Đọc Nguyễn Huy Thiệp, lắm lúc cảm thấy thật sự hoang mang vì chẳng hiểu ông định nói gì. Tôi có thói quen cái gì cũng muốn hiểu và giảng giải. Nhiều truyện của Nguyễn Huy Thiệp, thật tình không biết hiểu thế nào nhưng nó có một sức hấp dẫn khó cưỡng nhờ ở nhiều ngón nghề kể chuyện lôi cuốn người đọc.
Trước hết là cốt truyện
ly kỳ. Ông thường dựng lên những cuộc phiêu lưu của nhân vật này nọ, để đưa người
đọc vào những thế giới đầy cảnh lạ, chuyện lạ. Chẳng hạn ông đưa người ta vào rừng
để xem săn khỉ, xem gấu quần nhau với người, hoặc về nông thôn xem thả diều, bắt
cá, đánh vật v.v... Anh lại đưa người ta vào quá khử, vào lịch sử đầy những sự
lẫn lộn, rồi ông tha hồ mà bịa đặt, thêm thắt vào cho thành thật sự ly kỳ.
Nguyễn Huy Thiệp có một
thế giới nhân vật cũng độc đáo. Toàn những con người góc cạnh, gân guốc. Người
nào dường như cũng sống đến tận cùng cá tính của mình. Có loại như chui lên từ
bùn lầy, rác rưởi, tâm địa đen tối, có loại lại như những bậc chí thiện, có thể
bao dung cả kẻ xấu, người ác, thậm chí sẵn sàng chết vì đồng loại. Tôi thích nhất,
ở Nguyễn Huy Thiệp những nhân vật hơi "bụi" một tí, thường có cả hai
mặt thiện và ác, đúng ra là chứa đựng cả thú tính lẫn nhân tính, một mặt đầy bản
năng thô bỉ, mặt khác, từ một góc nào đó của tâm hồn, thỉnh thoảng vẫn lóe lên
ánh sáng của lương tâm, lương tri.
Nhiều người đọc Nguyễn
Huy Thiệp cảm thấy cứ ghê rợn thế nào. Đấy cũng là một nét hấp dẫn của văn Nguyễn
Huy Thiệp. Một thứ ngôn ngữ táo tợn đôi khi như là đột nhiên lột truồng những ý
nghĩ, những thèm khát mà con người ta vẫn thường có nhưng cứ phải che che đậy đậy.
Nhưng ngòi bút chân thật đến tàn nhẫn và trắng trợn ấy lại có khả năng tạo ra
những cái ảo nhiều khi cũng mê ly ma quái lắm. Xét đến cùng đây cũng là một sự
thật khác chứ sao. Sự thật của tâm linh soi vào tận đáy thị cũng lắm cái ảo lắm,
và nó từng làm cho bao kẻ phải khốn khổ điêu đứng suốt đời. Thành ra nhiều nhân
vật của Nguyễn Huy Thiệp lại sống với cái ảo nhiều hơn là với cái thực. Như anh
giáo Triệu ở thôn Thạch Đào nào kia, như anh chàng Chương đi tìm con gái Thuỷ
thần, như Nguyễn Trãi "nhà duy mỹ khổng lồ".v.v.
Và như chính Nguyễn Huy
Thiệp nữa chăng ? Thiệp là người viết truyện không hề có ý định che dấu cái tôi
của mình. Một cái tôi lưỡng phân: một mặt coi đời là vô nghĩa, là trò đùa, luôn
luôn có giọng ôm ở, bỡn cợt, nhìn đời, nhìn người chỉ thấy mặt xấu. Mặt khác là
một cái tôi nghiêm chỉnh đi tìm khuôn mẫu của con người đích thực, con người
chân chính, cao cả, con người của một nền văn hoá tương lai số làm cho nhân loại
này đở khổ hơn, làm cho cuộc sống này đẹp hơn, tỉnh nghĩa hơn, vui hơn. Cái tôi
này giàu suy tư, thích triết lý.
Nếu cái tôi thứ nhất là
văn xuôi, thì cái tôi thứ hai là thơ. Từ những trang văn xuôi ngổn ngang bề bộn,
thậm chí xô bồ tục tĩu và đầy khinh bạc của Nguyễn Huy Thiệp, nhiều khi thấy
vút lên những tứ thơ thật trong trẻo, những âm điệu thật thiết tha. Và bao giờ
cũng mênh mang buồn. Buồn thương, xót xa vẫn là âm hưởng bao trùm lên mọi trang
viết của Nguyễn Huy Thiệp. Nhân vật nào của Nguyễn Huy Thiệp dường như cũng
thích khái quát triết lý. Đấy cũng là một nét hấp dẫn riêng của văn Nguyễn Huy
Thiệp. Lời triết lý thường được đặt vào miệng các nhân vật và gắn với cá tính của
mỗi vai truyện. Vì thế có những "triết lý" rất du côn, có những câu rất
tục tĩu, bên cạnh những lời lẽ có vẻ cao siêu, uyên bác. Nhiều câu phải nói là
quá rắc rối, quá tối nghĩa, đúng là "tủ mù về hình thức" như nhận xét
của một nhân vật của chính Nguyễn Huy Thiệp. Nói chung câu nào cũng giật gân, độc
đáo, tuy chưa hẳn đã thuyết phục được ai. Nhưng hình như mỗi câu đều có chứa đựng
một cái gì đó khiến ta phải ngẫm nghĩ.
Đi tìm tư tưởng, nghệ
thuật, khuynh hướng thẩm mỹ của Nguyễn Huy Thiệp, tôi rất chú ý đến câu triết
lý này của một nhân vật nữ - cô giáo Thục - trong Những người thọ xẻ :"Vô
sự với tạo hóa, trung thực đến đáy, dù có sống với bùn, chẳng sợ không xứng là
người ".
Không biết Nguyễn Huy
Thiệp có ý thức như thế không, nhưng thế giới nhân vật của anh tự nó như là đã
minh hoạ một cách có hệ thống cho câu triết lý trên. Thế giới nhân vật ấy nói rằng
: Con người sống hoà hợp với Tạo hóa, với thiên nhiên, giữ được bản chất Tạo
hóa, bản chất thiên nhiên của mình, là những người tốt đẹp, thiện căn chắc chắn,
nhân tính vững bền, có thể thoát khỏi tình trạng bị tha hoá.
Ta hiểu vì sao, trong
tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, những con người xấu xa bị ổi nhất thường là những
con người xa rời tự nhiên, xa rời Tạo hóa - phần nhiều là dân thành thị hoặc loại
"trí thức giả cầy" giáo điều, sách vở (Nguyễn Huy Thiệp hay nói đến
loại "trí thức giả cầy" và "sự ngu dốt của bọn có học ").
Ngược lại, những nhân vật tốt đẹp nhất, hoặc căn bản là tốt, hầu hết đều là những
con người, vì lý do nào đấy, được sống nhiều với thiên nhiên và có điều kiện giữ
được bản tính tự nhiên, bản chất Tạo hóa của mình.
Viết về Nguyễn Huy Thiệp
(Lời đề tựa tập truyện Tướng về hưu - NXB Trẻ 1986), Hoàng Ngọc Hiến đặc biệt
chú ý đến những nhân vật nữ mà anh cho là đều tốt đẹp, và từ đó, anh đề lên
khái niệm "Thiện tính nữ" như là hạt nhân cơ bản của chủ nghĩa nhân
văn Nguyễn Huy Thiệp. Ý kiến ấy không phải không có căn cứ. Đúng là những vai nữ
trong truyện Nguyễn Huy Thiệp có nhiều người tốt đẹp. Có lẽ bản chất đàn bà gần
Tạo hoá hơn chăng ? Sức mạnh và vẻ đẹp của họ xét ra, chính là sức mạnh và về đẹp
của Tạo hoá. Và bản thân họ cũng có thể coi là những đấng Tạo hóa đã sản sinh
ra con người, đã sáng tạo nên sự sống. Tuy nhiên, cần thấy rằng, trong truyện
Nguyễn Huy Thiệp, không phải nhân vật đàn bà nào cũng tử tế cả, cũng như không
phải nhân vật đàn ông nào cũng xấu xa cả: Người tốt dù là nam hay nữ, đều là những
người "Vô sự với Tạo hóa ", sống giữa Tạo hóa, là hiện thân của Tạo
hóa. Những con người ấy, nếu ở thành thị, thì chỉ sống trong nhà, quẩn quanh
trong bếp, ngoài vườn. Nhưng phần nhiều họ ở nông thôn, ở vùng sông biển bát ngát
hoặc ở mãi nơi trầm rừng. Tất cả đều lao động cật lực giữa thiên nhiên, đến
chơi bài giải trí cũng vận hết sức mạnh tạo hóa của mình. Như chủ cháu Đặng
Xuân Bường chơi trò đánh vật, như bố Lâm chơi thả diều v.v... Còn những người
đàn bà đáng yêu nhất của Nguyễn Huy Thiệp thì đều ít nhiều mang "Chủ
thoáng Xuân Hương ", nghĩa là những con người đầy sức sống, có và đẹp phồn
thực, khao khát dục tình nhưng tâm hồn hết sức trong trẻo, trái tim giàu yêu
thương...
Nguyễn Huy Thiệp là một
hiện tượng văn học luôn luôn được người ta nhắc đến và đem ra bàn cãi. Nhắc đến
để ngợi ca cũng có . Nhắc đến để chửi bới, mạt sát cũng có.
Một trong số những đầu đề
được đưa ra tranh cãi là cái "tục" khá đậm đặc trong tác phẩm của
anh. Tôi không có ý định đứng ra bào chữa cho Thiệp về điểm này. Nhưng bình
tĩnh mà nghĩ, cái tục, nói tục, văng tục, nhiều khi quả là đầy sức mạnh tu từ,
và không gì thay thế được. Nói căm tức mà văng tục thì không gì hả bằng. Tả sự
thật mà dùng chữ tục thì sự thật được phơi bầy đến triệt để. Hài hước, trào
phúng cũng thế, dùng đến cái tục thì cười mới thoả thuê... Trong truyện Những bài học nông thôn, bà mẹ ông Lâm
nói rất tục. Nhưng thử nghĩ mà xem, câu nào cũng có chứa đựng ít nhiều chân lý
cả đấy. Mà chân lý ấy thì phải diễn đạt như thế mới xúc tích và nổi ý lên chứ
và mới phù hợp với nhân vật bà lão nông dân này chứ - đấy là thứ triết lý dân
gian không khô héo, xám xịt, vì nó là ngôn ngữ của sự sống, tuy lấm láp bùn đất
nhưng có tươi rói và giẫy nẩy lên trên những trang sách.
Cái tục trong truyện
Nguyễn Huy Thiệp, trong nhiều trường hợp, là cái tục như thế Và nó cũng là tự
nhiên, cũng là Tạo hóa chứ sao ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét