29/12/12

273. BẠN BÈ K81, BLOG VÀ NHỮNG GIẤC MƠ

Mộc Nhân
              Bài viết kỉ niệm 32 năm K81 và 5 năm trang blog K81.
            
Chào năm mới 2013.
Giã biệt năm 2012, những ngày cuối năm nay khác với mọi năm. Người ta sống với đủ trạng thái: hối hả, dồn dập, lo âu, chờ đợi, hoài nghi, diễu cợt … từ lời đồn đoán về ngày tận thế.  
Dù là gì thì các đám đông ngật ngưỡng trên bàn nhậu vẫn nâng li tới tới như thách thức, bất chấp cái điều mà người ta nghĩ là sẽ mang lại sự đổi thay hoặc hủy diệt.
Có lẽ hiện tại quá đỗi nhọc nhằn khi người lao động đếm đi đếm lại tiền công nhật như chờ một sự may mắn nào đó sẽ làm dôi thêm ít tờ bạc nữa nên người ta sẵn sàng đối mặt với ngày tận thế.
Có lẽ hiện tại thăng hoa trong đủ loại tình yêu lãng mạn và cuồng nhiệt với tình nhân, với thần tượng của mình nên các em tuổi trẻ sợ đến ngày tận thế sẽ tiêu tan tất cả.
Có lẽ cuộc sống đầy sung túc vật chất nên những kẻ thừa tiền lắm của lo đến ngày tận thế sẽ chẳng còn cơ hội để tận hưởng…
Nhưng tất cả đã qua đi trong yên bình, không có ngày tận thế, mà chỉ có “một ngày như mọi ngày”.
Chúng ta đang bay đi trên đôi cánh của thời gian. Hay như ca từ trong một ca khúc của The Beatles: “Thời gian làm mòn mọi gót giày”.
Và chúng ta hãy tạm gác lại những điều thị phi ấy để dành những giây phút cho mình.
Một năm mới lại đến trong cái guồng quay bất tận của thời gian mà mỗi cá nhân đang là.
Mỗi chúng ta lại sống thêm một tuổi, đang đặt những bước chân vững chãi, tự tin ở tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh” dù biết là “sống thêm một ngày là mất đi một ngày”. Có thể chúng ta đang già đi nhưng nói một cách lạc quan như Victor Hugo: “Bốn mươi là tuổi già của lớp trẻ; còn năm mươi là tuổi trẻ của lớp già”.  

28/12/12

272. HỌC SINH THỜI XƯA VÀ THỜI NAY


Nguồn: tiin

1- Buổi sáng đến trường

Học sinh ngày xưa: Mỗi buổi sáng đến trường, học sinh "ngày xưa" dậy sớm, ôn lại bài cũ , rồi đạp xe đến trường...
Học sinh ngày nay: Mỗi buổi sáng đến trường, học sinh "ngày nay" dậy sớm , ngồi bàn trang điểm, soi gương vuốt keo, chải đầu hết cả tiếng, rồi nhảy lên xe máy phóng vèo vèo, vừa đi vừa "ngắm" trai , "ngắm" gái !!!

27/12/12

271. THÁNG MƯỜI HAI


Mộc Nhân
              (Thân tặng Trần Mỹ - một chuyến về quê)





tháng cuối năm chợt thấy ngày hiu hắt 
lắng nghe dòng sông se sắt thầm thì
đời càng thêm nhiều điều nghịch lí
thị trấn buồn hát khúc thiên di

23/12/12

270. NHỮNG PHÂN VÂN KHI DẠY BÀI "CHIẾU DỜI ĐÔ"



  Nguyễn Minh Khiêm

       Chiếu dời đô (hay Thiên đô chiếu) của Lý Công Uẩn được đưa vào giảng dạy trong sách Giáo khoa Ngữ Văn 8, THCS từ 2004. Mục đích đưa bài Chiếu dời đô vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn 8 đã được ghi rõ trong Sách giáo viên Ngữ văn 8 như sau : "-Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường, và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua chiếu dời đô ; - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của Chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lý lẽ và tình cảm. Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận". 

21/12/12

269. ĐÊM TẬN THẾ



Đinh Công Tôn 

      Đêm nay chờ đợi phút giao thời
      Nhiều người không ngủ lệ tuôn rơi
      Lâu đài vàng bạc tràn phú quý
      Biết có được còn tiếp cuộc chơi

       Thời gian gõ nhịp chậm chậm qua
       Địa cầu sắp sửa vỡ tan ra
       Bảy tỷ sinh linh còn được mấy
       Tìm nơi tái hợp cõi người ta

        Ầm ầm sấm động dậy khắp nơi
        Thiên thần, ác quỷ hiện trên trời
        Thiên la địa võng giăng khắp chốn
        Thâu tóm nhân gian hết kiếp người

         Một địa cầu mới sẽ tự sinh
         Vạn loại bên nhau sống yên bình
         Hận thù, độc hại đều không có
         Chẳng còn tận thế để mà kinh. 
                                                                      21-12-2012  

                                     Đọc bài liên quan: Ngày tận thế

20/12/12

268. DƯỠNG SINH – XOA BÓP


MN - Tổng hợp từ nhiều nguồn
Theo sách “Hoa Đà luận bịnh bí truyền” - dịch giả Nguyễn Đức Sâm thì chân, tay, mắt, tạng phủ...  bị ứ tắc không thông dễ gây bệnh. Khi chưa phát bệnh, phải dẫn cho thông giúp cho cơ thể vững chắc, tà độc bên ngoài không thể xâm hại được. Khi đã thọ bệnh, phải xem bệnh ở cơ quan, bộ vị nào, theo tấu lý: Dùng tay xoa bóp cho tan đi, hiệu quả của nó nhanh hơn dùng thuốc…

18/12/12

266. SỐ PHẬN


Mộc Nhân
Người ta thường nói “Số phận là do trời định” nhưng cũng có người nói rằng “Số phận là do bản thân mình quyết định”. Câu nói ấy thật đúng, tấm gương của những người không chịu đầu hàng số phận thật đáng cho ta trân trọng bởi như Francis Quales nói: “Nếu số phận chia cho bạn những quân bài xấu, hãy để sự khôn ngoan biến bạn thành người chơi giỏi.”

265. QUAN PHẨM VÀ NHÂN PHẨM – 4


Tác giả: Nguyễn Hoàng Đức 
Chương II. Nhân Phẩm
Làm việc thì dễ làm người mới khó 
Nghĩa là, quan lại chỉ tồn tại như một chức vụ lâm thời nay còn mai mất, hoặc năm nay còn sang năm đã thôi , như chức vụ tổng thống ở nhiều nước có nhiệm kỳ là bốn hoặc năm năm, đến kỳ bầu cử, nếu cử tri không tín nhiệm thì dù có tiếc vẫn cứ phải dời khỏỉ ghế, và như pháp luật của nước Mỹ, dù tổng thống nào đó có được cử tri tiếp tục tín nhiệm đi nữa, cũng không thể được giữ chức quá hai nhiệm kỳ- tức tám năm. Hoặc như người Trung Hoa nói: “Quốc phá sơn hà tại”, tức là: quốc gia dù tan vỡ, nhưng non sông dân tộc vẫn tồn tại.

17/12/12

264. QUAN PHẨM VÀ NHÂN PHẨM – 3


           Tác giả: Nguyễn Hoàng Đức
            Ở nước ta cũng không thiếu gì chuyện vua quan lộng quyền để hưởng thụ đàn bà. Thời vua Lê- chúa Trịnh thế kỷ XVIII, có chuyện của Đặng Mậu Lân kia.
Lân là em ruột của Đặng Thị Huệ, một cung phi rất được chúa Trịnh Sâm yêu mến, thị còn được sủng ái hơn khi đẻ cho chúa Trịnh một con trai là Vương Tử Cán. Đặng Mậu Lân là một kẻ hung bạo, cậy thế chị được Chúa Trịnh yêu dấu lại càng phách lối làm những việc càn rỡ. Hết thảy áo quần, xe kiệu của y, nhất nhất đều rập khuôn theo đúng kiểu của vua chúa.

263. QUAN PHẨM VÀ NHÂN PHẨM - 2

Tác giả: Nguyễn Hoàng Đức
Chương I. Quan Phẩm
Xưa nay, người ta vẫn nói câu cửa miệng “mua quan bán tước”, mới đây có một vụ tham nhũng lớn hàng tỷ đô la ở Trung Quốc bị phanh phui, ông quan đầu tỉnh bại lộ vì trong nhiều năm trời đã nhận không biết bao nhiêu tiền hối lộ, để đưa người này người kia lên chức lên lương. Khi bị bắt, ông ta nói, tôi cũng chỉ là thứ nạn nhân của một dây chuyền quan chức, tôi đã lấy tiền của nhiều người để bán chức quan cho họ, nhưng chính tôi leo lên chức quan này, đã nhiều lần phải bỏ tiền ra mua, từng thang, từng bậc một.
Trong các sách của Trung Quốc, người ta thấy cảnh ùn ùn gánh lễ vật lên huyện, lên tỉnh, lên kinh đô để mua chức quan, đặc biệt là trong các ngày sinh nhật của cụ thân sinh ra quan, của quan, rồi ngày rằm, ngày Tết. Lắm kẻ đần độn, nhờ tiền của cha mẹ mua quan, nghiễm nhiên được làm quan, được hạch sách, được hưởng bổng lộc trên đầu thiên hạ, làm gì chẳng sướng !

16/12/12

262. QUAN PHẨM VÀ NHÂN PHẨM - 1

Tác giả: Nguyễn Hoàng Đức 
(Sinh năm 1957, học đại học An Ninh - Anh là một người khác thường mà nhà thơ Đỗ Minh Tuấn gọi là "Anh hề triết học, chàng Đông-ki-sốt văn chương" – NHĐ: “Với tôi, viết văn trước hết phải giống làm nghề chuyên môn để đưa ra sản phẩm chuyên nghiệp. Đó là tiêu chí tối thiểu khi tôi cầm bút. Nhưng viết văn là nghề đặc biệt, nghề mở đường hay cứu rỗi, hoặc khiêm tốn hơn là "trợ lực" cho các tâm hồn, đơn giản vì xã hội không có ngành dịch vụ nào thay thế được văn chương để trợ lực tâm hồn.”)
                                        -------------------------------------------------

            Chuyên luận này như tên gọi của nó “Quan phẩm và Nhân phẩm”, muốn nhắm đến việc lý giải: Quan phẩm đặc quyền mà mọi người đều thích, nhưng Nhân phẩm mới là giá trị cao nhất và rộng nhất của con người. Tất nhiên, chuyên luận không thể là những lý giải khiên cưỡng về giá trị, về đạo đức là thước đo cao nhất của con người theo các người ta vẫn gọi là giáo điều, mô phạm, hay võ đoán áp đặt cho đạo đức phải có một giá trị cao nhất, không ai có thể cưỡng được; mà bằng cách lý giải vừa khoa học, vừa cuộc sống, cuốn sách muốn thuyết phục mọi người cách minh nhiên và mạnh mẽ nhất: niềm hân hoan làm người rộng lớn mênh mông- cao cả hơn gấp bội nhãn hiệu làm quan.

15/12/12

261. NGÔN NGỮ TÌNH TRONG LỜI RU XỨ QUẢNG

Phạm Đạt Nhân
Tình yêu và trí thức là hai mặt tác dụng không thể thiếu vắng trong một con người giữa các cộng đồng lớn nhỏ ; không có tình yêu cuộc sống sẽ đóng băng và không có trí thức con tim sẽ mù lòa. Một trong những thứ tình cao cả thiêng liêng là tình mẹ thương con. Tình yêu ấy bộc lộ qua tiếng hát ru của mẹ bên quai nôi. Thi sĩ Xuân Quỳnh thú nhận: Dẫu con đi suốt một đời , cũng không quên hết những lời ru xưa " . 
          Trong lời hát ru của người dân xứ Quảng Nam có chứa đựng một thứ ngôn ngữ tình giàu chất triết lý nhân sinh mà không nơi nào có được . Ngôn ngữ ấy đã kết tinh từ hoàn cảnh tâm lý của những lưu dân đi mở cõi và hoàn cảnh địa lý sông nước Thu Bồn. Sông Thu Bồn từ Tí Sé , Dùi Chiêng chảy xuống đến Hội An, Cửa Đại có một mối dây liên lạc mật thiết trên những chuyến đò dọc theo gió mùa mậu dịch ( buổi mai nam ta trông bạn , buổi chiều nồm bạn trông ta ). Tâm tình của người dân Quảng Nam thật là nồng thắm , tươi nhuận thể hiện qua lời ru và lời ru thì chứa đựng biết bao ngôn ngữ tình giàu chất triết luận.

14/12/12

260. CHIẾC VÁY NGẮN


Cảm ơn Nguyễn Đình Phương đã st và gởi đến MN



           1. Tokyo- Nhật bản:
          Tại khu phố Ginza đông nườm nượp, một anh chàng Nhật chẳng may chạm vào làm toạc chiếc váy ngắn của một cô gái Nhật. Anh ta chưa kịp nói lời xin lỗi thì cô gái đã cúi rạp người nói:
- Xin lỗi đã làm phiền anh, chỉ vì chất lượng chiếc váy này tồi quá.

13/12/12

259. VÌ SAO LOÀI NGƯỜI LÀM THƠ?


Triệu Từ Truyền 
Đã có quá nhiều nhà lý luận phê bình, với tư cách cá nhân, xác định khái niệm thơ : Poetry của Aristote, Văn Tâm Điêu Long của Lưu Hiệp….Bước vào thời cận đại và đương đại, nhiều triết gia cũng quan tâm đến ý nghĩa thơ như Hegel, Jean Paul Sartre… Còn những nhà nho làm thơ và những nhà thơ phương Tây hầu hết đều luận về thơ. Ngoài ra, định nghĩa thơ cũng vô vàn  trong trăm ngàn tự điển với đủ loại ngôn ngữ . Nhưng Vì sao loài người làm thơ ?
          I. Ba phương thức thơ: 
1/Mô tả bằng tri thức (knowledge) những gì mà giác quan tiếp nhận được từ thực tại khách quan (ngoại giới) ( p.th.I )
2/Diễn đạt bằng tâm thức (mind inner felling), theo cách nhìn trực cảm của nội tâm. (p.th.II)
3/Diễn đạt  bằng tiềm thức (unconcious)  do bản năng (instinct) chi phối (p. th.III)

12/12/12

258. NGÀY TẬN THẾ


Mộc Nhân
Theo lịch của người Maya thì ngày 21/12/2012 là ngày tận thế.
Tin hay không tin vào ngày tận thế là quyền của bạn. Quyền ấy được xác tín bởi niềm tin, mà mỗi người thì có một mức độ niềm tin khác nhau vào bất cứ điều gì. Và mức độ của niềm tin ấy sẽ luôn được biểu hiện bằng hành vi của bạn.

9/12/12

257. K81 VÀ ĐÁM CƯỚI CON TRAI VÕ TIẾN

Mộc Nhân
Sáng 09/ 12/ 2012, bạn bè đến chung vui cùng Võ Tiến.
K81 lại thêm một người lên chức.
Nhân lễ thành hôn của hai cháu, bạn bè K81 chúc gia đình Võ Tiến có thêm nhiều niềm vui.
Chúc hai cháu trăm năm hạnh phúc.

8/12/12

256. TỪ CHỨC - BỆNH THÀNH TÍCH ...


1. TỪ CHỨC
               Sưu tầm

Thời bao cấp, hai vợ chồng vừa mới cưới nhau được phân căn hộ tập thể cấp 4, mỗi nhà cách nhau bởi bức tường mỏng dính.
Một buổi, cả hai giao hẹn với nhau:
- Em à, để bảo mật cho sự riêng tư của đôi ta, chúng mình nên quy ước. Nếu em muốn rủ anh… tắt đèn ngủ sớm thì gọi là “làm ăn”, bữa nào anh hơi mệt thì anh sẽ trả lời “mất khả năng chi trả".
- Hay quá, thế hôm nào mệt thì em sẽ từ chối khéo là đang “lạm phát” nhé. Quên nữa, hàng tháng anh cần nhớ là em sẽ có vài ngày “khủng hoảng".

7/12/12

254. BÙA MÊ, DỐI TRÁ VÀ BƯNG BÍT

Mộc Nhân
Bùa mê, dối trá và bưng bít – dường như ba thứ này là hoàn toàn khác nhau nhưng chúng lại có một sợi dây liên hệ chung là “nỗi sợ”.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “sợ” như sau:
- Coi là nguy hiểm và cảm thấy lo lắng
- Không dám chống lại
- Ngại ngùng
- Không yên tâm trước một khả năng nguy hiểm hoặc có hại
- Để lộ thái độ rụt rè, hèn nhác, qua nét mặt, cử chỉ, ngôn ngữ, trước người khác…

4/12/12

253. TRONG ĐẦM GÌ ĐẸP BẰNG SEN

Mộc Nhân 
      Trong đầm đẹp bằng sen
      Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
      Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
      Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bài ca dao kết hợp giữa lối tả chân, với phép tượng trưng, ẩn dụ. Hình tượng cây sen trong đầm được giới thiệu, miêu tả cụ thể, chính xác vừa chân thực sống động, vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Tính chất ẩn dụ, tượng trưng nổi bật nhất ở câu cuối cùng, nhưng ngay ở câu này trước hết vẫn là sự tả thực về cây sen ở trong đầm. Ở đây, nội dung nội dung và thẩm mĩ triết lí, nhân sinh gắn liền với nội dung sinh vật học tạo ra sự đa dạng, phong phú và vẻ đẹp tuyệt vời của một bài ca dao.

1/12/12

252. CHUYỆN THƠ VUI

Mộc Nhân lượm lặt từ nhiều nguồn.
(Thư giãn cuối tuần - nếu bạn không thích chuyện "tục", không nên đọc tiếp)

1. Giên Phôn Đa là nữ nghệ sĩ điện ảnh Mỹ ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ. Sau khi sang thăm Việt Nam về chị bị chính quyền bắt giam. Nhà thơ Minh Huệ làm thơ ca ngợi chị, trong bài có đoạn:
Giên Phôn Đa
Giên Phôn Đa
Chúng lột trần chị ra
Chúng thấy gì
Một trái tim dũng cảm…
          Một nhà thơ đã “cảm hứng” khi đọc đoạn thơ này:
Người ta có bướm có chim
Riêng anh Minh Huệ thấy tim trong... quần?...

29/11/12

251. HAI BÀI THƠ "ANH EM"


Mộc Nhân

Mời bạn đọc đọc hai bài thơ và thẩm định giúp:

- Hai bài thơ sau đây có “học tập” cách cấu tứ - tạo hình ảnh – ngôn ngữ - bố cục của nhau không ?

* Bài “Bóng dừa” là bài thơ dự thi năm 2012 trên trang  vanthoviet.com có mã số dự thi 106  (chưa công bố tên tác giả)

* Bài “Giấc mơ trên đỉnh núi” là bài thơ dự thi "Thơ ca và nguồn cội năm 2011" của nhà thơ Huỳnh Minh Tâm – Quảng Nam.


(Để tiện cho việc nhận định, tôi đưa hai bài thơ vào bảng đối sánh
 - mỗi ô tương ứng với một khổ thơ trong nguyên bản)

 Bài “Bóng dừa”
Bài “Giấc mơ trên đỉnh núi”

nhà tôi mọc trên nhánh vườn hoa nắng/
gióng gánh đời người đi về mẹ tôi đòn gánh cong lưng áo cong/
tôi bỏ quên góc vườn lũ cú mèo đêm đêm hú gió/
thèm trái me tây chia đôi khoảnh sân vuông đầu ngõ thúc thít tiếng chim non/

nhà ngoại tôi trên đỉnh núi sương bay/
sương lạnh đời người ngoại tôi đi về áo bạc tóc bạc/
tôi ngủ ở góc nhà với lũ chuột đêm đêm thút thít/
mơ những quả xoài xanh non lăn tròn đầu dốc viên bi/
gió chạp gánh về những vụ chướng thơm ngọt rơm đồng/ 
chụm đầu bát canh cua ngọt đôi bàn tay dãi dầu chai sạm/
ngước mặt một vườn dừa xiêm quay lưng đụng một vườn dừa xiêm khác/
tôi ăn cơm dừa xiêm uống nước dừa xiêm ngủ dưới bóng dừa xiêm/
nắng mùa xuân trôi về trôi về những chòm mây trắng thơm hoa rừng/
gối đầu thơm đôi bàn tay tảo tần gầy guộc/
qua một đồi sim vấp một đồi sim khác/

tôi ăn mấy mùa sim tôi ngủ mấy mùa sim/ 

mẹ dắt tôi lội qua giấc mơ mấy mùa cỏ xước/
nối hồn tôi những con diều trắng đồng phục cánh cò cặp nắng quê nhà/
mẹ nhịp võng dong đưa lời ru buồn trời chiều lả rơi mây trắng/

góc vườn khô xào xạc khói tháng ba/

ngoại tắm gội tôi bằng con suối trắng/
đính áo tôi những cánh phong lan trắng nõn gòn bông mận nhánh quê nhà/

ngoại ru tôi những câu ca dao buồn dưới vòm trời sao lung linh ánh bạc/

con đường quanh co sao chẳng màu lang trắng tháng ba/
tôi dốc ngược hành trình thênh thang đại lộ danh vọng cuộc đời/
mê muội những chuyến thơ ca không màng vé khứ hồi/
bỏ sau lưng bóng dừa đã lão/
trái điếc rụng mấy mùa/

tôi mải đứng mải đi con đường khúc khúc hão huyền thi ca và danh vọng/
sau những ngày bóng ngoại hoa bay/
trên đỉnh núi cao cây xanh rợp trời cờ lau chấp chới/
một tiếng chim vọng khúc kinh cầu/
bóng dừa của mẹ ở đâu gió chạp gánh về tiếng chim nhánh vườn hoa nắng/

ngôi nhà của mẹ ở đâu đêm thu gió hú/

trái dừa điếc nỗi buồn vô trú/

dừa nhịp võng đong đưa dừa ru buồn dừa dựng ngôi nhà mẹ tôi chạm khắc hoàng hôn./


ngọn đèn của ngoại ở đâu dầu cạn mùa đông không chăn ấm không ánh mắt dịu hiền./

ngôi nhà của ngoại ở đâu giọt thời gian rơi tuổi ấu thơ thuyền neo chân cầu ngủ tạm/
tôi ngồi dưới vòm khuya viết bài thơ trên đỉnh núi/
núi chắn ngang trời núi như hoa bay núi dựng ngôi nhà ngoại tôi kí ức kì hồ/ 

23/11/12

250. NGẮM CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM QUA THƯỚC NÂNG TẦM


Nguyễn Hoàng Đức
Một điều rõ ràng rằng nền văn học Việt Nam muốn đi xa tiếp cận giá trị của nhân loại thì nó không nên bằng lòng với những nhận xét “chỉ có tác phẩm bé và vừa”, “chúng ta chỉ bắt tép”… mà nó cần phải thấy cụ thể những khiếm khuyết cũng như cách khắc phục của mình. Trong tình hình thiếu minh bạch chung của xã hội Việt Nam, từ chính trị đến tài chính đều kín như bưng, thiếu rõ ràng, cũng là cái ổ cho lạm dụng và tham nhũng, thì văn học Việt Nam cũng không ra khỏi tình trạng tù mù thiếu minh bạch đó. Tất cả các cuộc kết nạp hội viên Hội nhà văn, tất cả các giải thưởng đều phải khép lại vội vàng ngay từ đầu trong tiếng ì xèo, rõ ràng đó là những vấn đề không cãi được.

249. VĂN HỌC VIỆT NAM CÓ CƠ HỘI SOI GƯƠNG


Nguyễn Hoàng Đức
Văn học Việt quả rất cần soi gương, bởi lẽ sự phản tỉnh của người Việt xưa nay vẫn rất yếu đuối vì dựa trên tâm trí văn hóa tiểu nông nhũn nhẽo cảm xúc, lý trí bấy bớt, thiếu đào tạo về kỹ năng tư duy phản tỉnh, quen tự hào vặt vãnh, rồi mắc chứng đố kỵ tủn mủn không muốn ai hơn mình, ngay cả con lợn nhà khác cũng không nên có quyền lớn nhanh hơn con lợn nhà mình.  
Dân trí chung đã thế, xét vào giới văn học, lại chủ yếu là các nhà thơ sản phẩm của đời sống nông nhàn, rong chơi vu vơ không có mục đích chính yếu nào của cuộc đời lớn hơn việc nhàn tản, nhưng vẫn tranh thủ vừa du hí vừa lượm lặt kiếm tí danh nhà thơ - nhà văn… Nói dài dòng nhưng có thể chốt lại một câu: trên bình diện chung, chưa có một phản tỉnh nào chính thức của giới văn học Việt Nam về trình độ tác phẩm văn học của mình.

20/11/12

248. TỪ CHUYỆN Ở MYANMAR, NGHĨ VỀ GIÁO DỤC LỚP TRẺ Ở VIỆT NAM


Triệu Xuân 
1- Myanmar nghèo khổ nhưng giàu… lòng nhân ái:
Tháng 9-2012 vừa qua, tôi được mời đi Myanmar, trong đoàn Doanh nhân Việt Nam sang đầu tư (…). Lần đầu đến Yangon, thành phố lớn nhất, vốn là thủ đô của Myanmar, tôi không khỏi ngạc nhiên về quy hoạch và cơ sở hạ tầng của thành phố này: Thoáng đãng, nhiều cây xanh và còn có cả rừng. (…) Từ hôm đến Yangon đến nay đã 4 ngày, tôi chưa thấy một viên cảnh sát hay quân cảnh nào trên đường phố. Từ trẻ em đến người lớn, ai ai cũng tỏ ra thân thiện với du khách nước ngoài.

19/11/12

247. K81 VÀ NGÀY NHÀ GIÁO

Mộc Nhân và K81

Tối 18.11, nhóm bạn K81 đã có cuộc gặp mặt kỉ niệm 30 năm ngày nhà giáo Việt Nam. Một ý tưởng tuyệt vời, thân tình của những người bạn K81 không làm nghề giáo dành cho bạn bè đang công tác trong ngành giáo dục. 
Buổi gặp mặt đơn sơ có sắc hoa tươi thắm, bánh trái ngọt ngào, men rượu ấm nồng…

18/11/12

246. NGÀY QUỐC TẾ ĐÀN ÔNG 19-11



Ngày Quốc tế Đàn ông (IMD – International Men’s Day, gọi tắt là Ngày Đàn Ông) là ngày 19-11-1999 – ngày này được Liên hiệp quốc ủng hộ và công nhận.

Đối tượng của Ngày Đàn Ông là quý ông và sức khỏe của nam giới, cải thiện các mối quan hệ giới tính, thúc đẩy sự bình đẳng giới, và nêu cao vai trò nam giới tích cực.

245. NHÌN TỪ XA ... TỔ QUỐC


         Nguyễn Duy

Ðối diện ngọn đèn
trang giấy trắng như xeo bằng ánh sáng
Ðêm bắc bán cầu vần vụ trắng
nơm nớp ai rình sau lưng ta
Nhủ mình bình tâm nhìn về quê nhà
xa vắng
núi và sông
và vết rạn địa tầng
Nhắm mắt lại mà nhìn
thăm thẳm
yêu và đau
quằn quại bi hùng
Dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng
cột biên giới đóng từ thương đến nhớ

244. NGÔ TẤT TỐ NÓI...


      
1. Một nước giống như một cái xe bò…

       Một nước giống như một cái xe bò, lớp trí thức là người làm bò, lớp dân quê là người đẩy xe. Nếu kẻ đẩy còn bị những dây lệ buộc chặt hai chân, thì kẻ làm bò tài giỏi bậc nào cũng không thể kéo được cái xe bò lên dốc …
            Trích “Việc Làng và các tập phóng sự”Ngô Tất Tố 
                                                      (Nxb Văn Hóa Thông Tin, 2008, trang 23)

243. GIÁO DỤC: ĐỔI MỚI THẬT HAY GIẢ VỜ ĐỔI MỚI

Nguyễn Trọng bình 
  “Đổi mới thật không hay giả vờ đổi mới
   Máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng?”
                                                 (Nhìn từ xa Tổ quốc - Thơ Nguyễn Duy)

Cần một phản tĩnh nghiêm túc và sâu sắc
Ở nước ta, lâu nay, nhiều người thường có thói quen ca ngợi, tán tụng, tuyên dương (thậm chí đòi nhân rộng “mô hình”) một vị lãnh đạo, vị Giáo sư, Tiến sĩ hay một ca sĩ, diễn viên “ngôi sao” nào đó… theo kiểu trước đây từng đi lượm “ve chai”, bán “cà – rem”, bán nước mía, chăn trâu… nhưng nhờ có ý chí và nghị lực vươn lên cộng thêm chút may mắn “từ trên trời rơi xuống” cuối cùng trở thành “nhân tài” hay “nhân vật tiêu biểu”, “cá nhân ưu tú” của đất nước. Có thể hình dung vấn đề này qua “công thức” sau:  
NHÂN TÀI = MÔI TRƯỜNG NGHÈO KHÓ + MAY MẮN + Ý CHÍ VÀ NỖ LỰC VƯƠN LÊN CỦA BẢN THÂN.

17/11/12

242. THƠ NGÀY NHÀ GIÁO


1. CẢM NIỆM VỀ ÂN NGHĨA THẦY CÔ 
                                                            Thanh Mai – K.81

                                       Kính tặng thầy cô giáo cũ nhân ngày 20-11


Đò trí tuệ tháng ngày đưa rước khách
Người sang sông muôn kiếp mãi tri ân
Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng
Nghĩa tôn sư muôn kiếp khó đáp đền!

Hôm nay ngày 20/11 lại về, hình ảnh từng người thầy, từng cô giáo đã dạy dỗ cho con từ nét chữ, từng câu văn, từng bài toán…tất cả ùa về trong con với bao nhiêu kỷ niệm trong quảng đời đi học... Trong ngày vui này chúng con biết nói gì đây để cảm niệm ân nghĩa lớn lao của thầy cô...