Con Rắn, khi là ẩn dụ của sự cám dỗ, độc ác, xấu xa, lúc lại là biểu tượng của sự thông thái, là hình tượng của sự tuần hoàn trong tạo hóa. Hình ảnh của con rắn luôn ẩn hiện trong những tác phẩm của hai nhà văn Pháp Gustave Flaubert và Michel Tournier. Theo truyền thuyết Ai Cập và Hy Lạp con Rắn là hiện thân của Đất Mẹ sinh ra muôn loài.
Văn hào Pháp Gustave
Flaubert (1821-1880) được thế giới biết đến với tiểu thuyết Madame Bovary nhưng trong hơn 40
năm cầm bút, từ những tác phẩm đầu tay cho đến tận sáng tác sau cùng còn dang dở, Bouvard et Pécuchet, con rắn luôn ẩn hiện
trong gần như tất cả những tác phẩm của ông.
Biểu tượng của sự quyến
rũ xấu xa.
Xuất hiện trên văn đàn
Pháp từ trước những năm 1840 và cho đến khi ra mắt độc giả nhân vật gây nhiều
tranh cãi, Emma Bovary, con rắn dưới ngòi bút của Flaubert là hình ảnh của dục
vọng. Bà Bovary chán anh chồng hiền lành khờ khạo, nên dan díu với Léon và
Rodophe. Tả lại cảnh Emma Bovary trong một cuộc vui với Léon gỡ chiếc áo corset
của bà, Flaubert ví von sợi dây buộc áo nịt cho nàng “tựa như một con rắn ráo”,
uyển chuyển, “trườn mình” lao đến con mồi. Cũng Emma, cô vợ của anh chàng khờ
Charles Bovary, phung phí nợ nần, phải cầu cứu tay nhà giàu Binet, thì nhân
viên thu thuế của thị trấn Yonville bé nhỏ này trông thấy Emma hiện nguyên hình
là “một con rắn độc”.
Trong cuốn tiểu thuyết bị
bỏ dở và chỉ được ra mắt bạn đọc sau ngày tác giả từ trần, Bouvard et
Pécuchet (1881) hai nhân vật chính trong truyện khẳng định rõ: Con Rắn là
“biểu tượng của sự hèn hạ và xấu xa”. Ngược thời gian, gần bốn thập niên trước
đó trong tác phẩm Novembre,
Gustave Flaubert nhìn thấy ở con rắn một thân hình mềm mại, là cả những “vẻ lộng
lẫy của xác thịt”.
Cứ như thế hình ảnh động
vật bò sát này lại xuất hiện trong những tác phẩm được biết đến nhiều nhất của
Flaubert như Les Tentations de Saint
Antoine (Những cám dỗ của thánh Saint Antoine) - 1849, Salammbô - 1862 hay L’Education Sentimentale- Giáo dục tình
cảm - 1869…
Luật tuần hoàn:
Nhưng nếu trong tác phẩm Madame Bovary, con rắn là biểu tượng
của “ham muốn” và “dục vọng” thì trái lại con trăn trong đền thờ thần Eschmoun
trong tiểu thuyết Salammbô cắn vào đuôi mình, “như một vòng tròn màu
đen”. Như trong thần thoại Ai Cập vòng tròn đó là luật luân hồi của tạo
hóa…
Con Rắn là một biểu tượng
lớn của văn hóa Ai Cập, ngự trị trong tất cả các đền đài, kim tự tháp là con vật
bảo vệ các vị Pharaon trước mọi mối hiểm nguy, là gạch nối giữa thế giới trần tục
với thiên đường. Wadjet mang hình hài một con rắn hổ mang là nữ thần hộ mạng
cho những người mẹ mang thai. Thần Amon của Ai Cập có thể hóa thân thành một
con rắn, lột xác tái sinh.
Riêng con rắn thần
Ouroboros trong truyền thuyết Hy Lạp, tự cắn vào đuôi hiện thành một vòng tròn
là hình ảnh của vòng luân hồi…
Có lẽ vì thế mà con rắn
cũng đã làm mê hoặc nhà văn Michel Tournier (1924-2016), giải thưởng Goncourt
và tác giả của những Thứ Sáu
(Vendredi ou les Limbes du Pacifique 1967), Chúa
tể rừng sâu (Le Roi des Aulnes, 1970), Sao chổi (Les Météores, 1975)… Eleazar
(Eleazar ou La Source et le Buisson, 1996).
Ông khẳng định: “Rắn
không là một động vật tầm thường. Nó chiếm một vai trò then chốt trong Kinh
Thánh và trong khá nhiều tôn giáo và truyền thuyết khác”.
Bạn đọc Vendredi ou
les Limbes du Pacifique ắt hẳn còn nhớ Michel Tournier đã hai lần nhắc đến
con rắn Ouroboros trong phần mở đầu trước khi Robinson lạc trên hoang đảo là ở
phần cuối khi Robinson hòa mình vào cuộc sống hoang sơ trên hòn đảo nhỏ …
nhân vật này có cảm giác đã đồng hành với Vendredi trong một thời gian vô tận,
tìm thấy niềm vui trong những chu kỳ tuần hoàn và sự lặp đi lặp lại của tạo hóa…
Nhưng con Rắn, biểu tượng
của sinh, tử còn rõ rệt hơn nữa trong cuốn tiểu thuyết cuối cùng của nhà văn
Pháp Michel Tournier, Eleazar. Con trai của vị linh mục này bị một
con rắn độc cắn suýt chết, để rồi, được một con rắn khác cứu mạng.
Trong tiếng Pháp, con rắn
là “Serpent” có nguồn gốc từ tiếng Latinh nghĩa là “loài bò sát”. Trong văn hóa
châu Âu thời Trung Cổ, có nhiều lời đồn thổi về con rắn Basilic có thân hình to
và nặng như con rồng. Tia mắt con quái thú này cũng đủ để cướp đi sinh mạng của
dân thường, và truyền thuyết này đã được nhà văn người Anh J.K Rowling đưa vào
tập truyện cậu bé phù thủy Harry Potter.
Huyền thoại Hy Lạp cũng
có nhiều hình tượng con rắn, rắn lành rắn ác… Bị một con rắn độc cắn, nàng
Eurydice rơi xuống địa ngục tâm tối nơi thần Hadès ngự trị ; Echidna nửa
người, nửa rắn kết hôn với gã khổng lồ độc ác Typhon và họ sinh ra một đám rồng
… Riêng Cecrops đầu người và thân rắn là một vị thần trong văn hóa của người
dân thành Athens.
Rắn biểu tượng của ngành
y và dược:
Theo các truyền thuyết của
La Mã Angitia là nữ thần mang hình hài con rắn là một vị lương y, chăm sóc cho
bộ lạc Marses sống trong một vùng đồi núi ở miền trung nước Ý hiện nay. Ở thời
Cổ Đại, con rắn được cho là có phép thần chữa khỏi bách bệnh. Chẳng vậy mà
trong văn hóa phương Tây, lôgo của ngành y và dược đều gắn liền với hình ảnh của
con rắn.
Trong thần thoại Hy Lạp,
ông tổ của ngành y là Asclepios, một ngày nọ trông thấy một con rắn lao về phía
mình, nó quấn lấy cây cậy ông đang cầm. Asclepios vất gậy xuống đất, giết chết
con vật. Liền sau đó ông trông thấy một con rắn mang một loài cỏ dược đến cứu đồng
loại. Để trừng phạt cái tội khám phá được bí mật này của Trời để xóa lằn ranh
giữa hai thế giới âm dương, Asclepios đã bị sét đánh chết. Từ đó hình ảnh một
con rắn quấn quanh cây gậy trở thành biểu tượng của ngành y. Hơn nữa con rắn lột
xác là hình tượng của sự trường sinh bất tử, còn cây gậy của Asclepios là bạn đồng
hành những vị lương y đi khắp trần gian để cứu người.
Vẫn hình ảnh con rắn gắn
liền với ngành dược. Từ năm 1942 logo chính thức của các nhà thuốc trên đất
Pháp gắn liền với hình ảnh nữ thần Hygie. Cô là con gái của thần y Asclepios
tay cầm một bát thuốc, một con rắn quấn quanh và con vật như đang thò đầu vào
bác thuốc trong tay cô gái. Hình ảnh con rắn và bát thuốc ở đây tượng trưng cho
Đất Mẹ màu mỡ sinh ra và nuôi dưỡng muôn loài. Trái Đất đó có phép nhiệm màu
xoa lành những vết thương…
Nguồn: rfi.fr
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét