2/3/25

3.440. PLACE DU CARROUSEL – Jacques Prévert

 QUẢNG TRƯỜNG CARROUSEL (1)

Mộc Nhân dịch (2)

The Poem Place du Carrousel – from Paroles, by Jacques Prévert (3)



Quảng trường Carrousel

Vào lúc cuối một ngày hè tươi đẹp

máu của một con ngựa

bị thương và không được đóng yên

chảy lên vỉa hè

Và con ngựa ở đó

đứng bất động

trên ba chân

Và bàn chân kia

vết thương hở sâu

bị treo lên

 

Ngay bên cạnh nó

đứng bất động

có người đánh xe ngựa

và cỗ xe cũng bất động

vô dụng như một chiếc đồng hồ hỏng

Con ngựa im lặng

con ngựa không phàn nàn

con ngựa không hí

nó ở đó, chờ đợi

và nó thật hiên ngang, thật buồn, thật giản dị

thật hợp lý đến nỗi không thể kìm được nước mắt

 

khu vườn đã mất

đài phun nước bị lãng quên

đồng cỏ ngập nắng

ôi đau khổ

sự huy hoàng và bí ẩn của nghịch cảnh

máu và tia lửa

vẻ đẹp bị vùi dập

Tình anh em (4)

------------

(1). Place du Carrousel (Quảng trường Carrousel) là một quảng trường công cộng ở quận 1, thủ đô Paris, Pháp. Quảng trường nằm ở phía trước Cung điện Louvre. Tên "carrousel" ám chỉ một loại hình trình diễn, luyện tập ngựa của kỵ binh Pháp được Louis XIV cho phép kỵ binh sử dụng vào mục đích "carrousel". Kể từ đó, quảng trường này được gọi tên là Place du Carrousel. Trong không gian này còn có Khải Hoàn Môn Carrousel cùng với bảo tàng Louvre và Tuileries... được UNESCO công nhận là một di tích lịch sử từ năm 1990.

(2). Text Available Here: English Text & French Text

(3). Những bài thơ của Jacques Prévert

(4). Lời bàn: Bài thơ này lấy bối cảnh ở Quảng trường Carrousel, nhưng tác giả không nói gì về vẻ đẹp hoành tráng nơi này mà cho thấy viễn cảnh khủng khiếp của một con ngựa bị thương nặng, đang đứng ở đây, và chắc phải chết: "Và bàn chân còn lại bị thương, vết thương hở sâu, bị treo lên". Tất nhiên câu chuyện không chỉ có thế. Ở đây, tác giả mượn hình ảnh con ngựa để nói về chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism - stoïcisme): " Con ngựa im lặng, không phàn nàn/ con ngựa không hí/ nó ở đó, chờ đợi/ và nó thật hiên ngang, thật buồn, thật giản dị/ thật hợp lý đến nỗi không thể kìm được nước mắt”. Loài vật này dạy cho con người bài học khi họ thường xuyên phàn nàn về những điều nhỏ nhặt, bất toàn trong cuộc sống - một bài học về phẩm giá. Giọng điệu thương cảm bao trùm toàn bộ bài thơ. Nhà thơ cảm thấy đồng cảm với động vật, điều này được nhấn mạnh ở dòng cuối cùng của bài thơ: “Tình anh em”. Việc sử dụng thơ tự do làm cho khung cảnh trở nên thực tế và sống động hơn, như thể nhà thơ đang trò chuyện với chúng ta.

* References:

  1. Wikipedia-Place du Carrousel

  2. Wikipedia-Khải hoàn môn

Dịch và chú thích bởi Mộc Nhân


 

Không có nhận xét nào: