Mộc Nhân - Vài ghi chép nhân chuyến hành hương về Tòa Thánh Tây Ninh cuối năm 2018; chuyến đi do 2 học trò cũ hỗ trợ phương tiện và tháp tùng.
Tòa Thánh Tây Ninh là một công trình tôn giáo của đạo Cao Đài, tọa lạc tại Thị trấn Hòa Thành, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Cách trung tâm Thành phố Tây Ninh khoảng 4 km về phía đông nam. Cách Thành Phố HCM khoảng 90 km.
Đây là tổ đình tức cơ sở thờ tự cấp trung ương của đạo Cao Đài được khởi công xây dựng từ năm 1933; trải qua nhiều gian truân gián đoạn do những biến cố chính trị dồn dập dẫn đến chiến tranh, nên việc hoàn thiện Tòa Thánh chưa thể tiếp tục… mãi đến năm 1947 thì Tòa Thánh được hoàn thành nhưng Đại lễ Khánh thành Tòa Thánh và các cơ sở Đạo trong vùng Thánh địa mới được tổ chức vào ngày năm 1955.
Vài điểm đặc biệt về khu thánh địa này:
- Khuôn viên Tòa Thánh Tây Ninh rộng 1 km vuông bao gồm gần 100 công trình xây dựng theo kiến trúc kết hợp hài hòa giữa Đông và Tây, tạo thành quần thể kiến trúc chứa đựng những quan điểm triết lý, hòa hợp nhiều tôn giáo hoặc huyền học như: Bạch Ngọc Kinh (nơi Thượng đế ngự) tại thế gian; khu thờ và tượng các vị thần : Ông Thiện - Ông Ác, Hộ pháp, hình rồng, Báo Ân Từ (Đền thờ Phật Mẫu tạm), các cơ quan Đạo, Bửu tháp chư Chức sắc cao cấp... Liên kết giữa những kiến trúc này là những con đường rộng thênh thang. Với diện tích to lớn như vậy, Tòa Thánh Tây Ninh được xem là một trong những Thánh địa tôn giáo lớn nhất thế giới.
- Khu vực chung quanh Tòa Thánh Tây Ninh (Nội ô Tòa Thánh Tây Ninh) có 12 cổng tam quan xây dựng theo 3 dạng kiến trúc khác nhau. Những cổng này cùng với những con đường trong nội ô cũng là đường giao thông trong khu dân cư nhưng rất sạch đẹp, trật tự, văn minh hiếm thấy.
- Hai khán đài một ở phía đông gọi Đông khán đài, và một ở phía tây gọi là Tây khán đài, là nơi để tín đồ hành hương và nơi tổ chức những sự kiện lễ hội của Đạo.
- Cư dân trong thị trấn nói chung và trong nội ô nói riêng rất hiếu khách, hiền lành và cư xử văn mình lịch sự, tự giác nhắc nhau giữ gìn vẻ đẹp và sự tôn nghiêm của thánh địa.
- Du khách khi vào khuôn viên tòa thánh phải bỏ giày dép ngay lề đường và đi chân trần vào sân gạch, lau chân sạch sẽ trước khi bước lên bậc cấp.
- Trong Tòa Thánh du khách có thể chụp hình cảnh nhưng không được chụp hình có mặt người; không được đi ngang trước điện thờ, nếu muồn đi qua hành lang bên kia phải đi vòng… nếu bạn vi phạm sẽ có người nhắc nhở lịch sự từ tốn rằng: “chúng tôi qui định và nhắc nhở như vậy để bạn khỏi thất lễ với thánh thần, vậy thôi !”.
- Trong khu thờ tuyệt đối không có thùng tiền công đức nào, tôi quan sát thấy chỉ có 1 hòm dán nhãn “Khách hành hương” nằm khiêm tốn ở góc hành lang khó nhìn thấy, khi ai muốn chủ động phát tâm thì phải hỏi mới biết chỗ.
- Bên cạnh Thánh địa có một khu vườn rộng trồng nhiều cây ăn trái và cây lâu năm, ban đầu người ta thả một vài đôi khỉ vào khu vườn này cho chúng sống tự nhiVì dân tình thân thiện không quấy rầy gì nên dần dần chúng sinh sôi thành cả đàn trăm con, ban ngày chúng chạy ra cả ngoài đường đề nhận đồ ăn hoặc đùa giỡn với du khách và dân địa phương một cách thân thiện.
- Thánh địa là nơi tổ chức lễ hội tôn giáo và xã hội thu hút nhiều tín đồ và du khách dự lễ. Khu vực xung quanh Thánh địa quy tụ rất đông tín đồ sinh sống, với nết sống thanh tịnh
- Đây là một trong những nơi có tỷ lệ người ăn chay lớn nhất nước VN, thậm chí trên cả thế giới.
- Trước khi Tòa Thánh Tây Ninh được xây dựng, vùng này chỉ là nơi hoang vắng biên viễn của Việt Nam. Ngày nay vùng đất này nhanh chóng phát triển thành một trong những vùng dân cư sầm uất nhưng vẫn giữ được nét chất phác của những nhà khai khẩn Việt Nam.
- Tây Ninh là Thánh địa của Đạo Cao Đài nên khắp vùng đất này, nơi nào cũng thấy Thánh thất Cao Đài. Mỗi thị tứ, thị trấn, cụm thôn xã... đều có Thánh thất Cao Đài hoặc Điện thờ Phật Mẫu để bà con tiện thực hành tín ngưỡng. Dọc trục đường Quốc lộ 22 và Tỉnh lộ vào Thành phố Tây Ninh chỉ thấy Thánh thất Cao Đài, tuyệt đối không có chùa Phật Giáo hay Nhà thờ Thiên Chúa...
- Tây Ninh là Thánh địa của Đạo Cao Đài nên khắp vùng đất này, nơi nào cũng thấy Thánh thất Cao Đài. Mỗi thị tứ, thị trấn, cụm thôn xã... đều có Thánh thất Cao Đài hoặc Điện thờ Phật Mẫu để bà con tiện thực hành tín ngưỡng. Dọc trục đường Quốc lộ 22 và Tỉnh lộ vào Thành phố Tây Ninh chỉ thấy Thánh thất Cao Đài, tuyệt đối không có chùa Phật Giáo hay Nhà thờ Thiên Chúa...
Thật không bõ công để đến được nơi này.
Với mỗi tín đồ Đạo Cao Đài, việc hành hương về nơi đây cũng là điều nên làm để thỏa mãn niềm tin và sở nguyện tín ngưỡng của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét