyệt này, người mắc các bệnh như mụn trứng cá, nám da, hay bị dị ứng, da nhạy cảm và các bệnh bên ngoài da đều có những tác dụng rất thiết thực.
6. Hạ huyết áp, chống say xe: khi cần thiết nên bấm huyệt hợp cốc để ổn định tình hình. Huyệt này vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa có thể chữa bệnh, nên việc bấm huyệt cần thực hiện như một thói quen hàng ngày.
Cách bấm huyệt Hợp Cốc:

Lợi thế của huyệt hợp cốc là vị trí thuận tiện, dễ xác định. Bạn có thể dùng ngón tay cái của tay này bấm huyệt cho tay kia vào bất kỳ thời gian nào trong ngày mà không cần phải chuẩn bị.
Khi xác định đúng được vị trí huyệt, hãy bấm bất kỳ khi nào bạn có thời gian rảnh, như lúc ngồi tàu xe, máy bay, lúc chờ đợi, lúc nghỉ ngơi xem Tivi, thậm chí, trong khi làm việc bạn cũng có thể dừng tay bấm khoảng 1-3 phút. Vừa bấm vừa day càng tăng hiệu quả.
Cách bấm tốt nhất là dùng lực hơi mạnh, bấm giữ trong 2 giây rồi thả ra, lại tiếp tục bấm. Mỗi ngày tối thiểu duy trì cho được 2-3 lần bấm. Đối với trường hợp giảm đau thì có thể bấm ngay tức thì (khi đau) và bấm lâu hơn nếu bạn muốn.
* Hy vọng rằng bài này sẽ có ích cho ai quan tâm.
Nguồn: ST

Không có nhận xét nào: