ĐÊM THẤY TA LÀ THÁC ĐỔ
Nhạc và lời Trịnh Công Sơn
“Một đêm bước chân về gác nhỏ
Chợt thấy đoá hoa tường vi
Bàn tay ngắt hoa từ phố nọ
Giờ đây đã quên vườn xưa
Chợt thấy đoá hoa tường vi
Bàn tay ngắt hoa từ phố nọ
Giờ đây đã quên vườn xưa
Một hôm bước qua thành phố lạ
Thành phố đã đi ngủ trưa
Đời ta có khi tựa lá cỏ
Ngồi hát ca rất tự do
Thành phố đã đi ngủ trưa
Đời ta có khi tựa lá cỏ
Ngồi hát ca rất tự do
Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà
Từ những phố kia tôi về
Ngày xuân bước chân người rất nhẹ
Mùa xuân đã qua bao giờ
Từ những phố kia tôi về
Ngày xuân bước chân người rất nhẹ
Mùa xuân đã qua bao giờ
Nhiều đêm thấy ta là thác đổ
Tỉnh ra có khi còn nghe
Tỉnh ra có khi còn nghe
***
Một hôm bước chân về giữa chợ
Chợt thấy vui như trẻ thơ
Đời ta có khi là đốm lửa
Một hôm nhóm trong vườn khuya
Chợt thấy vui như trẻ thơ
Đời ta có khi là đốm lửa
Một hôm nhóm trong vườn khuya
Vườn khuya đoá hoa nào mới nở
Đời ta có ai vừa qua
Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ
Tôi thấy quanh đây hồ như
Đời ta có ai vừa qua
Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ
Tôi thấy quanh đây hồ như
Đời ta hết mang điều mới lạ
Tôi đã sống rất ơ hờ
Lòng tôi có đôi lần khép cửa
Rồi bên vết thương tôi quì
Vì em đã mang lời khấn nhỏ
Bỏ tôi đứng bên đời kia.”
Tôi đã sống rất ơ hờ
Lòng tôi có đôi lần khép cửa
Rồi bên vết thương tôi quì
Vì em đã mang lời khấn nhỏ
Bỏ tôi đứng bên đời kia.”
Ca
từ bài hát “Đêm thấy ta là thác đổ” của Trịnh Công Sơn hoàn toàn có thể đứng
độc lập như một bài thơ hay mà nghệ sĩ Đinh Cường đã không ngần ngại tiến cử đây
là bài thơ tình hay nhất thế kỷ.
Đọc bài
thơ ta đi vào cõi phố mơ màng với các phiếm chỉ “phố nọ”, “phố lạ”,
“phố kia”… Cảm quan thành phố qua cái nhìn của Trịnh Công Sơn không phải là phố
phường đông đúc chộn rộn người x,e nhà cửa mà là phố nhỏ im ắng trong khoảng lặng
“phố đã đi ngủ trưa”.
Trịnh
Công Sơn đã phát hiện chất thơ của thành phố qua những giấc mơ, con đường, màu
áo, khu vườn, đóa hoa, tiếng cười… Tất cả nằm trong gạch nối giữa quá khứ và
hiện tại. Quá khứ gắn liền với vườn xưa, vườn khuya và hiện tại là gác nhỏ, chợ
nhỏ. Tất cả đan xen vào nhau trong dòng cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Cái trạng
thái tâm hồn “vui như trẻ thơ” khi trở lại cố xứ mà giờ đây là phố lạ lẫn với nỗi
u hoài về một cuộc tình đã qua khi “em đã mang lời khấn nhỏ/ Bỏ tôi đứng bên đời
kia” vừa là niềm hoan ca của phố mà lại là bi kịch của người.
Mọi thứ
vừa hiện hữu như đóa hoa tường vi bên góc nhà vừa mơ hồ như mùa xuân vừa đi qua
như bước chân khẽ khàng thoáng qua đâu đó. Trong thế giới nhỏ nhẹ của một đóa
hoa, một đốm lửa, một lời khấn nhỏ… là cảm xúc tuôn trào như thác đổ. Trịnh
Công Sơn luôn có những ẩn dụ hay và lạ khi viết về tình yêu: tình yêu như trái
phá, như dòng sông và trong bài này tình yêu như thác đổ… tính "thác đổ"
nói lên sự mãnh liệt, dâng trào, bất tận, ẩn sâu mà âm vọng suối nguồn…
Tình yêu không bao giờ là cũ vậy nên người ta
có thể nói yêu nhau ngàn lần mà cũng không hề nhàm, viết cả trăm tình khúc mà
hát vẫn không biết chán, sử dụng nhiều mỹ từ, khai thác nhiều ẩn dụ mới mà cũng
không bao giờ cạn… Nhưng bi kịch của tình yêu luôn là nấm mộ đắp lên kí ức, là
sự khép cửa để đóng lại những lời thề khấn, là vết thương khó lành của kẻ bị bỏ
bên kia đời…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét