NGHỆ THUẬT KHÔNG BÁNH MÌ
Mộc Nhân dịch (1)
Nguyên tác: “Breadless Art”, by Heinrich Heine
Sự nghèo đói của ta sẽ kết thúc
Nếu ta có thể dùng bút vẽ vời
Những lâu đài và nhà thờ trầm mặc
Tranh của ta trang trí (a) khắp nơi.
Sự giàu sang sẽ thay cho nghèo đói
Nếu ta chơi vĩ cầm, sáo và piano
Những show diễn mỗi ngày nơi lịch lãm
Khách quý lắng nghe, khen ngợi (c) trằm trồ
Than ôi! Ta chẳng có phần trong nụ cười quyền quý
Vì ta chỉ đam mê mỗi bạn – là Thơ
Nhưng bạn vô ơn, không cho bánh mì khi đói
Ta nhìn ly sâm panh đầy, đành uống nợ (e) hoặc làm lơ. (4)
-----------------
Chú thích:
(1). Text Available Here - Bài số 11
(2). Thẻ Heinrich Heine.
(3). Trong nguyên tác: "Breadless art" (Nghệ thuật không bánh mì) - chỉ nghệ thuật không mang lại thu nhập, không nuôi sống được người nghệ sĩ.
(4). Lời bàn: Bài thơ "Nghệ thuật không bánh mì" của Heinrich Heine là một tác phẩm đầy cảm xúc, thể hiện sự giằng xé giữa niềm đam mê người “Bạn Thi ca” và những lo toan của cuộc sống vật chất. Đó là nỗi lòng của người nghệ sĩ nghèo đã chọn theo đuổi nghệ thuật thay vì tiền bạc. Người nghệ sĩ mơ ước có được tài năng hội họa và âm nhạc để kiếm sống, nhưng than ôi, anh chỉ có thể theo đuổi thi ca, một nghệ thuật "vô ơn" và "không bánh mì". Tác giả nói rằng, nếu ông trở thành hoạ sĩ thì những bức tranh ông vẽ trên tường lâu đài, nhà thờ sẽ đe đến sự giàu sang. Hoặc nếu ông chơi nhạc thì những buổi diễn nơi thanh lịch sẽ được quý ông quý bà khen ngợi, đem đến cho ông tiền bạc, danh vọng để thoát nghèo. Nhưng than ôi! Vì ông chỉ theo đuổi một mình nàng thơ, mà ông gọi là “nghệ thuật vô ơn, nghệ thuật không bánh mì” nên mãi chịu cảnh nghèo. Khi nhìn người khác uống ly rượu sâm panh đầy, ông phải nhịn thèm, hoặc uống chịu nợ (e) mà thôi!
Bài thơ là tiếng lòng của một người nghệ sĩ nghèo, người đã lựa chọn con đường nghệ thuật đầy chông gai thay vì những lợi ích vật chất. Những ước mơ về sự giàu sang, danh vọng hiện lên qua những hình ảnh "lâu đài và nhà thờ trầm mặc", "vĩ cầm, sáo và piano", "khách quý lắng nghe, vỗ tay khen ngợi trằm trồ" cho thấy sự khát khao được công nhận tài năng của người nghệ sĩ. Tuy nhiên, thực tế phũ phàng lại trái ngược hoàn toàn. Người nghệ sĩ phải đối mặt với "nỗi nghèo đói", "nghệ thuật vô ơn, không bánh mì".
Đó là sự giằng xé nội tâm sâu sắc: đi theo hội hoạ hoặc âm nhạc có vẻ “dễ ăn”; một mặt, anh ta đam mê nghệ thuật thơ ca, coi đó là lẽ sống của mình nhưng lại đối mặt với những khó khăn, thiếu thốn của cuộc sống. Hình ảnh "ly sâm panh đầy" tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc, càng làm nổi bật sự đối lập với hoàn cảnh nghèo khó của người nghệ sĩ. Nó cũng cho thấy sự bất lực, nhưng cũng đồng thời thể hiện sự kiên định của người nghệ sĩ với con đường mình đã chọn. Bài thơ mang đậm tính trào phúng, mỉa mai, thể hiện sự bất bình của người nghệ sĩ đối với xã hội. Việc sử dụng hình ảnh "nụ cười của "Mammon" (thần tiền tài) cho thấy sự châm biếm đối với những người chỉ coi trọng giá trị vật chất. Đoạn thơ cuối, với cụm từ “Thankless, Breadless art” vừa thể hiện sự thất vọng của người nghệ sĩ đối với nghệ thuật Thơ ca, nhưng đồng thời cũng là một lời khẳng định về tình yêu và sự hy sinh của anh ta dành cho nàng Thơ.
(*). Giải thích một số từ ngữ và hình ảnh:
(a). Adorning:
Trang hoàng, làm đẹp.
(b). Penury:
Sự nghèo khổ, thiếu thốn.
(c). Applauded:
Vỗ tay khen ngợi.
(d).
Trong nguyên tác là “Mammon”: Thần tài, tượng trưng cho sự giàu có và vật chất.
(e). Drink on credit:
Uống chịu nợ, uống thiếu.
---------
Dịch và chú thích bởi Mộc Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét