Mộc Nhân – Lê Đức Thịnh
Ngẫu hứng nhân đọc lại tác phẩm “Zorba
Phật” của Osho
Hai cuốn sách yêu thích trong tủ sách của tôi |
Zorba và Phật hãy là một xin đừng chia tách
để
trần tục và thiên đường chung vách bên nhau
để
thể xác và linh hồn cùng nhảy múa
trong
những vũ điệu hoan lạc chẳng biết nát nhàu.
Sao
chúng ta lại nghiệt ngã trong nhị nguyên đối kháng
sao
chúng ta lại xẻ đôi chính mình
để
trở thành gã tâm thần phân liệt đáng chán
trong
bi hài không có khúc hoan ca.
Xin
em hãy là Phật từ bi hay Chúa Jesus nhân ái
anh làm Mohamed mang vác giáo gươm mà giác ngộ thượng thừa
chúng
ta yêu nhau không mè nheo những điều rơi vãi
nên
đừng căm ghét mình hay ruồng rẫy lẫn nhau.
Xin
em đừng đeo mặt nạ lưỡng cực
vì
thế tục và linh thiêng không rẽ tách bao giờ
xin
em đừng ủ kín trong tấm áo choàng lông thú
tình
yêu thanh tao cũng cần men trần tục ngu ngơ.
Chúng
ta đang trỗi dậy trong mịt mờ thế kỉ
khi
nhân loại tương tàn nhưng cao cả cũng lên ngôi
em
có còn giữ điều linh thiêng trong phút giây bối rối
anh
sẽ cạn tuôn trào nếu không có tình yêu
vậy
tại sao em lại làm trơ trẽn một nụ hôn
vậy
tại sao chúng ta lại mụ mị trong vở diễn
vậy
tại sao em lại vờ vịt những vai kịch vụng về
vậy
tại sao chúng ta ngô nghê mất thời giờ tựa gã điên
em có lắng nghe âm nhạc vang lên trong ngày lễ hội
để tràn ngập yêu thương trong đau khổ muộn phiền
hãy nguyện cầu khi mình cần phải thế
và xin là trẻ thơ chộ rộ niềm hoan lạc hồn nhiên
hãy nguyện cầu khi mình cần phải thế
và xin là trẻ thơ chộ rộ niềm hoan lạc hồn nhiên
nỗi
sợ địa ngục đẩy con người rơi vào địa ngục
nên thiên đường ngay trong khoảnh khắc của mình
khi
kiếm tìm Thượng Đế bỗng thấy mình cô độc
và
khi em tìm lại chính mình
thì Thượng Đế chính lúc này đây.
--------------------------------
Ghi chú:
1. Osho (1931- 1990): nhà huyền môn Ấn Độ, tên thật là Chandra Mohan
Jain; Osho từng là giáo sư triết học tại Đại học Jabalpur và đi khắp Ấn Độ để
thuyết giảng các vấn đề về tôn giáo, thần học, thiền định, nhận thức, tình yêu,
phân tâm, sự sáng tạo và tính hài hước… Quan điểm của ông về tôn giáo đã gây ra
nhiều tranh cãi. Đối với ông, Thượng đế nằm trong mọi vật, nằm trong mọi con
người. Không hề có sự phân biệt nào giữa “Thượng đế” và “phi Thượng đế”. Toàn
thể mọi con người, dù là người tồi tệ nhất, đều thiêng liêng đáng ngưỡng mộ khi
xuất hiện một thứ năng lượng mang tên “Thượng đế”. Đối với đời người, Osho cho
rằng giá trị cao cả nhất của cuộc đời là lòng yêu thương, sự vui cười và thiền
định.
2. Zorba: nhân vật chính trong
tác phẩm “Alexis Zorba – con người hoan lạc” của nhà văn Hy Lạp Nikos Kazanzakis.
Cuốn tiểu thuyết kể về tình bạn sâu sắc giữa Zorba – đại diện cho chủ nghĩa
khoái lạc và nhân vật “tôi” – đại diện cho chủ nghĩa lý tưởng. Cuộc sống của
Zorba là ăn chơi vui vẻ, cuộc sống của nhân vật “tôi” là đau đáu với hành trình
nội tâm với mong muốn một ngày có thể viết một tác phẩm về Đức Phật.
3. Đẩy cao hơn ý tưởng từ cuốn tiểu
thuyết này, Osho đưa ra khái niệm “Zorba Phật” để nêu lên quan niệm an lạc tinh
thần: vui chơi và Thượng Đế trong mọi khoảnh khắc hiện tiền phi thời gian.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét