Những bài không tên – những xúc cảm không tên – những người tình không tên…
Cứ để trôi qua giữa cõi đời không tên...
Nhạc sĩ
Vũ Thành An nổi tiếng về những “Bài không tên” trong thập niên 1960 cùng với những
nhạc sĩ trẻ thời đó như Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên… Sau ngày
30/4/1975, ông phải đi “học tập cải tạo” mười năm tại miền Bắc. Ông định cư tại
Mỹ từ năm 1992; hiện đang giữ chức Phó Tế tại một nhà thờ Công giáo ở Oregon và
là người sáng lập cùng điều hành Quỹ Từ Thiện Teresa để cấp lương thực cho người
già ở Việt Nam cùng một số nước khác.
Ông
sáng tác ca khúc rất sớm khi còn đang học trung học, tuy nhiên một số bài lúc đó chỉ có
nhạc điệu chứ không có lời, sau nhiều năm mới có phần lời và hoàn chỉnh thành
tác phẩm âm nhạc.
Trong số
những bài ca không tên của ông có những bài lấy cảm hứng từ những mối tình của
chính tác giả như “Bài không tên số 2” và “Bài không tên số 8”; đồng thời nhiều
bài cũng được viết từ cảm xúc của cùng một cuộc tình như bài “Tình khúc thứ nhất”
và “Bài không tên cuối cùng” là cùng một mối tình.
Nhiều
tác phẩm của ông không được đặt tên, mà cứ lần lượt được gọi là bài không tên,
từ số 1 lên tới số hàng trăm… Về điều này tác giả cho biết lí do: muốn khác lạ
cho người ta chú ý; lý do nữa là ông không muốn cho người khác biết người yêu
mình là ai và để giữ mối tình đó đẹp mãi…
Tác giả
cho hay những bài không tên, tuy đánh số như vậy, nhưng không theo thứ tự thời
gian vì có những bài đã viết rồi nhưng sau này khi muốn tập hợp để ra một tập
nhạc, ông gom góp lại những bài đã có và đặt số theo ý thích chứ không phải
theo thứ tự sáng tác.
Ngoài
những bài không tên để ghi dấu những mối tình, nhạc sĩ Vũ Thành An còn có những
bài không tên được tạo cảm hứng từ một số vần thơ.
Hiện
nay nhạc sĩ Vũ Thành An vẫn tiếp tục sáng tác “những bài không tên” nhưng bên cạnh
thể loại trữ tình ông còn sáng tác Thánh ca.
Đến lúc
này thì đã có bài không tên 107. Tuy nhiên những bài không tên sau
này không nổi tiếng bằng mười bài không tên đầu tiên. Tác giả chia sẻ
rằng không phải những bài sau này không phải không hay bằng bài từ số 1 đến số
10 mà do chúng ra đời sau, độ phổ biến không bằng giai đoạn trước nên ít được
chú ý nên không nổi trội thôi.
Những bài không tên – những xúc cảm không tên – những người
tình không tên… Cứ để trôi qua giữa cõi đời không tên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét