Bài thơ “Anno 1839” (Năm 1839) của Heinrich Heine viết năm 1839 – đây là một trong nhiều năm ông sống lưu vong tại Pháp. Bài thơ đề cập đến hai đối tượng trong mối tương quan so sánh là Nước Pháp và Nước Đức. Điều thú vị của bài thơ là qua các lời mỉa mai (mà chưa hẳn là chê bai) hay khen ngợi (mà chưa hẳn là ca ngợi), Heine đã bày tỏ thái độ, cách nhìn và tình yêu của mình đối với quê xứ (1).
NĂM 1839
Mộc Nhân dịch (2)
Ôi Nước Đức, tình yêu xa của tôi
Tôi thường khóc khi nhớ về nơi ấy
Nước Pháp vui tươi không làm nỗi buồn lắng
dịu
Niềm vui chạy đua với nỗi u sầu
Ở Paris, xứ này hóm hỉnh
Khiến bao người ta lãnh đạm bàng quan
Những tiếng chuông điên rồ và tín ngưỡng
Thanh âm ngọt ngào quê xứ ngân vang
Những quý ông cúi chào lịch sự
Chẳng làm tôi khuây khỏa nỗi lòng
Những tệ hại nơi sân ra tôi nếm trải
Là niềm vui từ tổ quốc lưu vong
Những nụ cười của quý bà thân thiện
Lời chuyện trò mải miết huyên thuyên
Phụ nữ Đức không càm ràm thế sự
Tôi yêu thích hơn, trong giấc an miên
Mọi thứ nơi đây đam mê bất tận
Cứ quay vòng, như một giấc mơ cuồng
Ở quê tôi, người thong dong dịch chuyển
Vẻ điềm nhiên, tĩnh tại luôn luôn
Hình như tôi nghe tiếng chuông âm vọng
Những nốt nhạc nhẹ nhàng văng vẳng đâu
đây
Bài hát của người lính canh vọng lại
Tựa tiếng sơn ca giai điệu ngất ngây
Ở quê nhà tôi là chàng thi sĩ
Lang thang rừng sồi thị trấn Schilda
Ánh trăng trong và màu hoa tím ngát
Cảm xúc dịu dàng cho tôi viết thi ca.
-------------
Chú thích:
(1). Bài thơ “Anno
1839” (Năm 1839) của Heinrich Heine viết năm 1839 – đây là một trong nhiều năm
ông sống lưu vong tại Pháp. Bài thơ gồm bảy khổ thơ, mỗi khổ 4 câu đề cập đến
hai đối tượng trong mối tương quan so sánh là Nước Pháp và Nước Đức. Nhiều dòng
thơ thể hiện sự chỉ trích đối với nước Đức, người dân Đức, nhưng qua đó tuyên bố
về tình yêu quê hương của Heinrich Heine. Còn những câu có vẻ chê bai nước Pháp
thực ra là nói về đặc điểm, tính cách Pháp. Những lời phàn nàn về nước Pháp
không tương ứng với những gì người ta hay nghĩ về họ. Điều thú vị của bài thơ
là qua các lời chê bai hay khen ngợi xen kẽ, Heine đã bày tỏ thái độ, cách nhìn
và tình yêu của mình đối với quê xứ.
Ở khổ thơ đầu tiên: Heine
cho chúng ta thấy nỗi nhớ nước Đức của mình, mỗi khi nghĩ về quê hương ông “gần
như khóc!”. Dẫu đang sống ở nước Pháp vui vẻ nhưng ông chẳng thích thú gì. Những
khổ thơ tiếp theo ông tiếp tục phàn nàn về người Pháp: bàng quan, lạnh lùng,
đàn ông lịch sự, phụ nữ nói huyên thuyên, cuộc sống quay cuồng, âm nhạc khắp
nơi… Có vẻ ông đang mỉa mai nước Pháp nhưng thật ra ông đang nói về những thứ
mà người Đức không có được. Ở khổ thơ cuối,
Heine gửi niềm yêu nhớ đến đất nước của mình, bất kể nó có vẻ nghịch lý đến mức
nào. Đất nước đã nuôi dưỡng tâm hồn thi sĩ, cho ông những cảm xúc dịu dàng để viết
nên những bài thơ.
(2). Nguồn: Text Available Here
* Dịch và chú thích bởi Mộc Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét