Đề thi THPTQG năm 2018 vừa diễn ra có câu 4 / Phần đọc hiểu gây sóng dư luận với câu hỏi : "Theo anh/chị quan điểm của
tác giả (Nguyễn Duy) trong hai dòng thơ: “Ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm
lực còn ngủ yên” có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?".
Đề thi ngoài phạm vi cấp
dạy học (của tôi) nhưng nội dung yêu cầu của đề thuộc dạng nghị luận xã hội nên
tôi cũng có quan tâm, theo dõi các ý kiến của dư luận, của người làm bài và góp
đôi điều.
Đây là câu hỏi mở và sẽ tạo ra nhiều tình
huống nghị luận bởi học sinh không chỉ viết “thuận chiều” về tiềm lực của đất nước
ta là rừng vàng biển bạc, đang còn ngủ yên, chưa khai thác hết... tuy nhiên nhiều
em có tư duy, hiểu biết về thời sự, hiện tình đất nước có thể viết “nghịch chiều”
trái với đáp án; chẳng hạn như:
Câu thơ không còn phù hợp hiện tại vì những
lí do sau:
a. Về biển mà trước đây gọi là biển bạc thì
hiện nay đang nghèo dần: dầu mỏ biển Đông đang bị bọn bành trướng tham lam dùng
đường lưỡi bò chiếm gần hết, không cho ta khai thác; ngư trường bị thu hẹp, ngư
dân ra khơi luôn bất an, bị tàu lạ xua đuổi, đâm nát; cá ven bờ thì bị ô nhiễm
(chẳng hạn như sự cố Formosa xả độc ra biển làm chết hàng trăm ngàn tấn cá, gây
ô nhiễm biển lâu dài)
b. Về rừng mà trước đây gọi là rừng vàng
thì hiện nay: rừng đại ngàn bị lâm tặc câu kết với kiểm lâm và biên phòng tàn
phá những cánh rừng nguyên sinh với nhiều loài gỗ quí hiếm (nhiều vụ đã phát hiện
và truy tố gần đây); rừng cỗ thụ biến thành rừng trồng hoặc đồi trọc, nương rẫy.
Nhiều khu vực núi rừng trở thành thủy điện gây ra lũ lụt tàn phá vùng trung du
và đồng bằng…
c. Về khoáng sản: than đá ở phía bắc đã
khai thác cạn thế mà Tập đoàn Than Khoáng sản còn báo là kinh doanh lỗ trăm
ngàn tỉ đồng !!! quặng Tây Nguyên như bô-xít đã khai thác mà vẫn lỗ triền miên lại
gây ra thảm họa môi trường.
d. Về đất đai: nơi nào cũng ô nhiễm hóa chất
độc hại, sinh vật tự nhiên không còn đường sống; đất đai oằn lưng gánh chịu bất
công. Đất đai trở thành nguồn tiềm lực
cho lợi ích nhóm với các kiểu như cho thuê, cưỡng chế qui hoạch…
Nhiều ý kiến phê phán câu này theo hướng
nói về "đánh thức tiềm lực" trong đề thi là một động thái đánh tráo
khái niệm, đánh lạc hướng giới trẻ về hiện tình đất nước, buộc người làm bài muốn
an toàn trong kết quả làm bài phải nêu quan điểm xuôi chiều để hợp với quan điểm
chấm của đáp án…
Cho đến khi viết entry này, chưa biết quan điểm của hội đồng chấm thi ra sao nhưng tôi tin rằng các thầy cô
giáo trong hội đồng giám khảo sẽ biết cách phản biện để bảo vệ cách đánh giá của
mình trước những bài làm “trái chiều”.
Nếu không được như vậy, quả là một nỗi
nhục cho kẻ sĩ nước nhà.
* Về phía cá nhân mình, tôi cũng là người nhiều
năm làm công tác ra đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, ra đề tuyển sinh vào lớp 10
THPT, tuyển sinh vào trường THPT Chuyên… nên hiểu được độ nhạy cảm xã hội cũng
như tính an toàn về mặt dư luận, an toàn về kết quả làm bài của một bộ đề cấp tỉnh
(cao hơn là cấp quốc gia). Vì vậy tôi thầm cảm phục ban ra đề thi môn Ngữ Văn
THPT 2018 này – chắc hẳn là một nhóm thầy giáo giàu kinh nghiệm nào đó đã ra đề
thi khá thành công:
- Đề vừa sức để các em trung bình – yếu có
thể làm bài được (an toàn về kết quả làm bài)
- Đề có độ phân hóa rõ (đảm bảo yêu cầu xét
tuyển ĐH)
- Đặc biệt ở câu 4: rất khéo léo, kín đáo
đưa một vấn đề nhạy cảm vào đề thi vừa để đánh thức suy nghĩ, thử thách bản lĩnh một bộ phận sĩ tử
có lương năng, lương tri đồng thời vừa để tạo nên một hiệu ứng, dư luận xã hội
về các vấn đề hiện tình đất nước.
Phải chăng đó cũng là một cách đánh thức “tiềm lực tinh thần”.
* Trong kỉ thuật viết có thủ pháp gọi là "phục bút" (phục: nấp, gài trước, chờ sẵn...) - có nhiều cách hiểu về phục bút, trong đó có một ý là khi muốn tạo dư luận, tranh luận về vấn đề gì thì người viết không nêu lên trực tiếp mà "phục, gài" trước một số ý để khi người đọc, người nghe cảm thấy bất đồng thì tự họ (dư luận) sẽ cất lên tiếng nói phản biện theo hướng đã định sẵn.
* Trong kỉ thuật viết có thủ pháp gọi là "phục bút" (phục: nấp, gài trước, chờ sẵn...) - có nhiều cách hiểu về phục bút, trong đó có một ý là khi muốn tạo dư luận, tranh luận về vấn đề gì thì người viết không nêu lên trực tiếp mà "phục, gài" trước một số ý để khi người đọc, người nghe cảm thấy bất đồng thì tự họ (dư luận) sẽ cất lên tiếng nói phản biện theo hướng đã định sẵn.
Dường như các vị ra đề có ý thức phục bút rất tinh vi, tài tình. Chưa có ai khen ban ra đề về
khía cạnh này thì phải (do tâm lí bất mãn mà người ta thiên về chê nhiều hơn).
Tôi muốn nhấn mạnh và khen ngợi về điều đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét