Mộc Nhân
mưa khoan thai cứa những gương mặt tĩnh
không ồn ào
không hằn học
Mộc Nhân dịch (1)
From "Song of Myself" -
Section 20, by Walt Whitman
Section 20:
Ai đến đó ? thèm khát, thô tục, huyền
bí, trần trụi;
Làm sao tôi có thể lấy sức mạnh từ thịt bò
mà tôi ăn?
Mộc Nhân dịch (1)
From "Song of Myself" -
Section 18, by Walt Whitman
Section 18:
Tôi đến với âm nhạc mạnh mẽ, với kèn cornet
và trống
Tôi chơi nhạc diễu hành không chỉ cho những
người chiến thắng được công nhận,
Tôi chơi nhạc cho những người bị chinh phục và bị giết.
Mộc Nhân dịch (1)
From "Song of
Myself" - Section 17, by Walt Whitman
Section 17:
Đây thực sự là những suy nghĩ của tất cả mọi người
ở mọi thời đại và vùng đất,
chúng không phải là
nguyên bản của tôi,
Mộc Nhân dịch (1)
From "Song of Myself" -
Section 16, by Walt Whitman
Section 16:
Tôi vừa già vừa trẻ, vừa ngốc vừa khôn
Tôi luôn luôn quan tâm đến người khác, bất kể ai
Vừa là mẹ vừa là cha, vừa con nít vừa người lớn
Mộc Nhân dịch (1)
From "Song of Myself" -
Section 15, by Walt Whitman
Nữ ca sĩ giọng trầm trong trẻo hát bên cây đàn
organ,
Người thợ mộc đẽo gỗ, anh ta huýt sáo giọng
cao the thé
Những thanh thiếu niên đã hoặc chưa lập gia
đình cưỡi ngựa về nhà ăn Lễ Tạ ơn,
Người tài công nắm cần lái, kéo xuống bằng cánh
tay khỏe mạnh,
Người phụ lái đứng vững trên tàu săn cá voi, giáo và lao đã sẵn sàng,
Mộc Nhân dịch (1)
From "Song of Myself" -
Section 14, by Walt Whitman
“Âm nhạc là liên tục, chỉ có
lắng nghe là ngắt quãng” (Music is continuous, only listening
is intermittent) -
Section 14.
Con ngỗng hoang dẫn đàn bay xuyên đêm mát
mẻ,
Ya-honk, tiếng nó kêu, nghe như một lời mời gọi,
Kẻ ngốc có thể cho rằng vô nghĩa, nhưng tôi
nghe kỹ,
Nhận ra đích đến của nó về hướng bầu trời mùa đông.
Mộc Nhân dịch (1)
From "Song of Myself" -
Section 13, by Walt Whitman
Section 13.
Người da đen nắm chặt dây cương tứ mã,
khối đá lắc lư bên dưới sợi xích buộc chặt,
Người da đen điều khiển cỗ xe dài qua bãi
đá,
vững chãi và to lớn, anh gác một chân trên dây cương.
Mộc Nhân dịch (1)
From "Song of Myself" -
Section 12, by Walt Whitman (2)
Section 12.
Chàng bán thịt cởi chiếc tạp dề dính máu, mài dao
trong quầy chợ,
Tôi tha thẩn lắng nghe lời đối đáp, lộn xộn và ồn ào.
Mộc Nhân dịch (1)
From "Song of Myself" - Section 11, by Walt Whitman
Section 11 (2)
Hai mươi tám chàng trai tắm bên bãi biển
Hai mươi tám chàng trai và tất cả đều rất
thân thiện;
Hai mươi tám năm trong đời người phụ nữ thật cô đơn.
Mộc Nhân dịch (1)
From Song of Myself /1 - by Walt Whitman
Tôi ngợi ca và hát về mình
Điều tôi có thì các người cũng có
Vì mỗi nguyên tử thuộc về tôi, cũng hiện tồn đâu đó
Thuộc về loài người, thuộc về sinh linh
Lê Thị Thanh Vy
Theo quan điểm của các nhà folklore học Hoa Kỳ thế kỷ XX, chủ thể của văn hóa dân gian không còn được hiểu theo nghĩa chung chung hoặc những nông dân không biết chữ nữa, mà là các “nhóm dân gian” (folk group) gồm từ hai người trở lên và chia sẻ với nhau một “văn hóa phi chính thống” (folk culture) nào đó.
Mộc Nhân dịch (1)
Nguyên tác: “5 Big Things To Know And Celebrate About G.K.
Chesterton”, by Gracy Olmstead
Mộc Nhân
Con rồng uốn lượn nhiêu khê
Con rắn chờ đợi tung hê giao thừa
Trong đông giá, hoa lưa thưa trổ màu
Mộc Nhân
Tháng Chạp buồn như mưa trên đồng
tháng vui như bức tranh ai vẽ
tháng sắc màu như vườn hoa nhà trẻ
tháng âu lo - đôi môi vắng nụ cười
Sưu tập một số câu trích (trong các tác phẩm) của nhà thơ Robert Browning
1. “Làm mẹ: Mọi tình yêu đều bắt đầu và kết thúc ở đó.” (Motherhood: All love begins and ends there.)
2. “Người nghe nhạc cảm thấy sự cô đơn của mình tràn ngập ngay lập tức.” (Who hears music feels his solitude peopled at once.)
Mộc Nhân
tháng cuối năm
chợt thấy ngày hiu hắt
nghe dòng sông se sắt thầm thì
ngày càng thêm nhiều điều nghịch lí
thị trấn buồn hát khúc thiên di
Mộc Nhân dịch (1)
From “NOW”, a poem by Robert Browning (2)
Hãy buông bỏ trong khoảnh khắc
Để nhìn cuộc đời đi qua
Nhìn những gì đến sau lúc đó
Vì đôi khi em đã xoá nhoà
Trích Chương XXIII – Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
Tôi quen Lưu Công Nhân
từ hồi cùng học với nhau ở trường Trung học kháng chiến, đóng tại Đào Giã,
Thanh Ba, Phú Thọ (vốn là trường Chu Văn An ở Hà Nội sơ tán lên từ thời kháng
chiến chống Pháp).
Mộc Nhân
Sáng nay chợt thấy buồn như trấu
Mở cửa trông tháng mười một lại về
Gió ru cành sầu đông trụi lá
Nghe mình tan trong cõi mê.
Tản văn – Mộc Nhân
Lập đông. Tôi lại đến một trong những nơi mà mình hay đến vào ngày hè để cảm nhận đông
len lỏi vào mọi ngõ ngách. Thật ra, chỗ mà tôi gọi là “đến vào ngày hè” cũng là
nơi đến khá thường xuyên, bất luận mùa nào: một góc vườn, góc quán, quán cóc
ven đường, bờ sông, cây cầu hoặc nơi có những bóng cây mát và cảnh đẹp…
Tản văn - Mộc Nhân
Tôi đã bỏ ra nhiều thời gian ngắm, suy nghĩ và viết điều gì đó về hoa súng khi bất chợt nhìn thấy hai bông súng màu đỏ nổi lên giữa mặt hồ trong vắt, gần chỗ tôi ngồi, trong một quán café. Dường như hoa súng đã lẩn khuất trong sâu thẳm và mênh mông của hồ để rồi một sớm mai mùa thu, tôi nhìn thấy hoa bày biện trước mắt, trong ánh nước trong xanh, ấm áp và sâu thẳm.
Enya (1) sinh năm 1961, là nữ ca sĩ, nhạc sĩ người Ireland. Những ca khúc của cô như Orinoco Flow, Exile, On your shore đã đưa tên tuổi của Enya ra toàn thế giới.
Âm nhạc Enya có giai điệu và tiết tấu đơn giản nhưng phức tạp trong những lớp giọng và phần lời rất đẹp, đầy chất thơ trôi dạt theo giọng hát lúc bồng bềnh, lúc bừng sáng.
Tại Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ V do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội, có nhiều tham luận của các nhà văn, nhà phê bình bàn thảo về thành tựu và xu thế phát triển của văn học Việt Nam từ 1975 tới nay.
Bài này của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Mộc Nhân dịch (1)
Poem: “Love and friendship” - by Emily
Brontë (2)
Trong bài thơ này, Emily Brontë thảo luận về cách các mối quan hệ trong tình yêu lãng mạn với tình bạn thuần khiết thông qua hai biểu tượng: hoa holly và hoa tầm xuân dại (3).
Tình yêu như cây tầm xuân dại
Còn tình bạn thì như cây holly
Mộc Nhân
Tôi vẫn thích ngồi ở góc này
nhìn cây cầu
chưa hẳn là đẹp nhất nhưng
không có góc nhìn nào đẹp hơn.
Trích Chương XXIV – Hồi Ký Nguyễn Đăng Mạnh
(…) Năm 1983, tôi và Hữu Thỉnh từ Hà Nội đi Hải Phòng dự cuộc hội thảo về Nguyên Hồng, nhân ngày giỗ của ông (Nguyên Hồng vốn là chủ tịch Hội văn nghệ Hải Phòng). Đi đến chân cầu Phú Lương, Thỉnh cho đỗ xe, xuống thắp hương cho vợ chồng Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ một cách rất thành kính. Thắp hương hai chỗ: chỗ bị tai nạn và chỗ quàn tạm thi thể hai vợ chồng. Từ ngày ấy, không biết có phải nhờ trời phật phù hộ không mà Thỉnh cứ lên vùn vụt. Từ uỷ viên chấp hành lên Tổng thư kí. (…)
NHỮNG CÂU TRÍCH VỀ HOÀI NIỆM
Tưởng tượng về tương lai là một dạng hoài niệm. Bạn dành cả cuộc đời mắc kẹt trong mê cung hoài niệm ấy nhưng bạn cũng không bận lòng để thoát khỏi nó bởi nó sẽ là một phần đời sống, giúp bạn tiếp tục với hiện tại và tương lai.