Hafez - còn gọi là Hafiz - (khoảng từ 1320-1389), tên thật là Shams-ud-din Muhammad, là thi sĩ được yêu chuộng nhất của đế quốc Persia (Ba Tư cổ - Iran ngày nay). Ông là một cây đại thụ trong nền văn hóa Persia nói riêng cũng như các nước trong cộng đồng Hồi Giáo – Arab.
Hafez sinh ra ở Shiraz (Iran) và sống gần cả đời ở đây, nơi ông trở thành một vị thầy Sufi nổi tiếng (giáo sĩ Hồi giáo truyền bá
các vấn đề nội tâm, suy tưởng, khổ hạnh, và trực nghiệm tâm linh). Tương truyền
từ nhỏ Hafez thông minh nên dù mồ côi nhưng ông vẫn được cho vào học ở trường
dòng Hồi Giáo (madrassah). Ông đã thuộc lòng Koran và các tác phẩm Ba Tư cổ
nên mới được gọi là Hafez (trong tiếng Ba Tư cổ, Hafez có nghĩa là người thấu hiểu).
Hafez đã để lại khoảng 5 ngàn bài thơ, nhưng chỉ có từ
500 đến 700 bài được lưu lại trong tập thơ Divan - đây là một tác phẩm kinh điển
trong văn học Iran.
Thơ Hafez viết theo thể ghazal - còn gọi là Ode (*); nội dung chủ yếu thơ ông nói về
tâm linh, tình yêu, rượu, về vẻ đẹp của thiên nhiên, về hoa hồng và chim họa mi.
Các tác phẩm của ông thường được tìm thấy trong gia
đình của nhiều người trong thế giới Ả Rập, và họ học thuộc lòng các bài thơ này
và vẫn sử dụng chúng dưới dạng các tục ngữ và câu nói. Hazrat Inayat Khan, nhà
truyền giáo Ấn Độ nói: “Các lời thơ của Hafiz đã chiến thắng từng con tim nghe
chúng”.
Thơ của Hafiz được nhiều tác giả ưa chuộng, như
Nietzsche, Geothe, Pushkin, Turgenev, Carlyle, và Garcia Lorka. Ngay cả
Sherlock Holmes, viết tiểu thuyết trinh thám, cũng trích thơ Hafiz trong một
câu chuyện về Arthur Conan Doyle.
Mọi tầng lớp xã hội của Iran đều yêu chuộng thơ Hafez.
Họ thường trích dẫn thơ Hafez trong lời trò chuyện, bài hùng biện, thuyết giảng
và trong các sáng tạo nghệ thuật.
Các tác phẩm của Hafez được Mộc Nhân chia sẻ trên Blog
này được gắn nhãn Hafez để tiện theo dõi.
-------------------------------
(*) Ghazal (gần gũi với thể Ode - tiếng
Hy lạp cổ nghĩa là bài ca) là một bài thơ trữ tình gồm 6 đến 15 câu ghép được liên kết
bằng sự thống nhất giữa chủ đề và mang tính biểu tượng, được trình bày rất oai nghiêm và trang trọng.
Thơ Hafez mang ngôn
ngữ diễn đạt giản dị, có nhạc tính tự nhiên.
Theo truyền thống, Ghazal đề cập đến tình yêu và rượu vang, những mô-típ kết hợp với hạnh phúc và tự do, thoát khỏi sự gò bó, tự nhiên thể hiện ý tưởng.
Thành tựu của Hafeẓ là mang lại
cho những chủ đề thông thường này một sự tươi mới và tinh tế, giúp giải phóng
hoàn toàn chủ nghĩa hình thức tẻ nhạt của thơ ca cổ điển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét