Mộc Nhân
Các tôn giáo có thể mở rộng hiểu biết của chúng ta về thế giới.
Là cánh cổng dẫn đến những kiến thức về văn hóa, tín ngưỡng khác nhau. Chúng
ta đến Chùa, Nhà thờ, Thánh thất, Đền thờ… không chút do dự, khi đã vượt quá mọi chướng
ngại lý lẽ, sự phân biệt và đức tin – dẫu chỉ là trong một hành trình tham quan.
Nói theo Đức Dalai Lama: “Tôn giáo của tôi là lòng tốt, là cuộc sống chân thực
với tâm hồn và sự chính trực của bản thân.”
Thánh Thất Cao Đài - Họ Đạo Quảng Hoà tại Thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam. |
Thượng
Đế -
Bậc
thầy của cái đẹp
Nghệ
nhân của bông tuyết
Người
tạo tác vô song
Làm
cho đất lộng lẫy
Làm
cho trời bao la.
Tôi cầu
nguyện buổi sáng
Người
lắng nghe và ban phước
Tôi hành
lễ buổi tối
Người
giải cứu hồn tôi khỏi bóng đêm
Tôi
biết rõ - dẫu không thể nhìn thấy
Biết ơn và kính sợ - bất khả tri.
Tôi
không biết liệu chúng ta có tái sinh?
Hoặc
hoãn lại, hoặc kéo dài một số phận
Dù mọi
chuyện đều có thể
Nhưng
tôi tin vào sự Phục sinh
Điều
kinh ngạc này cũng dành cho con người
Tôi
xác tín và tôn thờ.
Người
ban đôi cánh cho những vì sao băng
Thắp
muôn ánh đèn cho bầu trời đêm
Ân sủng
làm dịu những giấc mơ của tôi
Để
tôi bước đi mà không sợ hãi
Hợp
nhất tâm hồn của tôi -
Vạn giáo nhất lý (1)
Thành
phước báu tràn ngập – đức tin không phân biệt.
Chúng
tôi chạy trong cảnh khốn cùng
Chúng
tôi ướt sũng trước cơn bão
Bị đe
dọa, mất mát, nỗi sợ hãi tàn khốc
Chúng
tôi trở nên buồn tẻ và quên lãng
Không thể mơ gì trong thế giới đang sụp đổ
Và sự yên nghỉ vĩnh hằng có thể là món quà cuối cùng.
Mọi
tín điều trong tôi hợp nhất
Thuần chân vô ngã (1)
Ngắn gọn, chính xác, không chấp trước
Dẫu danh xưng khác nhau:
Là
Thầy, là Chúa - Cha, là Phật – Tiên – Thánh – Thần, Allah
Mọi
lời cầu nguyện cho mình và cho nhân loại
Từ những
điều tốt đẹp nhỏ nhất chưa từng nghĩ đến
Để tôi
hiểu những bí mật từ Thượng Đế.
Dù quỷ
dữ cũng có thể tồn tại
Nhưng
tín điều và sự tôn thờ của tôi mạnh hơn chúng
Đánh
thức tuệ nhãn của mình
Với phước lành miễn phí và hào phóng
Nhưng trong giới luật khắt khe
Với Ba-la-mật (3), Vesper (4), Martin (5), Thánh Kinh (6), Thiền Định (7)
Những thiên thạch rực sáng dưới ánh mặt trời Tận Độ (8)…
Tôi
bình tâm trên con đường trên núi
Trong
đám mây có bóng Thiên Thần vân du
Tôi
kính lạy Thầy – Thượng Đế - Cha – Phật - Allah…
Đã
mang đến trần gian Toà Thánh Tây Ninh
Vương
Cung Thánh Đường Phêrô
Thánh
Địa Mecca (11) – Jerusalem
Vườn Lộc Uyển Sarnath (13)…
Thượng
Đế là tác gia kỳ vỹ, bất khả tư nghị
Là nhà
phê bình văn học thực sự
Là
bạn đọc thấu hiểu nhất
Cũng
là nhà biên tập tài ba
Từ những gì chúng ta viết và nói
Dù trong sân si, báng bổ, khẩu nghiệp
Nhưng vẫn được tha thứ, sửa lỗi (morrase) –
Vào ngày nhân loài tận thế
Chỉ vì người là Đại Bồ Tát - Đấng Cứu Rỗi Từ Bi.
* Chú thích:
(1). Những câu thể hiện tôn chỉ của Đạo Cao Đài/ cũng là của mọi tôn giáo nói chung. Vạn giáo nhất lý: tất cả các tôn giáo đều cùng một chân lý; Thuần chân (chơn) vô ngã: thuần theo chân lý, không bản ngã. Đây chỉ là những chú thích ngắn gọn, dễ hiểu, nếu dài và sâu hơn có thể là bài viết hoặc chương sách.
(2). Những danh xưng khác nhau để chỉ các Đấng Tối cao trong các tôn giáo: Thầy (Đức Chí Tôn trong Đạo Cao Đài), là Chúa - Cha (Thượng Đế trong Thiên Chúa/ Cơ-đốc Giáo), là Phật – Tiên – Thánh – Thần (Các bậc chân tu trong cõi giải thoát), Allah (Đấng tối cao trong Hồi Giáo).
(3). Ba-la-mật: là những pháp hành cao tột, giúp cho chúng sanh đi từ bờ mê qua bến giác, từ sinh tử luân hồi qua giải thoát Niết Bàn.
(4).
Vesper: Kinh cầu nguyện đọc vào ban chiều (tối), một trong những giờ kinh trong các nghi lễ phụng vụ Công giáo.
(5).
Matin: Kinh cầu nguyện đọc vào buổi sáng
(6). Thánh Kinh (Testament): Bao gồm Cựu ước (OT) và Tân ước (NT) là hai bộ Kinh nói về những điều căn bản trong Công Giáo.
(7). Thiền Định: là một thực hành trong đời sống cũng là pháp hành của nhiều tôn giáo nhằm rèn luyện sự chú ý, nhận thức, để đạt được trạng thái tinh thần minh mẫn, rèn sức khoẻ; cao nhất là đạt đến tuệ giác, tỉnh giác, giải thoát, giác ngộ...
(8). Kinh Tận Độ: Bộ Kinh căn bản của Đạo Cao Đài.
(9). Toà Thánh Tây Ninh: Công trình tôn giáo nổi tiếng của Đạo Cao Đài tại tỉnh Tây Ninh, nơi đây cũng là Thánh địa của Đạo Cao Đài tại Việt Nam.
(10). Vương Cung Thánh Đường Phêrô: là một nhà thờ Công giáo được xây dựng
từ 1506 – 1626, tọa lạc tại Thành quốc Vatican, nằm trong lòng thành phố Roma.
Tương truyền nơi này có phần mộ của Thánh Phêrô - vị giám mục của Rôma và cũng
là giáo hoàng đầu tiên. Đây là kiệt tác kiến trúc nổi tiếng, vĩ đại nhất của thời
Phục Hưng và là công trình nhà thờ lớn nhất trên thế giới. Công trình này được
nhận định là thánh đường "nắm giữ vị trí độc nhất trong thế giới Kitô
giáo", là "nhà thờ vĩ đại nhất trong các nhà thờ thuộc Giáo hội Kitô
Toàn cầu", là một trong những thánh đường thiêng liêng nhất của Công giáo.
Thánh đường này là một địa điểm hành hương, điểm tham quan du lịch hấp dẫn tại
Châu Âu.
(11). Thánh Địa Mecca (Makkah) nằm ở miền tây Ả Rập Xê Út (Saudi
Arabia), là thành phố linh thiêng nhất của đạo Hồi, thường được coi là
"nguồn gốc và cái nôi của Hồi giáo", là nơi sinh của nhà tiên tri Hồi
giáo Muhammad, nơi đây có nhà thờ Hồi giáo lớn nhất được gọi là Masjid al-Haram.
Mỗi năm có hàng chục triệu tín đồ Hồi Giáo hành hương về nơi đây.
(12). Jerusalem: thành phố cổ đại ở Trung Đông, nằm trên một cao nguyên giữa Địa Trung Hải và Biển Chết. Đây là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới và được coi là một địa điểm linh thiêng đối với ba tôn giáo chính khởi nguồn từ Abraham: Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo.
(13). Vườn Lộc Uyển Sarnath: còn gọi là Vườn nai, được xem là thánh địa của Phật giáo và là một trong những điểm hành hương của Phật Tử không thể thiếu khi đến thành phố Varanasi. Đây là nơi đức Phật trải qua mùa an cư kiết hạ đầu tiên và cũng là chiếc nôi hình thành Tam bảo giữa thế gian.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét