Mộc Nhân
Văn đàn Việt đôi khi bị khuấy đảo bởi một vài bài thơ đậm chất sex. Kẻ thích thì khen, người không thích thì chê. Khen thì tìm cách để khen – kể cả bằng đánh tráo thực thể như khen tác giả để che lấp việc chê bài thơ và gán cho nó các nhãn sáng tạo, hiện đại, giải thiêng, underground (nghệ thuật không chính thống)...
Người không quan tâm thì làm thinh bởi đó là quyền lựa chọn thẩm mỹ cá nhân.
Còn người ghét loại thơ này thì chửi bới từ thơ cho đến người – bao gồm cả nhân
cách, thói tính tác giả…
Tôi thuộc dạng thứ hai – đơn giản là nó không thuộc thẩm
mỹ của tôi. Tôi có thể nói tục, cà rỡn chuyện sex, nói lái những từ phồn thực
và đưa yếu tố sex vào vài câu thơ nhưng tuyệt đối không viết thơ tục tĩu hiển
ngôn mặc dù tôi có thể viết được.
Tôi cũng từng viết một số bài thơ sex siêu thực như
hai bài trong đường dẫn dưới đây:
- Chuyện siêu thực tối thứ Sáu
Những bài đó bạn đọc lên sẽ đồng tưởng tượng với tác
giả những trạng thái sắc dục, chẳng hạn “mở ra cơn say phồn thực/ đập mình vào rêu cỏ núi sông lâu đài thành
quách/ để con nhộng trú ngụ trong mạch cắt tối om” (nguồn) hoặc: “Em cứ mặc
nhiên để anh tần ngần/ bên trong hỏa diệm sơn oằn người nung nóng/ có gì bùng
lên hóa thành chất lỏng/ anh đang trở về thời đồ đá hoang sơ” (nguồn).
***
Tôi vẫn đọc và thích thú với những câu ca dao có yếu tố
tục từ lời ăn tiếng nói dân gian và những bài thơ nói lái hoặc viết tục giảng
thanh…
Còn thơ tục tằn, dạng nặng đô, phơi bày dục tính và chạm
tới các bộ phận sinh dục, được vài nhóm định danh là thơ dơ, thơ nghĩa địa…
- thì ai viết là quyền của họ, tôi có thể đọc nhưng không quan tâm, không
bình phẩm, không cổ xúy - đôi khi nó ngẫu nhiên lướt qua trước giao diện cõi
face hoặc do bạn bè gởi đến… nên tôi có biết đến chúng.
Đó cũng là quyền của tôi và không ai được phán với tôi
(và bạn) những câu như “người làm thơ phải biết đọc, quan tâm đến thơ
sex”, “không biết – hoặc không viết thơ sex thì bẻ bút đi”.
Bạn nghĩ gì khi người ta khen một bài thơ trong đó những
danh từ: vú, mông, háng, lông, đít… và các động từ: bú, liếm, đéo,
đái, ỉa, hiếp, chơi, bợ (đít), dạng (háng)… và nhiều từ ngữ suồng sã khác xuất
hiện với tần suất dày đặc trong các dòng thơ?
Tuy nhiên phải thừa nhận nội dung nhân bản và nghệ thuật
của thơ ca có yếu tố sex luôn ẩn hiện trong tâm thức, phẫn uất, bế tắt các nhà
thơ/ nhà văn cùng với tư duy nữ quyền, bình đẳng giới và tự do sáng tạo khi đề
cập đến vấn đề tình yêu - tình dục mà Haruki Murakami với tác phẩm Rừng Na Uy
là một ví dụ.
Và trong mảng thơ nói về thân thể, nhục thể vẫn luôn
có những bài hay, câu hay từng được nhiều người biết tới và muốn sẻ chia cùng bạn
bè như một trạng thái nhục cảm khỏe khoắn, lành mạnh như cụ Phan Khôi, một nhà
thơ tiên phong của thơ mới viết: “Vả, trai gái yêu nhau là bởi tính tự nhiên.
Ái tình, theo đúng bản chất của nó mà nói, là một vật cao thượng và thanh khiết.
Thế thì những tác phẩm lấy nó làm tài liệu, về mặt nghệ thuật, khéo vụng thế
nào chưa nói, chứ về mặt đạo đức, chẳng có gì là đáng chê”.
Viết thơ sex khá dễ nhưng không phải ai cũng thu được
hiệu quả thẩm mỹ như nhau.
***
Nhân lúc này, tôi cũng dò tìm vài bài thơ sex trên các
trang thơ nước ngoài với một sở tri hạn chế. Nhưng tôi tin rằng thơ sex của họ
không (hoặc ít) có những danh từ chỉ bộ phận sinh dục và động từ chỉ quan hệ
tình dục xuất hiện với tần suất dày đặc và không hề có lời khen ngợi của các
giáo sư, tiến sĩ văn chương nước họ. Nếu có thì nó sẽ thể hiện dưới dạng ẩn
dụ, hoán dụ, nói tránh... Tôi nhớ rất rõ trong vở kịch Lysistrata của Aristophanes, từ penis
(dương vật) được diễn đạt thành "cái bộ phận hùng tráng" (membrum
virile)… Tôi tin chắc thế.
Dưới đây là một bài thơ sex tôi chọn – bài Recreation (Giải trí) của nhà
thơ Mỹ Audre Lorde; bà là một nhà thơ nữ người Mỹ da đen, nhà vận động nữ
quyền có ảnh hưởng nhất ở Hoa Kỳ trong những thập niên cuối thế kỷ 20.
Bà đã sử dụng sự say mê của mình với thơ ca để chia sẻ kinh nghiệm, câu
chuyện và thông điệp về công bằng xã hội, chủng tộc và tình dục.
Recreation (Giải trí) đồng
nghĩa với niềm vui và sự thư giãn cùng yếu tố sex trong nghệ thuật. Tuy nhiên
bà đã làm mờ đi sự khác biệt giữa tình dục và thơ ca, biến chúng thành ẩn dụ của
nhau.
Lúc này tình dục đã thăng hoa thành bài thơ lãng mạn
trong niềm thỏa mãn, đam mê, gắn kết nhau như một quy luật của tự nhiên để rồi
hình hài "trổ hoa" (blossom) mà thành xúc cảm nghệ thuật.
Lorde viết như vậy trong trạng thái hưng phấn khi cả
hai gắn bó nhau thành một, qua đôi tay làm tình, họ được "nạp năng lượng
vào nhau và chờ đợi" (under my hands/ charged and waiting) – như
một tờ giấy chờ đợi để được lấp đầy từ ngữ.
GIẢI TRÍ - bản dịch Mộc Nhân
Nguyên tác: RECREATION , by Audre Lorde
sau đó cơ thể chúng ta gặp nhau
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét