11/2/20

1.693. ĐI ĐÂU ĐÓ – SAO VỀ RỒI


Thời gian từ những tháng cuối năm 2019 đến nay, trên các mạng xã hội khắp thế giới tràn ngập những bức biếm họa mô tả cuộc đối thoại giữa mẹ và người con kéo cặp đi lại kéo cặp về đã gây sốt.

Những bức biếm họa này xuất phát từ tranh gốc vẽ hình đứa trẻ đi học về và được mẹ hỏi: “Hôm nay con có học được gì ở trường không?”. Cậu bé đáp lại: “Có, nhưng chưa đủ. Họ muốn con quay lại vào ngày mai”.

Tác giả của bức tranh gốc là một họa sĩ biếm nổi tiếng người Mỹ gốc da đỏ tên Ricardo Caté đã từng phụ trách mục “Without Reservations” (Ngoài vùng cấm) trên tờ nhật báo Santa Fe New Mexican và Taos Texas trong suốt hơn 10 năm qua.
Từ bức biếm họa này, nhiều người đã sáng tạo ra những phiên bản đối thoại với các nội dung hài hước khác nhau tùy từng thời điểm, sự kiện hay mục đích với 4 lời thoại chính xoay quanh 2 câu hỏi là: “Đi đâu đó ?” – “Sao lại về?”.
Thử xem qua một số cuộc hội thoại vui qua bức tranh:
Mẹ: “Đi đâu đó ?” - Con: “Về quê ăn Tết.”
Mẹ: “Sao về rồi?” – Con: “Không mua được vé xe.”
***
Mẹ: “Đi đâu đó ?” - Con: “Đi đòi nợ.”
Mẹ: “Sao về rồi?” – Con: “Nó trốn rồi.”
***
Mẹ: “Đi đâu đó ?” - Con: “Đi nhậu.”
Mẹ: “Sao về rồi?” – Con: “Nhậu không lại tụi nó.”
***
Mẹ: “Đi đâu đó ?” - Con: “Sắm đồ Tết.”
Mẹ: “Sao về rồi?” – Con: “Chưa nhận thưởng.”
***
Gần đây nhất:
Mẹ: “Đi đâu đó ?” - Con: “Đi học.”
Mẹ: “Sao về rồi?” – Con: “Cô cho nghỉ.”
Mẹ: “Cô nào cho nghỉ?” - Con: “Cô – rô - na.”
Thậm chí lãnh sự quán Philippines tại Iraq cũng đã sử dụng hình ảnh này để chế ra nội dung cảnh báo người Philippines tìm kiếm việc làm từ những đơn vị tuyển dụng trái phép:
Mẹ: “Đi đâu đó ?” - Con: “Đi tìm việc.”
Mẹ: “Sao về rồi?” – Con: “Bị tụi nó lừa”
Trước sự lan tỏa chóng mặt ở nhiều quốc gia như Philippines hay Việt Nam, họa sĩ Ricardo Caté cho biết bản thân ông cảm thấy vui và vô cùng hạnh phúc. Ông thích biếm họa vì cho rằng đó là cách tốt nhất để thể hiện quan điểm cá nhân: “Một bức tranh đáng giá bằng cả ngàn lời nói. Vì vậy, biếm họa chắc chắn khiến độc giả dễ hiểu hơn với những gì tôi muốn truyền tải”.
Mỗi người đều có thể chế tác lại bức biếm họa cho câu chuyện của mình. 
Nguồn tin và hình: từ Internet

Không có nhận xét nào: