Mộc Nhân
Những vũ điệu Tây Giang tôi chưa từng thấy
nhìn em thật lạ lùng
ngón tay cong xòe ra như nhánh lá
chân nhịp nhàng giữa sân sỏi lao lung
Mộc Nhân
Những vũ điệu Tây Giang tôi chưa từng thấy
nhìn em thật lạ lùng
ngón tay cong xòe ra như nhánh lá
chân nhịp nhàng giữa sân sỏi lao lung
Mộc Nhân
Ánh lửa
trước sân gươl
nở ra
vệt sáng dài
soi những đôi chân trần
đang nhịp nhàng vũ điệu tan’tung dă’dă
Mộc Nhân
Nhũng con đèo
quanh co còn mờ trong sương
màu bạc lồng
trong vệt rừng
bóng nắng tưới
những mảng màu sáng nhẹ rải rác khắp triền núi
mở ra vài giấc mơ nguyên thủy
Mộc Nhân - trích từ một bài chưa xuất bản
Làm thế nào tôi có thể nói hết khao khát của người Cơ Tu
trên những ký tự ít ỏi của mình
bởi nó tràn ngập trong không khí sơn cước
Mộc Nhân
Nếu bạn thích câu: “Thực phẩm là thuốc và thuốc là thực phẩm của bạn” (Food be thy medicine and medicine be thy food) thì ghé đến đây; sẽ có nhiều điều hơn thế…
Buổi sáng ở "Chợ Năm Ngàn" - Tây Giang
nơi mọi thứ đều được bán - mua với giá 5 ngàn
Mộc Nhân
Những vệt xe lăn trên đèo
dè dặt trong niềm hả hê lối mới
cơn mưa rừng còn chưa tới
cuốn những chiếc lá khô thành rác lăn dọc dốc dài
em gái Cơ Tu cổ chân tròn chày
đạp vệt nắng trên đường
môi cười màu hoa dại
Mộc Nhân
Tây Giang miền biên
cương
trên Trường Sơn gió
hoang tạt ngang đỉnh Quế
gặp nhau mùa nghi lễ
có khi ta chạm vào vách cô liêu
Mộc Nhân
Ngẫm nghĩ thấy trên và trong cơ thể con người, có rất nhiều thứ đi vào văn thơ với những giá trị mỹ cảm nhất định. Những bộ phận bên ngoài cơ thể như tóc, lông, tai, mắt, miệng, môi, cổ, ngực, eo, mông, chân tay, da thịt, thậm chí bộ phận sinh dục… đều gợi cảm xúc đi vào thơ ca và con người cũng dành nhiều mỹ từ so sánh, ẩn dụ dành cho chúng.
Mộc Nhân
tự do là lời xa xỉ
khi em đang phiêu lưu trong nhà tù của mình
con thuyền mắc cạn giữa đại dương
sóng vỗ vào trí nhớ
réo con nước trong biên độ triều cường
Mộc Nhân
Cảm tác từ bài
thơ “Advice
to a Prophet” của Richard Wilbur
Khi ngài đi qua những con phố
Ánh nhìn dò xét, miệng thốt ra điều hiển nhiên
Ngài không nói về cái chết nhưng bảo chúng tôi
Hãy nhân danh Chúa để thương lấy mình
Mộc Nhân
(Trích bài viết về tập sách "Hương thời gian" của Phan Vân Trình)
-----------
Hương thời gian là tập biên khảo thứ tư của Phan Vân Trình sau Từ lời hát ru xứ Quảng (Nhà xuất bản Đà
Nẵng - 2018), Ngọn bút sắc của vị Kiều
tướng (Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2020), Ngọc
trong đá (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2021). Với những gì mà Phan Vân Trình đã
dày công đọc, truy xuất, ghi chép, tái tạo… trong suốt hành trình nghiên cứu,
chúng ta thấy anh có đủ phẩm chất của một nhà biên khảo thực sự.
Đình Không Chái ở làng Hóa Phú, Đại An, Đại Lộc, QN |
Lê Đức Thịnh
Mùa lộc vừng trải thảm hoa bên sân
mùa sưa vàng rác hoa lăn trên phố
gió khô thổi vào những khuôn mặt đã khốc
in dấu trên tóc muối tiêu
Mộc Nhân
Khi có một vấn đề xảy ra, phản xạ thường thấy của chúng ta đó là đổ lỗi cho người khác thay vì nhìn nhận lại vấn đề và xem lại bản thân mình.
Mộc Nhân
một chuyến đò qua sông
sau con sóng còn lại một cuốn phim câm
thời gian bay vào đêm yên ắng
giữa dòng đời bạt ngàn sương lặng
Mộc Nhân
Tôi đã viết trong một tản văn về làng cổ Lộc Yên: “Tôi từng ngạc nhiên khi đọc gần trăm bài báo, tản văn, ký sự, chuyện kể, sách vở, tranh ảnh của một vài tác giả - họ chỉ viết, quan tâm về mỗi đề tài làng quê, nơi họ sinh ra và lớn lên”. Giờ đây, đọc các tập tản văn Như những sớm mai của Nguyễn Thị Diệu Hiền hay Mỏng của Nguyễn Thị Thanh Thảo, tôi hiểu tình yêu làng đã thấm sâu vào máu huyết, trí não, tâm hồn của bạn. Khi nó hóa thân thành chữ nghĩa thì quê xứ luôn là niềm cảm hứng để bạn tái hiện, tái tạo cùng với sáng tạo các giá trị mới.
Mộc Nhân
xin chào chú khỉ chùa cầu
xin chào mặt nạ chòm râu thật dài
xin chào du khách vãng lai
ngày mai bán vé hình hài biệt tăm
Trích tiểu luận của Mộc Nhân về thơ Trần Anh Dũng (1)
Trần Anh Dũng bồng bềnh giọng điệu buồn, chữ nghĩa
trau chuốt, dụng công. Dẫu thấp thoáng trong bài thơ là những câu chuyện nhưng
tôi hiểu anh đã sống với những kỷ niệm đẹp chứ không phải với giấc mơ không
thành.
Bài thơ này của nhà thơ Đức, Hermann Hesse (1877-1962), Nobel Văn chương 1946 (1) - nguyên tác tiếng Đức có tựa “Gestutzte Eiche” (Cây sồi bị chặt), đưa vào tái bản trong tập “Gedichte des Malers” (Những bài thơ của người họa sĩ), năm 1991 của ông.
Mộc Nhân - trích một tiểu luận về thơ Nguyễn Chiến
Lướt qua những câu
thơ của Nguyễn Chiến trong các tựa Trích
đoạn giấc mơ, Phía sau giấc mơ, Bàn tay mưa, Bay qua cơn mưa, Mùa hương,
Phúc âm mưa, Góc mưa, Kí ức mưa, Đêm mưa… tôi như được nghe những giãi
bày, tâm tình, ký ức của nhân vật trữ tình.
“Where do swans go in winter” (Thiên nga trú đông nơi nào) là một bài thơ tiếng Anh dễ thương của nhà thơ nữ người Anh, gốc Iran, Kamand Kojouri. Cô lấy bằng tiến sĩ văn chương tại Đại học Swansea, Anh Quốc. Cô là Đại sứ Quốc tế của Liên hiệp các Hội Phụ nữ Anh Quốc, chuyên về hoạt động thúc đẩy và khuyến khích phụ nữ nghiên cứu học thuật. Sáng tác của Kamand Kojouri chủ yếu là tiểu thuyết và thơ.
Mộc Nhân
Ngày trôi qua
bóng tối rơi xuống từ sải cánh của đêm
những đám mây sẫm màu xuôi theo gió
cùng với cánh chim đêm trong chuyến bay của chúng
Trong bài thơ “Trumpet Player" (Người thổi kèn), Langston Hughes (1) đã ghi lại cảm xúc và suy nghĩ khi nhìn một người da đen chơi kèn trumpet. Anh ấy đã trải qua thời kỳ khó khăn khi sống trong nạn phân biệt chủng tộc và dù anh đang vượt qua nó thì những ký ức tồi tệ, đáng sợ ấy sẽ luôn ở bên trong. Dẫu lúc này anh đang trong cảm xúc âm nhạc thăng hoa. (2)
Một bài thơ về đề tài Erotic
NHỤC DỤC
Mộc Nhân dịch
Nguyên tác: "Desire", by Langston Hughes
Nhạc Trịnh Công Sơn – thơ Trịnh Cung
Họa sĩ Trịnh Cung, một
trong những người bạn thân, cùng thời với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã hôn phối với
nhạc Trịnh Công Sơn qua bài thơ “Cuối cùng cho một tình yêu”. Ca từ và ca khúc
của hai người bạn đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong trái tim hàng triệu người
nghe nhạc Trịnh.
Mộc Nhân
Văn đàn Việt đôi khi bị khuấy đảo bởi một vài bài thơ đậm chất sex. Kẻ thích thì khen, người không thích thì chê. Khen thì tìm cách để khen – kể cả bằng đánh tráo thực thể như khen tác giả để che lấp việc chê bài thơ và gán cho nó các nhãn sáng tạo, hiện đại, giải thiêng, underground (nghệ thuật không chính thống)...
Mộc Nhân
“Không có sự dối trá, nhân loại sẽ diệt vong vì tuyệt vọng và
buồn chán”
(Without lies humanity would perish of despair and boredom) - Anatole France
Tháng Tư
anh nhặt lời nói dối đan trong bóng cây
ngắm nghía những ngôn từ nhảy múa sau đốm sáng xanh
nghe hơi thở dồn dập của em trên video call
rồi biến mất vào đêm hư ảo
còn anh độc thoại và suy niệm
chạm trong khoảng tối màn hình mà chẳng thấy gì
Mộc Nhân
Thuở rong chơi quen màn trời chiếu đất
ngày mây bay ngơ ngẩn nhìn theo
chiều dõi bóng chim vụt qua đèo
khuya gõ nhịp đón đêm hiu hắt
Mộc Nhân
Trịnh Công Sơn đã đi về bên kia thế giới vào ngày 1 tháng Tư năm 2001 hưởng thọ 62 tuổi. Nhiều năm đã qua nhưng tiếng hát của anh vẫn còn vang vọng đâu đây- trên những sân khấu sang trọng, trong những phòng nhạc và thậm chí nơi ngõ hẹp rừng sâu... Ở bất cứ nơi nào có một người Việt Nam thích ca hát thì ca khúc của Trịnh vẫn hiện hữu - không chỉ trên quê hương này mà khắp cả địa cầu.