Mạng
xã hội Việt Nam tuần này ồn ào vì một đoạn clip quay lúc Chủ nhiệm Ủy ban Quốc
phòng và An ninh của Quốc hội, Thượng tướng Võ Trọng Việt, trình bày Báo cáo giải
trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật An ninh mạng ngày 12/6.
Đoạn
clip nhanh chóng lây lan trên mạng với thái độ chê bai, chế nhạo vì cách ông Việt
phát âm tên Google thành “Gú gờ” và Facebook thành “Phê-tê-bóc”.
Thật là cười ra nước mắt
sau khi đoạn clip phát tán. Ông Việt đã rặn ra được chữ Google (Gú-gờ) vì chữ này
có lẽ ông đã trông thấy, đã nghe nói đến; còn chữ Facebook thì không, hoàn toàn
không, chưa bao giờ nghe nói tới, hơn nữa bài phát biểu do người khác viết dùm, ông chỉ biết cắm mặt vào giấy để đọc cho
nên chữ Facebook đã bị phát âm là phê-tê-bóc.
Cộng đồng mạng nhiều người
cũng bênh vực ông này cho rằng có thể do ông ta đã già, không biết tiếng Anh
nên đọc sai thì có thể chấp nhận. Tuy nhiên cần hiểu rằng đây không phải là một
từ tiếng Anh mà là một danh từ riêng đọc
theo kiểu Anh đã được quốc tế hóa nên sự nhầm lẫn trên là không thể chấp nhận.
Điều đó là hệ quả tất yếu của tư duy ở nhiều đại biểu QH , nhiều người trong số
họ đã phát biểu rằng “chúng tôi không dùng facebook, không dùng mạng vì mất thì
giờ…”
Được biết nhiều vị lãnh
đạo cấp cao cũng đã mắc lỗi này chẳng hạn như có vị đã cặm cụi đọc trong văn bản
bài phát biểu do nhóm tư vấn soạn thảo có cụm từ viết tắt C, L, M, V (Campuchia,
Lào, Mianma, Việt Nam) ông ấy đã đọc thành Cờ Lờ Mờ Vờ (trên truyền hình) khiến cho nhân dân
được tràng cười no nê.
***
Ngoài ra, các công dân mạng
cũng chê cười đoạn trích từ báo cáo: "Hiện nay, Google và Facebook đang lưu
giữ dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tại trung tâm dữ liệu đặt tại
Hồng Kông và Singapore. Nếu quy định của Luật này có hiệu lực thì doanh nghiệp
này phải dịch chuyển đám mây điện toán, đám mây ảo về Việt Nam để mở trung tâm
dữ liệu tại Việt Nam là hoàn toàn khả thi."
Nhân dân cho rằng ý tưởng
"kéo đám mây điện tử về Việt Nam" là một cách diễn đạt ngây ngô, ngộ
nghĩnh, không phải lỗi của riêng ông mà
trách nhiệm thuộc về tập thể Quốc hội (ý kiến của ông Nguyễn Minh Thuyết) vì đã
có một ủy ban thẩm tra dự luật phối hợp với cơ quan soạn thảo chỉnh lý và ông
Việt nhân danh Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo tiếp thu, giải trình.
Ý tưởng này ngô
nghê ở chỗ các vị hiểu nôm na “đám
mây” chứa dữ liệu có thể quản lí theo kiểu muốn mây đem mưa tới đâu thì mưa chỗ
đó (và ngược lại) giống như Ban tuyên giáo quản lí báo chí, muốn đăng hay không
đăng cái gì đều do Ban TG chỉ đạo…
Theo kết quả kiểm phiếu,
423/466 đại biểu có mặt ở hội trường (chiếm 86,86% tổng số đại biểu) tán thành
thông qua Luật An ninh mạng ngày 12/6. Có 15 đại biểu không tán thành (chiếm
3,08%) và 28 đại biểu không biểu quyết (chiếm 5,75%). Luật có hiệu lực thi hành
từ ngày 1/1/ 2019.
***
Nhân
sự việc này, người viết có đề nghị:
1. Khi các ban tư vấn soạn
bài phát biểu cho lãnh đạo thì cũng nên tập huấn cho họ cách phát biểu, diễn đạt,
hoặc phát âm tiếng nước ngoài cho chuẩn xác để họ khỏi trở thành trò cười trước
nhân dân – dầu gì cũng họ là đỉnh cao trí tuệ, là “phương diện quốc gia”.
2. Còn các vị lãnh đạo
trước khi đọc bài do người khác soạn cũng nên đọc nháp trước để chỗ nào không
rõ thì hỏi hoặc nhờ nhóm tư vấn hướng dẫn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét