Đây là bộ phim
ngắn có tên Thursday Appointment
(Cuộc hẹn thứ Năm) do nhà làm phim 20 tuổi người Iran Syed Mohammad Reza Kheradmand thực hiện. Bộ phim này đã giành được
giải thưởng tại Liên hoan phim Luxor châu Phi năm 2020 (1).
Bạn hãy tận hưởng những điều thú vị diễn ra trong 60 giây.
Tóm tắt chuyện phim:
Một cặp vợ chồng già đang vừa lái xe vừa đọc cho nhau nghe một bài thơ ngắn của nhà thơ Hafez (2). Khi đến giao lộ có đèn đỏ, họ dừng lại 68 phút và nhận thấy ở xe bên kia có một cặp vợ chồng trẻ đang cãi nhau ầm ĩ - trong khi có con gái nhỏ của họ ở ghế sau. Cặp vợ chồng lớn tuổi thực hiện một cử chỉ thân thiện với em bé ấy. Lúc này có một cậu nhóc đến xin ông bánh, ông vui vẻ cho cậu; rồi ông nhờ cậu bé mang một bó hoa hồng có sẵn trên tay vợ đến xe của đôi vợ chồng trẻ bên kia. Người chồng trẻ nhận bó hoa với vẻ ngỡ ngàng, nhìn ông; ông ra dấu hãy tặng bó hoa ấy cho vợ.
Phần còn lại của
câu chuyện và thông điệp của nó dành cho người xem.
***
Ngôn ngữ trong phim là tiếng Iran, phụ đề tiếng Anh. Mộc Nhân chép lại nguyên tác bài thơ ghazal (3) tiếng Anh trong phim và dịch sang thơ Việt:
Nguyên tác:
The lovers' souls
acquainted in this deep sea
They drowned but did not
return to the polluted water
All night, in this hope I
am that the breeze of dawn
With the message of lovers, will cherish the
lover
You the one from Shiraz, who has my heart in
your hands...
Give the drink in paradise, thou wilt not have
By the River in Ruknabad and the rose garden of prostration.
Bản dịch thơ:
Những tâm hồn tình
nhân đã quen nơi biển sâu
Họ chết đuối nhưng
không trở về vùng nước tởm
Suốt đêm dài, tôi hy vọng
mình là gió sớm
Mang tin đến những người
yêu nhau, hãy ấp ủ nhân tình
Em đến từ Shiraz, trái tim
tôi, em có trong tay mình ...
Tôi dâng rượu thiên đường, thứ mà em chưa biết
Bên sông Ruknabad và tôi quy phục nơi vườn hồng thắm thiết.
Chú thích:
(1) Liên hoan
phim Luxor: Một tổ chức phi lợi nhuận
khuyến khích và tôn vinh việc làm phim từ châu Phi.
(2) Hafez (1321 – 1390) là một nhà thơ lớn của Ba Tư thời trung
cổ có ảnh hưởng đến văn học Ba Tư sau thế kỷ 14 hơn
bất kỳ tác giả nào khác. Những tác phẩm còn
lưu lại của ông được tập hợp thành tập Divan nổi tiếng. Người Iran xem tác phẩm của
Hafez là đỉnh cao của Văn học Ba Tư
cũng như văn học các nước Ả Rập. Chúng được lưu truyền dưới dạng tục ngữ, lời dạy,
slogan, thánh ngôn… Hafez là tác giả của hàng trăm bài ghazal nổi tiếng thế giới. Thơ của ông về tình yêu,
về rượu, về vẻ đẹp của thiên nhiên, về hoa hồng và chim họa mi. (Tham khảo nguồn)
(3) Ghazal (còn gọi là Ode) là một thể thơ Ả Rập cổ. Hình
thức ngắn, viết theo lối thơ tự do; nội dung thơ thường ca ngợi tình yêu, thiên
nhiên… (Tham khảo nguồn)
Thuyết minh, dịch thơ và chú thích bởi Mộc Nhân
1 nhận xét:
câu chuyện thật ý nghĩa, bài thơ Thầy dịch đơn giản mà sâu sắc, cảm ơn Thầy!
Đăng nhận xét