10/6/19

1.455. TẢN MẠN VỀ CHẶN

            Mộc Nhân
        * Một ngày nọ, em nói với tôi: "Xin lỗi anh, em đã định cư bên Mỹ nên chúng ta sẽ không còn gặp nhau nữa...." 
         Tôi cứ nghe... và chúc mừng em được sống ở xứ sở thiên đường.
         Nhưng rồi... hóa ra tôi bị em chặn từ một vùng sâu vùng xa ở Việt Nam. 
         Tức cười, nứt ruột nên nhập viện 7 ngày...
         Sau khi xuất viện tôi lên chùa niệm "Mô Phật ... xin em đừng chặn tôi"
Mô Phật - xin em đừng chặn tôi...
               
1. Chặn là gì ?
Động từ “chặn” được từ điển giải nghĩa như sau:
Nghĩa (1): giữ chặt lại hoặc đè mạnh xuống, không cho tự do cử động hoặc di động. Ví dụ: lấy ghế chặn cửa, chặn cho tờ giấy khỏi bay… - Đồng nghĩa với từ: chận
Nghĩa (2): ngăn hẳn lại, làm cho sự hoạt động theo một hướng nào đó phải ngừng hẳn. Ví dụ: cầu thủ chặn được đường bóng, chặn kín các ngả đường, chặn không cho thoát, chặn trên facebook… - Đồng nghĩa: chắn.
Nghĩa (3): ngăn ngừa trước, không cho xảy ra. Ví dụ: tiêm phòng để chặn cơn sốt, ngăn chặn nguy có chiến tranh…
Động từ “chặn” mà chúng ta hay nói đến khi dùng mạng xã hội facebook, Zalo… thuộc nghĩa thứ (2) – tiếng Anh gọi là “block” (block Facebook hay block Zalo – sau đây gọi chung là “block”).
Nội dung tiếp sau đây chỉ bàn đến nghĩa thứ (2).

            2. Các cấp độ “block”:
            - Cấp độ thấp: thực hiện thao tác “chặn” bằng thẻ “chặn” có sẵn trên cài đặt. Cấp độ này đơn giản, đối tượng bị chặn không nhìn thấy người chặn mình. Tuy nhiên nếu người bị chặn sử dụng một tài khoản khác thì vẫn có thể nhìn thấy tài khoản người kia.
            - Cấp độ cao: ngoài thực hiện như cấp độ thấp nêu trên, người chặn còn thực hiện thêm các thao tác khác như: không cho người khác nhìn thấy từ bất kì tài khoản nào (trừ bạn bè) hoặc không ai nhìn thấy mình trên công cụ tìm kiếm Google (dù có đường link). Tôi thử thực hiện thao tác cài đặt chặn kiểu này, thì mình còn không tìm thấy chính mình trên Google. Các cài đặt này đều có sẵn trên facebook tuy nhiên ít người chú ý hoặc vận dụng vì họ không biết hoặc không cần phải chặn bằng chiêu này…

           3. Trường hợp nào thì thực hiện việc “chặn”:
Việc chặn được thực hiện trong các tình huống sau:
a. Khi bạn ghét ai đó, hoặc không muốn người ấy – dù có kết bạn hay không kết bạn - xem thông tin, hình ảnh trên trang mạng xã hội của mình; không muốn kết bạn với người lạ…
b. Khi bạn chia tay ai đó hay ai đó chia tay bạn, bạn sẽ “block” trang của đối tượng để cả hai biến mất khỏi tầm nhìn của nhau. Nói cách khác bạn muốn block để xóa tất cả những ký ức về người đó. Sau khi "block", hai người sẽ gần như không thấy nhau trên Facebook, Zalo.
c. Khi bạn không muốn đọc, xem bất cứ điều gì từ một hoặc nhiều người vì nó tác động đến tâm lí, cảm xúc của bạn. Bạn đang bị một ai đó làm phiền và ảnh hưởng tới cuộc sống hiện tại quá nhiều, bạn không muốn họ liên lạc với mình…
Chắc chắn còn nhiều lí do khác nữa… Kể cả tạo nên sự hoàn chỉnh của kịch bản “Em đã định cư bên Mỹ”

4. Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó:
a. Tác động tích cực – như ý muốn:
Đầu tiên, hai người sẽ không thấy nhau trên Facebook (tất nhiên), kể cả khi dùng chức năng tìm kiếm theo tên hay email. Nếu người chặn áp dụng kiểu chặn cấp độ (2) thì  lên Google vẫn không thấy được cái bìa của trang người ấy.
Xem như bạn đã biến mất khỏi thế giới này.
b. Tác động tiêu cực – ngoài ý muốn:
Khi "block" ai đó, bạn cũng sẽ không đọc được những thông tin mà người khác viết về mình. Dĩ nhiên giờ đây hai bên hoàn toàn trở thành những người xa lạ mặc dù lúc trước đã từng thân nhau rất nhiều. Bạn không thể biết nửa kia có đăng những thông tin sai lệch gì về mình, hoặc đăng những hình ảnh nhạy cảm có liên quan đến mình hay không ?
Điều này thực sự nguy hiểm. Nếu biết trước bạn có thể nhắc nhở, khuyên bảo hoặc cứng rắn hơn là cho lời cảnh báo. Còn nếu không biết thì bạn cứ để “let it be”; đến khi sự việc đỗ vỡ thì không thể “thu hồi” lại được.

5. “Block” (chặn) nói lên điều gì về bạn:
Facebook xếp tính năng “chặn” vào mục “quyền riêng tư” tức là chặn ai đó hay không chặn ai đó là quyền của bạn.
Những người mà bạn muốn chặn thì đã hiển nhiên; tuy nhiên những người không làm gì tổn hại đến bạn nhưng mà bạn lại liên tưởng, ám ảnh, sợ hãi, cảnh giác và cho rằng người ấy, thậm chí là nhóm người ấy đang soi mói mình… rồi bạn chặn tuốt.
Rốt lại bạn đang khu trú trong thế giới của mình với những người bao quanh bạn toàn là kẻ nịnh bợ, ủng hộ, bảo vệ bạn mà bất kể đúng sai… Hay nói một cách hình tượng, lúc này bạn như một con chuột chui vào hang sâu để lẩn tránh cùng bóng tối trong thế giới mà bạn cho rằng an ổn.
Tôi có biết một em trên mạng xã hội, khi lập ra một tài khoản facebook thì việc đầu tiên của người ấy là “block” những facebooker gần gũi mà họ e ngại sẽ nhìn thấy mình; những facebooker bị người này chặn bao gồm: người cùng cơ quan, anh em bạn bè người thân mà họ e ngại, người tình cũ… sau khi chặn hết những đói tượng đó, thì em mới bắt đầu “hoạt động” tương tác, thả thính trên facebook của mình mà không còn e ngại.
Tôi có vài dòng suy nghĩ về em facebooker ấy như sau:
En bịt mắt với thế giới dù thế giới ấy có thể làm em sáng mắt.
Em bịt tai với mọi phản biện và lời chân thật dù nó có thể làm em sáng trí.
Em đóng kín cõi lòng với mọi người dù mọi người có thể làm em sáng lòng.
Em nghe theo lời tư vấn mà có biết rằng người tư vấn đang nói dựa theo tâm lí của bạn.
Em đang sợ hãi dư luận mà không hiểu rằng cần phải đối mặt với nó.
Em đang trốn tránh sự thật mà không hiểu rằng cần đối mặt với sự thật để hóa giải nó.
           Em đang tỏ ra bình thản bằng việc nhuộm đầu, mặc váy, chụp hình tự sướng và khoe khoang tình cảm... nhưng thật ra đó là phép thắng lợi tinh thần của A.Q. che giấu nỗi bất an trong lòng.
Em chặn một dòng nước đang chảy lại còn xả thải bức bách nó; em phải hiểu rằng nước sẽ dâng tràn và thoát qua bằng một dòng chảy khác mạnh mẽ hơn, cuốn theo tất cả mọi thứ rác rưởi.
Chặn là quyền riêng tư. Quyền riêng tư ấy thể hiện cá tính.
Tuy nhiên khi quyền riêng tư ấy khi thực hiện đồng loạt, không lí do, bất thường thì nó thể hiện sự sợ hãi và bóng tối. Sợ hãi là bản tính tự nhiên nhưng khi quá sợ hãi bạn đã không biết hấp thu ánh sáng.
Chặn là thái độ.
Tuy nhiên khi khi xung đột với ai đó, thái độ đó sẽ hủy hoại mọi mối quan hệ và dẫn đến nhiều điều không lường.
Chỉ có kẻ bất lương, tà tâm, sợ hãi, làm điều xấu xa, trốn chạy dư luận như loài chuột chui vào hang sâu mới có kiểu “block” như thế…
Nói cách khác, lúc này bạn đã tự trừng phạt mình, tự hành hạ mình trong niềm thống khổ, biến mình trở thành một xác chết Zombie - “The Dead Don’t Die” (Bóng ma không chết) trong thế giới âm u của mình.
Và cuối cùng, họ cũng không hiểu được một điều là: có thao tác “chặn” facebook thì cũng có cách “vượt chặn” facebook.
Không khó mấy. 

Không có nhận xét nào: