27/10/21

2.208. EASTER, 1916 - William Butler Yeats


   William Butler Yeats (1865-1939) sinh ra và lớn lên tại Dublin, Ireland, sau đó sang định cư tại Anh. Ông là người Anh gốc Ireland, theo đạo Tin lành. Ông được coi là một trong những nhà thơ lớn của thế kỷ 20. Yeats đã giành được giải Nobel Văn học vào năm 1923.

Easter, 1916 là một bài thơ của Yeats mô tả cảm xúc giằng xé của nhà thơ liên quan đến sự kiện Cuộc nổi dậy Phục sinh vào năm 1916. Yeats quen biết nhiều người tham gia vào sự kiện nổi dậy Phục sinh 1916 tuy nhiên ông không có mặt tại Ireland vào thời điểm cuộc nổi dậy diễn ra.

Bài thơ được viết xong vào tháng 9 năm 1916, nhưng đến năm 1920 mới lần đầu xuất hiện trên các tạp chí và năm 1921 được in trong tuyển thơ Michael Robartes and the Dancer.

Mặc dù là một người theo chủ nghĩa dân tộc ôn hòa, nhưng việc chính quyền Anh đàn áp dã man cuộc nổi dậy là một cú sốc đối với Yeats, những người không ngờ rằng sự việc lại trở nên tồi tệ như vậy. Yeats đã thể hiện cảm xúc của mình về phong trào cách mạng trong bài thơ này và thực chất là các vụ giết người đã dẫn đến sự hồi sinh của phong trào Cộng hòa Ireland hơn là sự sụp đổ của nó.


EASTER, 1916 -William Butler Yeat 

PHỤC SINH, 1916 - Bản dịch: Mộc Nhân

 

(1)

Tôi đã gặp họ vào cuối ngày

Bước tới với những khuôn mặt rạng rỡ

Từ quầy hàng hoặc dãy bàn

Màu xám những ngôi nhà thế kỷ XVIII.

Tôi lướt ngang qua với một cái gật đầu

Hoặc những lời lịch sự vô nghĩa,

Hoặc đã nán lại một lúc và buông

Những lời lịch sự sáo rỗng,

Và tôi nghĩ trước kia tôi thường

Dựng chuyện giả hoặc chế nhạo

Để làm hài lòng một người bạn

Quanh ngọn lửa ở quán rượu,

Chắc chắn rằng họ và tôi đang hiện diện

Nhưng sống mòn ở nơi hỗn độn

Tất cả đã thay đổi, thay đổi trọn vẹn:

Một cái đẹp khủng khiếp được sinh ra.

 

(2)

Những ngày của phụ nữ đó đã trôi qua

Trong tín điều ngu muội,

Những đêm cãi vã

Mãi đến khi giọng của bà ta trở nên chói tai.

Có giọng nói nào êm ái hơn giọng của bà ta

Vào thời xuân sắc,

Bà cưỡi ngựa theo đàn chó săn?

Người đàn ông này đã giữ một ngôi trường

Và cưỡi con ngựa có cánh của chúng ta;

Sự khác biệt này thuộc về người giúp sức và và bạn

Có nguồn năng lượng nào đang đến không;

Có thể cuối cùng ông ấy gặt hái được danh tiếng,

Thật xúc cảm làm sao bản tính của ông

Thật táo bạo và dịu dàng làm sao suy nghĩ của ông.

Đây là người đàn ông mà tôi đã mơ ước

Một kẻ say sưa, thô lỗ

Đã gây ra lắm phiền toái

Với những người tôi đặt lòng tin

Dẫu vậy tôi đánh số anh ta vào bài ca

Còn anh ta lại khước từ

Trong vở hài kịch ngẫu hứng này;

Anh ta cũng đã đổi thay, 

Đã đổi thay hoàn toàn:

Một vẻ đẹp khủng khiếp được sinh ra.

 

(3)

Những trái tim có chung một đích đến

Suốt mùa hè và mùa đông dường như

Đã hóa đá

Để lo toan đời sống

Chú ngựa chạy trên đường,

Kẻ cưỡi nó, những cánh chim di

Bay theo những đám mây

Từng phút giây thay đổi;

Một bóng mây trên dòng trôi

Thay đổi từng phút giây;

Vó ngựa trôi trượt qua bờ,

Và một con ngựa lao vào dòng;

Những con gà mái đồng chân dài lặn lội,

Gọi con gà trống;

Từng phút giây chúng sống:

Hòn đá ở giữa tất cả.

 

(4)

Sự hy sinh quá lâu

Có thể làm trái tim hóa đá

Than ôi khi nào thì đủ?

Đó là việc của Chúa Trời, còn việc của chúng ta

Là thầm thỉ gọi tên,

Như người mẹ gọi tên cho con mình

Khi giấc ngủ vĩnh hằng đã đến

Trên đôi chân đã hoang du

Màn đêm buông xuống là gì ?

Không, không, không phải đêm tối mà là cái chết;

Rốt cuộc chết có vô ích không?

Vì Nước Anh phải giữ lòng tin

Vì những điều đã hứa và đã làm.  

Chúng ta biết ước mơ của họ;

Để biết họ đã mơ và đã chết;

Và điều gì sẽ xảy ra yêu mù quáng

Hoang mang cho đến khi chết?

Tôi viết thành một bài thơ -

MacDonagh và MacBride

Và Connolly và Pearse

Kể từ nay và mãi sau,

Bất cứ nơi nào màu xanh bao phủ

Là thay đổi, thay đổi trọn vẹn:

Một cái đẹp khủng khiếp được sinh ra.

 

* Ghi chú:

25 tháng 9 năm 1916

By William Butler Yeats

-------------------

 Chú thích:

Cuộc nổi dậy Phục sinh (The Easter Rising hay The Easter Rebellion) là một cuộc nổi dậy có vũ trang ở Ireland trong Tuần lễ Phục sinh vào tháng 4 năm 1916. Cuộc nổi dậy được phát động bởi những người Ireland do nhà hoạt động Ireland Patrick Pearse dẫn đầu, cùng với quân dân Ireland đã chiếm giữ các tòa nhà chiến lược quan trọng ở Dublin và tuyên bố thành lập Cộng hòa Ireland; chống lại sự cai trị của Anh ở Ireland - lúc này Vương quốc Anh đang tham chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Đây là cuộc nổi dậy quan trọng nhất ở Ireland kể từ cuộc nổi dậy năm 1798 và là cuộc xung đột vũ trang đầu tiên của thời kỳ cách mạng Ireland. Mười sáu nhà lãnh đạo của phe nổi dậy đã bị hành quyết từ tháng 5 năm 1916, nhưng cuộc nổi dậy, bản chất của các vụ hành quyết và các diễn biến chính trị sau đó cuối cùng đã góp phần làm tăng sự ủng hộ của dân chúng đối với nền độc lập của Ireland.

Bài thơ này dài và phức tạp đến mức bạn có thể xem nó như một bài giải thích, xem xét bản chất của chủ nghĩa anh hùng và sự không phù hợp của nó với cuộc sống hàng ngày. Mặc dù Yeats đặt câu hỏi về sự cuồng tín của những người nổi dậy và sự cần thiết của hành động của họ, anh ngưỡng mộ quyết tâm kiên định của họ trong dòng thơ lặp đi lặp lại "Một vẻ đẹp khủng khiếp được sinh ra."

Khổ 1:

“Phục sinh, 1916” mở đầu bằng việc miêu tả thành phố Dublin, nơi những người cách mạng đã sống và làm việc: “những ngôi nhà thế kỷ mười tám” với những người nổi dậy khi anh đi ngang qua họ trên đường phố. Trước khi nổi dậy, họ chỉ là những người bình thường làm việc trong các cửa hàng và văn phòng. Anh nhớ lại người bạn thời thơ ấu của mình: một giáo viên dạy tiếng Ireland Padraic Pearse, người đã “giữ một ngôi trường”, “người giúp đỡ và người bạn”, thậm chí ông nhớ cả người ông biết là “một kẻ say xỉn, ăn chơi sa đọa” mà ông gặp nơi “câu lạc bộ”.

Sau khi suy ngẫm về mục đích kiên định của những kẻ nổi loạn, như thể trái tim của họ bị “mê hoặc bởi một hòn đá”, nhà thơ tự hỏi liệu cuộc nổi dậy có đáng không với điệp khúc nổi tiếng, "Tất cả đã thay đổi, thay đổi hoàn toàn: Một vẻ đẹp khủng khiếp được sinh ra."

Ở phần cuối của khổ thơ, Yeats sử dụng phép ẩn dụ “motley” để nói về người dân Dublin có thể được cho là một nhóm “motley” (hỗn độn, phức tạp, đa sắc thái) lúc bấy giờ: họ theo Công giáo và Tin lành, theo tinh thần Ailen nhưng công dân là người Anh… Từ này gói gọn tình hình xã hội, chính trị và văn hóa của Dublin vào năm 1916.

Khổ thơ kết thúc với điệp khúc sẽ đánh dấu tất cả các khổ thơ của bài thơ, đó là điệp khúc: "một vẻ đẹp khủng khiếp được sinh ra." Khủng khiếp và đẹp đẽ là những trạng thái tình cảm trái ngược nhau và nói lên khái niệm “siêu phàm” trong đó kinh dị và vẻ đẹp có thể tồn tại đồng thời. Nó thường được trải nghiệm từ xa. Điều này có thể nói cho quan điểm của Yeats về cuộc nổi dậy Phục sinh thật khủng khiếp bởi bạo lực và mất mát nhân mạng, nhưng cái đẹp lại mang trong mình giấc mơ độc lập, một “con ngựa có cánh” của trí tưởng tượng lãng mạn.

Khổ 2:

Yeats bắt đầu gọi tên những kẻ nổi loạn theo vai trò xã hội của họ. Tên của họ sẽ được liệt kê trực tiếp trong khổ thơ thứ tư và cuối cùng của bài thơ. Những người mà Yeats đề cập trong văn bản là những nhân vật lịch sử thực tế. Constance Markievicz, một nữ thủ lĩnh của Cuộc nổi dậy Phục sinh với giọng tranh cãi ngọt ngào đôi khi chói tai về nền độc lập của Ireland. Cô ấy thường cưỡi ngựa và săn thỏ cùng đàn chó, nhưng sau đó cô ấy đã tham gia cuộc nổi dậy.

Yeats cũng nói về Padraic Pearse, một nhà thơ và là một nhà lãnh đạo khác của Cuộc nổi dậy. Anh ấy đề cập đến người đàn ông này đang cưỡi "con ngựa có cánh của chúng ta". Hình tượng này tượng trưng cho giới văn nghệ (theo thần thoại Hy Lạp). “Người khác” mà Yeats đề cập tiếp theo là Thomas MacDonagh. Ông cũng là một nhà thơ nhưng đã bị hành quyết trước khi ông có thể viết bất cứ điều gì lâu dài. Yeats hy vọng chàng trai trẻ này sẽ trở thành một tên tuổi lớn trong văn học. Yeats chuyển sang nói về John MacBride - được mô tả là một con quái vật. Những người này đều đã chết khi cuộc nổi dậy bị đánh bại.

Khổ 3:

Những người nổi dậy đã cứng lòng chống lại người Anh, và tập trung vào “một mục đích” - gây ra cuộc nổi loạn. Trái tim của những kẻ nổi loạn này được so sánh như một hòn đá làm “rắc rối” dòng lịch sử. Không chỉ là trái tim đại diện cho toàn bộ con người, mà chúng còn được ví như những viên đá. Họ bất động, tận tâm với một mục đích. Tại thời điểm này, Yeats thay đổi giọng điệu của mình đối với phiến quân. Họ đang thu hút được sự tôn trọng mà trước đây họ không có.

Để nhấn mạnh bản chất không thay đổi của những kẻ nổi loạn, Yeats trải qua nhiều hình ảnh khác nhau như: những đám mây lộn xộn - thứ có thể thay đổi - tương phản với trái tim của những kẻ nổi loạn.

Khổ 4:

Yeats đặt câu hỏi quan trọng về Sự trỗi dậy và những vụ hành quyết tiếp theo: "Rốt cuộc có phải cái chết là không cần thiết?" Tất cả có xứng đáng không? Có phải những người nổi dậy cảm thấy yêu đất nước của họ đến nỗi họ sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình? Và Ireland có ích gì nếu những kẻ mộng mơ đã chết? Vấn đề chính trị ngay lập tức nảy sinh là nước Anh đang tiến đến cấp cho Ireland quy chế độc lập, tự trị, điều này sẽ cho phép họ có quốc hội riêng mình. Tuy nhiên việc này bị ngưng vì đang trong Thế chiến thứ nhất và người Anh yêu cầu sự hỗ trợ của Ireland trong cuộc chiến.

Trong khổ thơ này, ông nhắc đến truyền thống chính trị của Ireland là đặt tên đường hoặc viết bài hát cho những người tử vì đạo bao gồm: Padraic Pearse, Thomas MacDonagh và John MacBride, James Connolly.

Màu xanh lá cây ở cuối bài là màu truyền thống gắn liền với Ireland, cũng là màu cờ Ireland ban đầu. Đến đây, Yeats tự hòa giải với thực tế rằng "bất cứ nơi nào khoác màu xanh lá cây", mọi người sẽ nhớ đến sự hy sinh của những người nổi dậy năm 1916.

--------------------

    * Bài thơ này được giáo giới Hoa Kỳ xếp vào nhóm Mười bài thơ tôi thích dạy (Ten Poems I Love To Teach).

     * Nguyên tác tại đây

     * Tham khảo để thực hiện chú thích tại nguồn này

Không có nhận xét nào: