Huỳnh Minh Tâm
Bạn bị đuổi khỏi vườn địa đàng -
đó là câu chuyện đã cũ, không
thích hợp ở đây
Một mái nhà tranh thâm thấp, vài vạt cỏ chỉ, một hồ nước,
Một ma nơ canh tĩnh tại, bất tận đang nghe chúng tôi
Huỳnh Minh Tâm
Bạn bị đuổi khỏi vườn địa đàng -
đó là câu chuyện đã cũ, không
thích hợp ở đây
Một mái nhà tranh thâm thấp, vài vạt cỏ chỉ, một hồ nước,
Một ma nơ canh tĩnh tại, bất tận đang nghe chúng tôi
Đã 35 năm kể từ lần xuất bản đầu tiên, Rừng Na Uy của Haruki Murakami vẫn là cuốn tiểu thuyết mang phức cảm cá nhân mạnh mẽ của những người mất đi phương hướng, mục đích sống. Rừng Na Uy theo thời gian vẫn như bản nhạc buồn của một thế hệ.
Mộc Nhân
Cẩm Nam
quá nửa đêm
ngắm nhìn lan man phiên chợ nhỏ
chợ quê tràn lề đường hẻm ngõ
thân quen phận người
soi dưới ánh đèn
xôn xao những khuông hình sáng tươi
Mộc Nhân
Thỉnh thoảng tôi đăng cái hình kèm theo caption là “Nhà Nội” nhiều bạn hỏi: quán Nhà Nội ở đâu mà đẹp thế? Hoặc: Tui ở Ái Nghĩa mà răng không biết Nhà Nội? Hoặc: Bữa mô rủ tui đi café ở quán Nhà Nội với… Đại khái thế.
Thật ra Nhà Nội không phải là quán xá mà chỉ là một không gian vườn ở vùng quê. Một kiểu “bỏ phố về quê” của người đã từng “bỏ quê lên phố”.
Âm nhạc và điện ảnh luôn có mối quan hệ khăng khít. Đặc biệt, những bài hát kinh điển có thể sống lại nhờ các bộ phim ăn khách. Năm 2022, hai ca khúc kinh điển của Nirvana và Kate Bush hồi sinh mạnh mẽ nhờ hai bộ phim Batman (Người Dơi) và Stranger Thing (Điều kỳ lạ).
Tất cả các ca khúc đề cập trong bài này đều được chia sẻ trên trang Mộc Nhân. Bạn có thể đọc lại câu chuyện về mỗi bài hát tại đường link ở tựa đề.
Mộc Nhân
Đêm hè vườn nhà
nghe côn trùng nỉ non gọi bạn
len qua gió lùa qua vách liếp
dường như ai thoáng quay về làm lá rung xào xạc
để cùng ta nhâm nhi vài câu thơ chợt nhớ
"Bohemian Rhapsody" là bài hát do Freddie Mercury, thành viên chính ban nhạc rock Queen, nước Anh sáng tác và hát chính, phát hành trong album phòng thu thứ tư của họ, A Night at the Opera (1975). Bài hát cũng được phát hành dạng đĩa đơn trích từ album nói trên.
"Something in the Way" là bài hát của ban nhạc rock người Mỹ Nirvana, do ca sĩ kiêm nghệ sĩ guitar Kurt Cobain sáng tác và phát hành trong album Nevermind (tháng 9 năm 1991) của họ. Dù chưa bao giờ được phát hành dưới dạng đĩa đơn và Nirvana không xem đây là bài hát hay của họ nhưng đến năm 2020, "Something in the Way" lại lọt vào top các bảng xếp hạng tại Mỹ sau khi xuất hiện trong trailer của bộ phim siêu anh hùng Mỹ, The Batman và đạt vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng Doanh thu bài hát kỹ thuật số Rock Hoa Kỳ tại Mỹ.
"Running Up That Hill” – thực ra tên đầy đủ là "Running Up That Hill - Deal With God” (Chạy lên ngọn đồi đó - Thương thảo với Chúa) - là bài hát của nữ ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Anh Kate Bush trong album phòng thu thứ năm của cô, Hounds of Love (1985). Bài hát được phát hành tại Vương quốc Anh với tư cách là đĩa đơn chính của Hounds of Love lọt vào vị thứ 3 trên Bảng xếp hạng đĩa đơn của Vương quốc Anh và top 30 tại Hoa Kỳ.
Kate Bush |
Trần Đình Sử
Giải cấu trúc là một trào lưu tư tưởng hậu hiện đại trong khoa học xã hội và nhân văn, xuất hiện ở phương Tây từ cuối những năm 60, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XX, nhưng có ảnh hưởng rộng lớn toàn thế giới.
Mộc Nhân
đêm trở gió
giá mà có một giọt mưa
trong giấc ngủ tôi thấy đám mây băng qua đồi
vỡ ra vài giọt long lanh như mắt tình nhân
Mộc Nhân
những
trái bóng tuổi thơ lăn trên lề đường
tỉnh
giấc trong niềm hả hê đã cũ
khi một cơn mưa đi qua còn
mớ ngủ
một lần diễn dịch thế giới em
Khi có một vấn đề xảy ra, phản xạ thường thấy của chúng ta đó là đổ lỗi cho người khác thay vì nhìn nhận lại vấn đề và xem lại bản thân mình.
"To Love Somebody" (Để yêu ai đó) là một bài hát của Bee Gees được viết bởi Barry và Robin Gibb. Bài hát phát hành dưới dạng đĩa đơn và đưa vào album đầu tay “Bee Gees 1st” (1967). Đĩa đơn đạt vị trí cao trên các BXH tại Hoa Kỳ và Vương quốc Anh; đứng ở vị trí thứ 94 trong "100 bản nhạc hay nhất của thập niên 60" của tạp chí NME.
Ba anh em nhà Gibb - ban Bee Gees |
Tản văn Mộc Nhân
Nhìn quanh mọi nẻo, nhận ra phần lớn các thị trấn đều có ít nhất một dòng sông, một cây cầu, khu phố và chợ. Thị trấn Ái Nghĩa quê tôi cũng không ngoại lệ - cầu Ái Nghĩa bắc qua sông Vu Gia nối hai bờ; đôi khi anh em ngồi tán chuyện gọi vui là bờ bắc và bờ nam. Cầu Ái Nghĩa luôn là điểm nhấn của thị trấn. Nó đã tồn tại hơn nửa thế kỷ, nhiều lần thay hình đổi dạng mà vẫn tọa mố trên bến xưa.
(Bài đăng trên trang Văn nghệ Báo Quảng Nam - số ra ngày Thứ Sáu, 10-6-2022 Do khuôn khổ trang in nên bài báo đã được biên tập, rút gọn vài đoạn so với bài gốc) |
Như tôi đã giới thiệu trong bài Poem (1), Louise Glück có nhiều bài thơ cùng tựa. Bài thơ này cùng tựa với bài trước nên tôi đánh số Poem (2) – trích trong tập thơ mới nhất có cái tên khá kỳ quặc: “Winter Recipes From the Collective” (Công thức nấu ăn mùa đông từ Bộ sưu tập) – do nhà Farrar, Straus and Giroux xuất bản tháng 10 năm 2021. Tất nhiên đây không phải là một cuốn sách dạy nấu ăn theo mùa mà là một tập thơ phản chiếu lại cái nhìn của người thơ với cuộc sống - bao gồm những tự truyện gần gũi, những ẩn dụ thần thoại và âm hưởng cổ điển được nâng cao.
Đây là một bài thơ ngắn, có vẻ khó hiểu (1). Louise Glück đặt nhan đề là “Poem” (Bài thơ) - hiển nhiên nó là một bài thơ và dường như nhân vật trữ tình trong bài là một người thơ. Vậy tác giả đặt tên là “Poem” có ý nghĩa gì ? Theo tôi, đây là một bài thơ mang ý nghĩa lập ngôn của Louise Glück về thi ca. (2)
Mộc Nhân
Anh mơ thấy gió
kể về cánh đồng cô quạnh
sau mùa gặt trơ những gốc rạ đen nhẻm
ngai ngái mùi rơm khói hun chiều im bóng
vài linh hồn rạ lẩn quất
gió đưa về trời
A Fiction Story - by Mộc Nhân
Trong hồ cá cảnh, bên cạnh những chú cá đầy màu sắc, bơi lượn tung tăng, còn có một loài cá khác suốt ngày chỉ lầm lũi làm nhiệm vụ dọn hồ, bể kính; chúng ăn những thứ uế tạp do các loài khác thải ra, hoặc rêu tảo bám trong bể để nước sạch sẽ... người ta gọi đó là cá dọn hồ hay cá lau kính (gọi theo công dụng), cá tỳ bà (do thân dẹp phẳng như đàn tỳ bà), cá mặt quỷ (mặt mũi miệng trông gớm chết)…
A Fiction Story by Mộc Nhân
Ở xứ sở nọ -
hạnh phúc hơn hẳn vạn lần các xứ khác - có loài cầy lạ.
Hình thù, vóc dáng của loài cầy này cũng chẳng khác với mấy với các loài cầy thường dù đôi khi nó giống một con sư tử ốm đói. Nhưng nhìn qua có thể phân biệt được ở mấy điểm nổi bật:
“Gretel in Darkness” được xuất bản lần đầu tiên trong tập thơ “The House on Marshland” (1975) của Glück. Bài thơ sử dụng câu chuyện dân gian “Hansel và Gretel” dưới góc nhìn của Gretel để nói về sự mất mát, đau buồn, sợ hãi và chấn thương của con người trong các mối xung đột. Trong bài thơ đặc biệt này, nhà thơ miêu tả nỗi kinh hoàng của Gretel trước những ký ức về mụ phù thủy mà em bé đã ra tay sát hại để cứu anh trai mình. Bất chấp cái tên của nó, bài thơ là một câu chuyện trừu tượng về những cảm xúc lo lắng hơn là một câu chuyện về các nhân vật.
Tôi nghĩ rằng trước khi đọc bài thơ này bạn cần xem lại chuyện “Hansel và Gretel” – tại đây.
(Tôi đăng câu chuyện này nhằm mục đích chú giải cho một bài thơ của Louise Gluck - Gretel In Darkness)
Có hai vợ chồng bác tiều phu nghèo sống ven một khu rừng. Gia đình có hai con, con trai tên là Hansel, con gái tên là Gretel. Nhà họ nghèo nên bữa đói bữa no qua ngày.
Bài thơ "The Pond" (Cái Ao) của Louise Glück, bao gồm ba đoạn thơ tự do (versgraph): đoạn 1 năm dòng, đoạn 2 tám dòng và đoạn cuối sáu dòng. Không có rhyme nào can thiệp vào bất kỳ nhóm dòng nào trừ một số trường hợp rhyme ngẫu nhiên.
Đây là một bài thơ ngắn của Louise Glück (Nobel Văn chương 2020) nhưng theo tôi nó thuộc loại khó dịch và khó hiểu nhất trong số thơ khó của bà bởi các danh từ riêng và nhiều hình ảnh đều mang theo các vỉa ẩn dụ. Điều ngạc nhiên là bài thơ được share và review khá nhiều trên các trang cá nhân nước ngoài, mỗi trang đều có những cảm nhận khác nhau. Đó cũng là nguồn tham khảo giúp tôi giải mã bài thơ này.
Mộc Nhân Lê Đức Thịnh
Một năm có mười hai
tháng, mỗi tháng có những vẻ đẹp, được khắc dấu bằng những cảm xúc của cái tôi
trữ tình trong dòng chảy thời gian của đời người.