Mộc Nhân
Câu tục ngữ “Mấy ai biết lúa von, mấy ai biết con hư” có các dị bản:
“Mấy ai biết lúa gon, mấy ai biết con ác”, “Mấy ai biết lúa don, mấy
ai biết con hư”…
Trước hết, xin giải thích các thuật ngữ nông học như sau:
- “Lúa von”: lúa có bệnh do nấm gây nên, cây lúa cao vổng lên, màu nhạt
đi, không đẻ nhánh và bông lép
- “Lúa gon”: là lúa lẫn vào những cỏ dại
- “Lúa don”: cũng như lúa von.
Dù là dị bản nào, có biến thể từ ngữ nhưng nói chung, các câu tục ngữ
trên đều có ý chung là:
- Nghĩa đen: Ruộng lúa nhà mình luôn xanh tốt (không thể có hiện tượng “lúa von” hay “lúa gon”), con nhà mình không thể nào hư được
- Nghĩa bóng: phê phán tâm lý luôn cho mình là nhất,
quá thương con mà không biết con hư, ác; cha mẹ vì quá nuông con nên không thấy
được những mầm xấu, hư ở con; phê phán tâm lí chủ quan, nhìn sự vật hiện tượng
bề ngoài thì tươi tốt (như cây lúa von mọc cao lên khác thường) nhưng rồi kết
quả rất tệ hại – tương tự như câu “Nồng sắc, hại đức” (Sắc đẹp nồng đậm quá thì
làm hại cái đức bên trong).
Câu tục ngữ có hay vế
sóng đôi, cái hay của dân gian là từ những quan sát trong thế giới tự nhiên mà
rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống con người.
Người ta không nhận ra
cây “lúa von” (lúa gon) là do chủ quan, do thiếu hiểu biết nên nhầm lẫn; tương
tự như vậy cha mẹ không biết con mình là hư, ác là do chủ quan, do cưng chìu,
thiếu dạy bảo chu đáo vậy nên đứa trẻ mới sinh ra rất ngoan ngoãn, cha mẹ yêu
thương nuôi nấng, lớn lên trong bao niềm hy vọng, nhưng khi trưởng thành nó bỗng
sinh hư hỏng trong sự bất lực của mẹ cha. Đúng là “Cha mẹ sinh con trời sinh
tính”.
Điều đặc biệt thú vị là
câu tục ngữ có trường nghĩa mở rộng.
Mỗi câu tục ngữ, ca dao
đều có sức sống ngữ nghĩa phái sinh trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Trong trường
hợp này, nghĩa của nó không còn bó hẹp trong phạm vi thất vọng về “con” mà mở rộng ra là thất vọng vì điều không ngờ tới...
Chẳng hạn, một người chồng
thất vọng, hụt hẫng khi phát hiện ra “vợ hư” vẫn có thể thốt lên câu “Mấy ai biết
lúa von, mấy ai biết con hư” và người nghe vẫn hiểu được đấy là nỗi thất vọng của
anh chồng có “vợ hư” trong sự bất lực, bất ngờ, bất minh, bất bình… mà đành phải
cắn răng chịu đựng.
Bài viết sử dụng tư liệu từ trang của nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét