Bức tranh "Templation" (Cám dỗ) của William Strang |
Khỏa thân đã lôi cuốn cả
nghệ sĩ lẫn người xem trong nhiều thế kỷ, ngay cả ngày nay nó vẫn là đề tài gây
tranh cãi. Nó là một trong những chủ đề lớn nhất của nghệ thuật. Nó đã xuất hiện
ở hầu hết mọi phong trào nghệ thuật chính, từ trường phái lập thể cho đến biểu
hiện trừu tượng, đến nghệ thuật chính trị của thời đại gần đây. Vì sao nó vẫn
tiếp tục khiến chúng ta bị lôi cuốn? Đó là câu hỏi của triển lãm mới “Khỏa
Thân” ở Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật ở New South Wales, Sydney, vào đầu tháng
11/2016 tập hợp 100 chân dung khỏa thân
của bộ sưu tập của Tate, gồm tranh vẽ, tượng, ảnh chụp và bản in từ cuối 1700
cho tới ngày nay.
1. Bức tranh "Cám
Dỗ" (Templation - 1899) của William Strang
“Sự khỏa thân lôi cuốn
chúng ta vì một lý do rất đơn giản và hoàn toàn sâu sắc, đó là nghệ thuật về
chúng ta. Mọi người đều có một cơ thể; chúng ta đều là những cơ thể hấp dẫn và
cơ thể ở dạng không quần áo,” Justin Paton, giám đốc triển lãm, nói. “Triển lãm
này là một hành trình qua nhiều trạng thái cảm giác và cảm xúc khác nhau của
con người và theo tôi đó là cái hấp dẫn nhất về chủ đề khỏa thân.”
Tác phẩm Cám Dỗ cuối Thế kỷ 19 của William
Strang đưa chúng ta trở về một trong những truyện then chốt về khỏa thân trong
văn hoá phương Tây, là câu chuyện trong cuốn “Khai Sinh Thế Giới” trong đó Adam
và Eve vừa nhận thức ra cơ thể khỏa thân của mình. “Từ đó có sự khỏa thân hiện
đại và sự băn khoăn và phấn khích của chúng ta về cái dưới lớp quần áo mà chúng
là 2 sự thôi thúc cốt lõi đã đưa đẩy nghệ thuật khỏa thân đi suốt lịch sử của
nó,” Paton giải thích.
2. Bức tranh "Hiệp
sĩ giang hồ" (The Knight Errant - 1870) của ngài John Everett Millais
Khi nghĩ về khỏa thân,
nhiều người thường thấy hình ảnh cổ điển của các cơ thể cường tráng mẫu mực chiếm
ưu thế trong nghệ thuật Thế kỷ 19, nhưng như Paton đã chỉ rõ, “Sự khỏa thân thực
tế luôn thay đổi và không ngừng được tranh luận.” Theo nhiều cách, sự miêu tả
thời nay về cơ thể khỏa thân khác rất nhiều so với các tác phẩm triều đại
Victoria, nhưng cũng có những điểm tương tự.
“Những tranh luận về
tính trung thực và lý tưởng hóa của thời Victoria phản chiếu suốt cho tới thời
nay, mà tôi nghĩ rằng nó giống thời Victoria một cách không ngờ, đặc biệt khi
ta nhìn vào cách mà sự khỏa thân và cơ thể được tranh luận trong văn hoá nói
chung,” ông nói. “Ngay cả giờ đây ta vẫn thấy sự pha trộn kỳ lạ giữa cái đoan
trang và cái buông thả. Chúng ta đã quá quen xem hàng triệu hình ảnh khỏa thân,
thế mà một tác phẩm nghệ thuật khỏa thân đơn thuần tại phòng trưng bày đôi khi
vẫn có thể gây tranh cãi một cách lạ thường.” Chỉ mới gần đây ở Úc, một tạp chí
nghệ thuật bị nhà xuất bản buộc che khuất núm vú bức tranh một nữ khỏa thân mà
tạp chí này chọn để đưa lên trang bìa.
Tranh Hiệp sĩ giang hồ
là một thí dụ về cái mà các nhà nghiên cứu gọi là ‘khỏa thân kiểu Anh’, nó đã
gây tranh cãi vào cuối thế kỷ 19 vì những chủ đề của tác phẩm này được cho là
quá giống đời thực. “Nó đã tiết lộ nguồn gốc là người họa sĩ rõ ràng đứng trước
một cơ thể phụ nữ thực sự đầy khí lực, và ông đã không giấu sự thật đó một cách
thích đáng.”
3. Bức tranh "Khỏa
thân ngồi: Chiếc mũ đen" (Seated Nude - The Black Hat - năm 1900) của Philip Wilson Steer
Một tranh khỏa thân có thể
nào thực sự quá giống đời thường? Tranh khỏa thân cổ vẽ Psyche và Venus có thể
được đánh giá thuần túy về nghệ thuật, mà không phải xét đến một người đang sống
và đang thở trước mặt họa sĩ. Sự băn khoăn được thấy rõ vào Thế kỷ 20 khi sự khỏa
thân bước vào không gian sống trong nhà, với các tranh thân thể ở phòng ngủ hoặc
ở trong xưởng vẽ. Tranh chân dung của Philip Wilson Steer đầu thế kỷ này là một
ví dụ hoàn hảo làm sao mà một chi tiết nhỏ trong tranh lại có thể gây tranh cãi
cho một tác phẩm. Khi John Rothenstein tới gặp Steer năm 1941 và chọn tranh này
vào bộ sưu tập Tate thì Steer cho hay ông không định trưng bày nó khi ông còn sống
vì các bạn ông cho rằng nó không đứng đắn. “Lý do họ thấy như vậy không phải vì
người phụ nữ khỏa thân, mà vì khỏa thân và lại đội mũ,” Paton nói. “Điều này được
xem như làm nổi bật sự khỏa thân theo cách không hoàn toàn chỉnh chu.” Một cái
mũ đơn sơ, như được thấy ở nhiều phụ nữ thời đó, đã đủ để đẩy bức tranh này ra
khỏi thế giới của lý tưởng để đi vào lĩnh vực khiêu dâm.
4. Bức tượng "Nụ
Hôn" (The Kiss - 1901) của Auguste Rodin
Đây là một trong những
hình ảnh nổi tiếng nhất của tình yêu lãng mạn, và là lực hút chính của triển
lãm ở Sydney, lần đầu tiên nó được di chuyển ra khỏi Châu Âu. “Nụ hôn là giây
phút rất cá nhân và thân tình giữa hai người, và điều thiên tài về tác phẩm này
của Rodin là nụ hôn thực tế rất hay bị che khuất bởi chân tay và thân thể của
các nhân vật,” Paton nói. Rodin thể hiện sự kết nối thân thể và cảm xúc mạnh mẽ
giữa hai người yêu ở nhiều cách: những cơ bắp gợn sóng ở lưng họ, cách mà chân
họ kê lên nhau, và bàn tay họ. Paton cho rằng tay của cặp đôi này là đáng chú ý
nhất. “Tay họ có vẻ tương đối lớn hơn so với tỷ lệ của người. Khi ta đang yêu
nhau và khi ôm ấp người đó thì xúc giác được tăng cường,” ông giải thích.
“Rodin đã thâu tóm những cảm giác này bằng cách gợi ta chú ý tới các bàn tay của
nhân vật.”
5. Bức tranh theo trường phái lập thể "Người
Đàn bà Khỏa thân trên Ghế Đỏ" (Nude Woman in a Red Armchair - năm 1932) của Pablo Picasso
Sức mạnh của việc ôm ấp
giữa hai người tình cũng là tiêu điểm của tranh ‘Người Đàn Bà Khỏa Thân Trên Ghế
Bành Đỏ’ của Picasso từ năm 1932, mặc dù có thể với người chưa rành thì họ chưa
thấy rõ ngay lập tức. Bức tranh thoạt nhìn thì ta thấy như là có một phụ nữ đơn
độc, bà Marie-Thérèse Walter, một trong nhiều người gây cảm hứng cho họa sĩ,
khi nhìn kỹ ta thấy trong tranh có 2 người. “Trong mặt người phụ nữ có bóng mặt
của một người đàn ông đang hôn ép sát ở phía phải,” Paton nói. “Cánh tay phía
bên phải có vẻ như tách ra khỏi thân người phụ nữ và nhập vào phía sau lưng ghế
mà ta bắt đầu hiểu đó là thân của một người đàn ông đang hôn người đàn bà này.”
Ông xem đây là sự mô tả cảm giác hoàn toàn bị hòa nhập vào ai đó đến mức không
thể phân biệt nổi người này bắt đầu từ chỗ nào và người kia kết thúc ở đâu.
“Đây là sự biểu lộ đáng ngạc nhiên của cảm giác yêu sâu sắc đến mức con người
tan chảy trong lúc ôm ấp.”
6. Bức tranh "Paul
Rosano nằm ngửa" (Paul Rosano Reclining - năm 1974) của Sylvia Sleigh
Với sự xuất hiện của nam
nữ bình quyền, các nghệ sĩ nữ đã đảo chiều truyền thống trong những thập kỷ cuối
này của thế kỷ 20 bằng cách vẽ nam giới theo cách nhìn của nữ giới. Tranh này
ra đời cùng năm với việc tạp chí Cleo của Úc lần đầu tiên đưa ảnh đàn ông khỏa
thân ở trang giữa, việc đó là tiêu biểu cho sự đổi chiều lớn về hình khỏa thân
nói chung. “Sylvia Sleigh đã rất bộc trực khi nói rằng bà muốn vẽ đàn ông trông
khiêu dâm để phụ nữ ngắm, nhưng tranh này không ở mức đó,” Panton nói. “Tranh
này dịu dàng ấm áp và thể hiện là Sylvia biết người đàn ông này”: đó là nhạc sĩ
Paul Rosano, ông đã làm mẫu vài lần cho Sylvia. “Tình cảm với Rosano và sự
thích thú thể hiện ông là điều rõ ràng, đặc biệt là lông trên cơ thể mà bà phẩy
từng nét,” ông nói thêm.
7. Tranh phản đồi "Phụ
Nữ Có Phải Khỏa Thân Khi Vào Bảo Tàng Met?" (1989) của Guerrilla Girls
Việc hình thành phong
trào nghệ thuật của phụ nữ cũng kéo theo làn sóng phản đối khỏa thân. Những nghệ
sĩ mới này nhìn hình khỏa thân với con mắt mới, và chất vấn mọi thứ đã có trước
đây.
Tranh phản đối này là của nhóm Guerrilla Girls (tranh lấy từ một trong những
tranh người khỏa thân nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật và biến đổi thành
người báo thù đeo mặt nạ cho phụ nữ bình quyền) đã ra đời vào thời điểm then chốt
trong lịch sử của hình khỏa thân, nêu việc thiếu vắng nghệ sĩ nữ ở Bảo tàng New
York so với quá nhiều tranh phụ nữ khỏa thân. Đây là hình ảnh được nhiều người
thích vì nó xuất hiện ở bên thành của xe buýt thành phố và đã gây chấn động.
“Tranh này sớm bị rỡ bỏ khỏi xe buýt và việc thuê trưng tranh của Guerrilla
Girls cũng bị kết thúc với lý do là quá khiêu khích,” Paton nói.
Đó là một quyết định đồng
thời gây giận giữ và thỏa mãn. Đa phần than phiền tập trung vào việc cơ thể phụ
nữ bị lột áo, nhưng trên chiếc quạt hồng mà người đó cầm thì nhóm Guerrilla
Girls đã biến đổi để nó rõ ràng là hình dương vật. Nó đã chứng minh một điểm mà
nhóm này muốn nêu: công chúng thấy thoải mái khi cơ thể phụ nữ bị phô bày,
nhưng việc đúng như thế lại không áp dụng cho đàn ông. “Có thể nói đó là tranh
khỏa thân có ảnh hưởng mạnh nhất đã được sáng tạo ra trong những thập niên gần
đây,”
8. Bức tranh "Đứng
bên các mảnh vải" (Standing by the Rags - năm 1988) của Lucian Freud
“Freud là một trong những
họa sĩ lớn nhất về tranh khỏa thân những năm gần đây, và tôi nghĩ điều quan trọng
là ông cũng là một trong những họa sĩ khá nhất về tranh lõa thể,” Paton nói. Thực
sự có sự khác biệt giữa lõa thể và khỏa thân không? Nhà sử học nghệ thuật
Kenneth Clarke nói là có. Ông nói khỏa thân là một cơ thể được lý tưởng hóa
trông dễ coi khi không có quần áo, lõa thể là cơ thể bị phơi bày ra khi lột quần
áo. Cuộc triển lãm này trưng bày những ví dụ của cả hai loại này, nhưng Paton
tin rằng những tác phẩm của Freud chắc chắn thuộc phái lõa thể. “Ông gọi nhiều
tranh của ông là chân dung lõa thể, và có ý cho chúng ta biết một sự thật thô kệch
về con người là gì và về cơ thể người,” ông nói.
Freud luôn đòi hỏi có một
người mẫu sống trước mặt ông, và trải nghiệm ngồi cho ông vẽ được thể hiện rõ
trong tranh ‘Đứng Bên Các Mảnh Vải’, một thí dụ tuyệt vời của phong cách vẽ sau
này của ông. “Ta có thể có được cảm giác phi tường của những thách thức để là một
đối tượng vẽ của Freud, bởi vì người mẫu phải tạo thế sao cho gợi lên trạng
thái ngủ và bị bỏ rơi, nhưng cũng bị o ép mạnh về thể chất,” ông giải thích. Điều
này là đặc biệt rõ ở việc tăng kích thước bàn chân và cẳng chân có vẻ để chống
đỡ cho trọng lượng cơ thể. Trong khi tác phẩm này chắc chắn là một thí dụ về
lõa thể, nhưng nó cũng gợi lên sự khỏa thân của quá khứ. “Cách dang cánh tay của
người mẫu này gợi tôi nhớ một số tư thế được nghiên cứu kỹ của những người mẫu
khỏa thân của thế kỷ 19 với vai trò là người hùng nổi tiếng,” Paton nói. “Người
anh hùng của Freud là thuộc thế giới này của chúng ta, nhưng vẫn còn những vang
vọng của những nghệ sĩ thời xưa.”
9. Bức tranh "Đôi
lứa" ( (2009) của Louise Bourgeois
Nhà phê bình Lucy
Lippard có lần viết rằng Louise Bourgeois vẽ cơ thể từ bên trong. “Cho dù dùng
chất liệu gì, tranh của bà luôn cho cảm giác ở dưới da,” Paton nói thêm. “Nó
cho ta thấy con người chúng ta dễ tổn thương làm sao, đồng thời nó cũng truyền
sinh khí kỳ lạ và điều khiển giống người.” Tác phẩm này vẽ bằng bột màu và bút
chì trên giấy đã giảm cơ thể con người tới dạng đơn giản nhất, với ánh sáng
xanh ở các bộ phận sinh dục. Theo Patron, sự xuất hiện của màu vẽ hồng chảy như
lớp nước mỏng gợi nhớ tới “chất lưu của cuộc sống… Nó gợi đến máu, sữa mẹ và thậm
chí nước ối,” ông nói. Ở tranh này, ta tựa như nhìn xuyên qua da tới những câu
chuyện bên trong về cái gì đã làm cơ thể ta phát triển và tồn tại, chúng ta
không thể có nhiều sự khỏa thân hơn thế được.
10. Bức tượng "Người
Hoang Dã" (Wild Man - 2005) của Ron Mueck
Hình khỏa thân mà càng
giống đời thực thì nó càng gây tranh cãi. Những tác phẩm mới đây của Ron Mueck
hiện thực một cách kỳ lạ, và thường làm người xem cảm thấy khó chịu mà không thể
nói vì sao. “Kết quả của một tác phẩm giống đời thực là nó phải làm cho người
ta phải kêu lên khi trông thấy nó lần đầu,” Paton nói. “Anh ta không phải một vị
thần hoặc chiến binh, anh ta không có cớ để trốn đi đâu. Anh ta chỉ là một người
ở thế hoàn toàn bị phơi trần.” “Người Hoang Dã” chỉ để chứng minh là ta khó chịu
đến nhường nào khi lõa thể, đặc biệt khi ta không thể tách mình ra khỏi chủ đề
trình diễn. “Cuối cùng thì đây là một tác phẩm điêu khắc về cảm giác khi ta bị
ngắm nhìn,” ông nói.
Những nghệ sĩ về nghệ
thuật khỏa thân ngày nay rất muốn nhắc chúng ta là việc ngắm nhìn cơ thể luôn
là một hành động phải trả giá và rất riêng tư. Bằng nhiều cách, xã hội chúng ta
đã bị chai lì với hình ảnh lõa thể. Ta thấy chúng ở khắp nơi, nhưng thường là
trốn sau cái gì đó, thí dụ một vai diễn, một loại nước hoa mà họ bán, hoặc một
sự nghiệp mà họ bảo vệ bằng cách phơi mình ra. Nhưng trong tác phẩm như của
Mueck, không có một cái gì để trốn ở phía sau. Đó là con người ở hình thái trơ
trọi nhất, và đó là cái mà ta có thể chưa bao giờ quen nhìn. Paton đã nói rất
đúng: “Khỏa thân không phải là vật thể, nó là một câu hỏi hơn là một câu trả lời,
và câu hỏi đó vang dội lại ở thời đại chúng ta.”
11. Bức hình "Vết sẹo" (The Scar) – Led Monhanman
Bức hình chụp mô tả một người phụ nữ khỏa thân nằm trên giường với điểm nhấn là một vết sẹo ngang ở bụng dưới. Vết sẹo lồi là do vết thương sau một lần song sinh phải nhờ phẫu thuật; phần bụng thon nhưng vùng da bụng nhăn nheo thể hiện nỗi đau phồn thực; nước da trắng, ngực trần với núm vú nhỏ nhắn (gọi là vú trái tắc); phần dưới là cặp đùi thon thả hai chân mở rộng vừa phải hiển lộ bộ phận sinh dục với lông đậm khá rõ nét ... Khuôn mặt của nàng với đôi mắt sáng, tóc ngắn lòa xòa và trán dồ cho thấy nàng có vẻ đẹp của người phụ nữ Á Đông...
Toàn bức tranh toát lên nỗi đau và sự hi sinh của tình mẫu tử mãi lưu dấu theo thời gian trong suốt đời; sự chịu đựng của người phụ nữ; vẻ đẹp và nỗi đau của tình yêu; đồng thời cũng thể hiện cảm giác mãn nguyện được dâng hiến cho người tình mà không ngại ngùng về khiếm khuyết hình thể của mình.
Theo trang Led Monhaman, người đàn bà khỏa thân trong bức hình này là người tình của tác giả ... (vì lí do bản quyền, bức hình này tạm thời chưa đăng lên).
Toàn bức tranh toát lên nỗi đau và sự hi sinh của tình mẫu tử mãi lưu dấu theo thời gian trong suốt đời; sự chịu đựng của người phụ nữ; vẻ đẹp và nỗi đau của tình yêu; đồng thời cũng thể hiện cảm giác mãn nguyện được dâng hiến cho người tình mà không ngại ngùng về khiếm khuyết hình thể của mình.
Theo trang Led Monhaman, người đàn bà khỏa thân trong bức hình này là người tình của tác giả ... (vì lí do bản quyền, bức hình này tạm thời chưa đăng lên).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét