Cùng
với trâu, bò, chó, ngựa… dê là con vật gần gũi với đời sống và sinh
hoạt của loài người nên có không ít giai
thoại gắn với nó. Nhân dịp năm Ất Mùi, xin lượm lặt một số chuyện về con dê để
thư giãn ngày cuối năm cùng bạn đọc:
1. Chuyện con dê trong “Tam Quốc chí”:
Chuyện
rằng khi Tào tháo đuổi bắt Tả Từ, bí đường nên Tả Từ liền chạy thẳng vào đàn
dê, rồi dùng phép thuật biến mình thành một con dê. Tào Tháo cho người kiểm lại
số dê thấy thừa một con, biết có Tả Từ trong đó, liền bảo: "Tả Từ cứ đầu
hàng, ta không giết đâu mà sợ !". Bỗng một con dê trong đàn bước
ra gật đầu, quỳ lạy. Quân lính xông vào định bắt con dê ấy, lập tức cả đàn dê
liền quỳ xuống, khiến quân Tào không phân biệt được con dê nào là hoá thân của
Tả Từ nữa!
Lời
bàn: Đôi khi loài dê cũng khiến con người
suy ngẫm, chúng không phản trắc, ngược lại còn biết bao bọc đồng loại!
2. Chuyện xe dê của Tấn Võ Đế:
Tấn
Võ Đế có rất nhiều cung phi mỹ nữ. Ban đêm, nhà vua ngồi trên chiếc xe khảm
vàng ngọc do một đàn dê kéo đi khắp trong cung, dê muốn đi đâu tùy thích và khi
nào xe dừng thì nhà vua sẽ nghỉ đêm tại đó.
Vài
cung phi biết vậy liền nghĩ ra mẹo lấy lá dâu treo ở ngoài cửa và dùng nước muối
rắc lên để cho dê thấy lá dâu và ngửi mùi nước muối thì thèm ăn, mà kéo xe đi
vào cửa cung. Trong “Cung oán ngâm khúc”
có điển cố dương xa (xe dê) là lấy từ tích này:
Thâm khuê vắng ngắt như tờ
Cửa châu gió lọt rèm ngà sương gieo.
Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ
Dấu dương xa đám cỏ quanh co.
Cửa châu gió lọt rèm ngà sương gieo.
Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ
Dấu dương xa đám cỏ quanh co.
Lời bàn: có tình
yêu thì tự khắc sẽ tìm đến nhau cớ gì phải dụng đến những phương tiện khác…
3. Chuyện “Tìm dê” trong sách “Cổ Học
Tinh Hoa”:
Người
láng giềng nhà Dương Chu mất một con dê, bèn sai hết cả nhà đi tìm, lại sang
nói với Dương Chu cho mượn một người đi tìm hộ.
Dương
Chu nói : “Ôi ! Sao mất có một con dê mà cho những bao nhiêu người đi tìm?”.
Người
láng giềng đáp: - Vì đường có lắm ngã ba.
Khi
các người tìm dê đã về, Dương Chu hỏi: - Có tìm thấy dê không ?
Người
láng giềng nói: - Không, tại đường đã lắm ngã ba, theo các ngã ba đi một chốc lại
có nhiều ngã ba khác. Thành thử không biết đi vào đường nào để tìm thấy dê, phải
chịu về không cả.
Ấy
đường cái chỉ vì lắm ngã ba mà dê mất không tìm thấy.
Lời
bàn (theo sách đã dẫn): Con người cũng vậy,
đừng chỉ vì mê muội mà mất cả sự sáng suốt.
4. Chuyện “Người bán thịt dê”:
Vua
Chiêu Vương nước Sở bị mất nước, phải bỏ chạy. Có người bán thịt dê tên
là Duyệt, cũng chạy theo vua. Thời gian sau, vua Chiêu Vương trở về, lấy
lại được nước. Vua bèn thưởng cho những người chạy theo mình khi trước, trong số
đó có cả người bán thịt dê nữa.
Ai
cũng nhận phần thưởng, chỉ một mình người bán thịt dê từ chối và nói: - Trước
nhà vua mất nước, tôi mất nghề bán thịt dê. Nay nhà vua còn nước, tôi còn nghề
bán thịt dê. Thế là tôi giữ được nghiệp cũ đủ ăn rồi, còn đâu dám mong thưởng.
Vua
cố ép. Người bán thịt dê thưa rằng: - Nhà vua mất nước không phải là tội tôi,
nên tôi không dám liều chết. Nhà vua lấy lại được nước, không phải do công tôi,
nên tôi không dám lĩnh thưởng.
Vua
bảo: - Để rồi ta đến nhà ngươi chơi vậy.
Người
bán thịt dê nói: - Theo phép nước Sở, phàm người nào có công to, được trọng thưởng
thì vua mới đến nhà. Nay tôi xét mình tôi mưu trí không đủ giữ được nước, dũng
cảm không đủ giết được giặc. Quân giặc vào trong nước, tôi chạy đi lánh nạn, phải
theo nhà vua, chớ có phải là cốt ý theo nhà vua đâu ! Nay nhà vua muốn bỏ phép
nước đến chơi nhà tôi, e thiên hạ nghe thấy lại chê cười chăng.
Chiêu
Vương thấy nói, ngoảnh lại bảo Tư Mã Tử Kỳ rằng: - Người bán thịt dê này tuy
làm nghề vi tiện mà giãi bày nghĩa lý rất cao xa. Nhà ngươi làm thế nào mời được
người ấy ra nhận chức tam công cho ta.
Người
bán thịt dê nghe thế bèn nói: - Tôi biết chức tam công là quí hơn cửa hàng bán
thịt dê, bổng lộc nghìn vạn, giàu hơn tiền lãi bán thịt dê. Nhưng tôi đâu dám
tham tước lộc mà để nhà vua mang tiếng là gia ơn không phải nghĩa. Tôi thực
không dám nhận. Xin cho về giữ lấy nghề bàn thịt dê.
Nói
đoạn, người ấy lùi ra ngay.
Lời
bàn: Người bán thịt dê chỉ là một thường
dân mà còn biết suy nghĩ thấu đáo chuyện quốc gia – xấu hổ thay những kẻ không
có công trạng gì mà lại dương dương tự đắc, tranh lấy lợi cho mình.
5. Chuyện tiếu lâm “Chồng hóa dê”:
Người vợ nọ tính ghen tuông, lại rất ngang ngược với chồng, lúc thì chửi bới, thậm chí cầm roi đánh. Lại thường lấy dây dài buộc chân chồng, lúc nào cần gọi thì kéo dây.
Người vợ nọ tính ghen tuông, lại rất ngang ngược với chồng, lúc thì chửi bới, thậm chí cầm roi đánh. Lại thường lấy dây dài buộc chân chồng, lúc nào cần gọi thì kéo dây.
Chồng
ngầm bàn mưu với một cô đồng, nhân lúc vợ ngủ, chồng lẻn vào chuồng buộc dây thừng
vào một con dê, rồi bỏ trốn. Vợ tỉnh dậy, kéo dây thừng, thấy con dê hoảng hồn.
Mời cô đồng tới hỏi. Cô đáp:
- Mợ lâu ngày dồn góp tội nghiệt. Thần thánh quở trách, bắt chồng biến thành dê. Nếu thành thực cải hối thì nạn này mới qua khỏi được.
Vợ khóc lóc thảm thiết. Ôm lấy dê mà nước mắt ngắn dài, hối hận xương tuỷ, thề không bao giờ dám ngược ngạo. Cô bèn ra lệnh phải ăn chay bảy ngày, cả nhà lớn bé đều phải lánh mặt. Làm lễ tế quỷ thần ngay ở mặt ao, xin cho dê hiện nguyên chân thân. Anh chồng mới từ từ nhô lên khỏi mặt ao.
- Mợ lâu ngày dồn góp tội nghiệt. Thần thánh quở trách, bắt chồng biến thành dê. Nếu thành thực cải hối thì nạn này mới qua khỏi được.
Vợ khóc lóc thảm thiết. Ôm lấy dê mà nước mắt ngắn dài, hối hận xương tuỷ, thề không bao giờ dám ngược ngạo. Cô bèn ra lệnh phải ăn chay bảy ngày, cả nhà lớn bé đều phải lánh mặt. Làm lễ tế quỷ thần ngay ở mặt ao, xin cho dê hiện nguyên chân thân. Anh chồng mới từ từ nhô lên khỏi mặt ao.
Vợ
trông thấy rối rít: - Mấy ngày nay hoá dê, khổ lắm phải không?
Chồng
đáp: - Chỉ cần nhớ tới vị đắng của lá cỏ, bụng cũng đã nổi cơn đau quặn lên rồi!
Vợ
lại càng thương xót. Từ đó trở nên biết điều hơn nhiều.”
Lời
bàn: giả “hóa dê” để được thực “dê”;
cũng bõ công làm khổ nhục kế!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét